2. Mục đích của đề tài
1.3.3. Tình hình giao đất giao rừng ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ
Bàng, tỉnh Quảng Bình
Hơn 10 năm qua (từ năm 2001 đến 2012), khu vực vùng đệm VQG PNKB đã triển khai nhiều đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có:
a)Quản lý đất lâm nghiệp
- Quyết định 857/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch ba loại rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010. “Quy hoạch phân loại rừng và giao rừng cho các chủ quản lý theo mục đích sử dụng”.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (báo cáo tư vấn, GIZ - 2011). “dự báo nguy cơ tiềm ẩn và
đề xuất giải pháp khắc phục của ảnh hưởng biết đổi khí hậu tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng”.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của các xã (Tân Trạch, Thượng Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Xuân Trạch, Phúc Trạch,Hóa Sơn, Trộng Hóa, xã Trường Sơn). “quy hoạch quỹ đất trồng rừng và rừng cộng đồng tham gia dự án tại
các xã vùng đệm”
- Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng bảo tồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 “Với mục đích xây dựng định hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, nhằm xây dựng mối quan hệ sinh thái nhân văn bền vững giữa con người với thiên nhiên, đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái một cách có hiệu quả và lâu dài cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và nhân dân các xã vùng đệm. Công tác bảo tồn thiên nhiên của VQG Phong
Nha Kẻ Bàng sẽ chỉ thành công nếu có được một vùng đệm thật sự như một vành đai bảo vệ vững chắc cho các giá trị tự nhiên của Vườn quốc gia. Trong bản quy hoạch Phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm sẽ phản ánh các thay đổi tiềm năng về các điều kiện kinh tế từ bên trong và bên ngoài, về thị trường giá cả hàng hoá, chính sách thương mại và các nguồn tài chính. Dự án phân tích các hệ thống sản xuất tổng hợp nhằm đưa ra các giải pháp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững, hướng vào nhu cầu của thị trường mà không làm tổn hại đến môi trường. Trên cơ sở những phân tích, nhận định và dự báo, dự án sẽ xác định và đề xuất các giải pháp, các dự án ưu tiên thực hiện cụ thể cho trong từng giai đoạn 2013÷2015 và 2016÷2020, góp phần thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo cho các xã miền núi, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên làm phong phú và bền vững hơn cuộc sống của người dân mà không gây phương hại, suy thoái môi trường thiên nhiên và xã hội của con người, đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái một cách có hiệu quả và lâu dài cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và nhân dân các xã vùng đệm. Điều này phù hợp với đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra”.
b)Sử dụng đất lâm nghiệp
- Nghiên cứu khả thi thực hiện dự án bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực VQG PNKB “khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng bằng các loài cây Bản địa tại các xã vùng đệm với diện tích 4250ha, và giao rừng cho cộng đồng quản lý 11.900ha cho 39 cộng đồng tại vùng đệm”.
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) “Được triển khai từ năm 1999 Với những chính sách hỗ trợ tích cực (hỗ trợ 100% toàn bộ giống cây lâm nghiệp keo lai, hỗ trợ tiền phát thực bì và chi phí chăm sóc ban đầu). Dự án 661 đã khuyến khích được người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, thực sự là một cú hích cho sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh và các xã vùng đệm”.
- Dự án Vườn rừng (2003 - 2006)“ mô phỏng cấu trúc tầng tán, loài cây theo rừng tự nhiên bằng cách trồng thay thế cây phi mục đích bằng cây có mục đích để hướng đến sản xuất nông lâm nghiệp bền vững”.
- Dự án quản lý đất công (2006 - 2008) “Quản lý và sử dụng hiệu quả đất công tại 02 xã Sơn Trạch và Thượng Hóa thuộc vùng đệm VQG PNKB”; Dự án bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực VQG PNKB 2008 2016) “khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng bằng các loài cây Bản địa tại các xã vùng đệm với diện tích 4250ha, và giao rừng cho cộng đồng quản lý 11.900ha cho 39 cộng đồng tại vùng đệm.
Nhìn chung, các đề tài, dự án về lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu của người dân, khuyến khích được người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, tăng cao thu nhập cho người dân, qua đó tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm VQG PNKB. Tuy nhiên thì hàm lượng khoa học kỹ thuật được đưa vào lĩnh vực lâm nghiệp còn rất khiêm tốn.
Hiện nay các xã khu vực vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có 322.103,71ha đất lâm nghiệp, chiếm 93,45% tổng diện tích tự nhiên vùng đệm và chiếm 97,73% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: đất rừng sản xuất có 98.570,82ha, chiếm 30,60%; đất rừng phòng hộ 99.957,36ha, chiếm 31,03%; đất rừng đặc dụng đã được quy hoạch 123.236ha, chiếm 38,37%. Từ khi chính quyền giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào về tác động, ảnh hưởng của công tác giao đất lâm nghiệp tới sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trên địa bàn các xã vùng đệm. Do đó tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình đã thực hiện trên đất lâm nghiệp trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị thiết thực nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất các xã Vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cũng như tỉnh Quảng Bình là hoàn toàn mới và có tính khả thi cao.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU