2. Mục đích của đề tài
3.1.5. Tài nguyên rừng
a) Tài nguyên thực vật rừng
Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu trước đây trên địa bàn 13 xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và thông qua kết quả điều tra, khảo sát nhanh tại 8 xã vùng đệm có nhiều diện tích rừng tự nhiên và được đánh giá là khu vực có giá trị bảo tồn cao, bước đầu nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được 403 loài, 279 chi, 105 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tháng 6/2012)
Nhìn chung trữ lượng các loài cây thuốc thường rất thấp và không có khả năng khai thác lớn để cung cấp cho các công ty dược phẩm; các loài thuộc nhóm cây lấy gỗ hầu hết thuộc các loài cây gỗ tạp, những loài cây quí, có giá trị kinh tế hiện còn rất ít và chủ yếu là những cây tái sinh của những loài trên; Nhóm cây ăn được bao gồm những loài cây cho các bộ phận củ, quả, hạt, thân, lá, hoa...hiện nay có nhiều loài đang được người dân sống gần rừng sử dụng làm thức ăn trong gia đình. Ngoài ra còn các loài trong nhóm cây cảnh và nhóm cây cho tinh dầu, nhưng số lượng các loài bước đầu ghi nhận được trên địa bàn các xã vùng đệm là rất ít.
b)Tài nguyên động vật rừng
Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu trước đây trên địa bàn 13 xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và thông qua kết quả điều tra, khảo sát nhanh tại 8 xã vùng đệm có nhiều diện tích rừng tự nhiên và được đánh giá là khu vực có giá trị bảo tồn cao, bước đầu đã thống kê được 182 loài động vật có xương sống trên cạn (chiếm 26,49% số lượng loài trong Vườn quốc gia), thuộc 78 họ, 26 bộ. Trong đó, có 22 loài nằm trong Sách đỏ Thế giới (IUCN.2012), 30 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (SĐVN.2007) và 38 loài nghiêm cấm, hạn chế khai thác sử dụng trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 5 loài đặc hữu ở khu vực Trường Sơn ( 4 loài thú, 1 loài chim).
Tính quý hiếm của các loài động vật có xương sống trên cạn trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Khu hệ thú có 16 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN.2012, 19 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.2007 và 23 loài cấm và hạn chế khai thác, sử dụng trong phụ lục I, II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Khu hệ Chim có 3 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN.2012 cũng là 2 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.2007 và 9 loài cấm khai thác và sử dụng trong phụ lục I, II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Khu hệ Bò sát, ếch nhái có 3 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN.2012, 9 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.2007 và 6 loài cấm khai thác và sử dụng trong phụ lục I, II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. (Nguồn: Kết quả điều tra
thực địa năm 2013
Kết quả khảo sát tại các khu vực rừng tự nhiên tiếp giáp, liền kề với rừng VQG Phong Nha – Kẻ Bảng cho thấy sự có mặt của các loài động vật có giá trị bảo tồn cao.
Qua các số liệu điều tra cho thấy, tại các dải rừng tự nhiên trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bảng, thành phần phân bố các loài động vật có xương sống trên cạn tương đối đa dạng. Một số loài động vật có kích thước lớn có giá trị kinh tế và bảo tồn cao đang đứng trước nguy cơ đe doạ bị tiêu diệt như: Bò tót Bos
gaurus, Gấu Ursus thibetanus, Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys siki, Voọc
Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis, Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus, Khỉ mặt đỏ
Macaca arctoides, Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina, Tê tê Manis javanica, Sơn dương
Capricornis sumatraensis, Nhím Hystrix brachyura, Gà lôi trắngLophura nychthema,
Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah,… Vì vậy nếu không có kế hoạch quản lý và bảo vệ cho phù hợp, trong tương lai gần một số loài có giá trị bảo tồn cao phân bố ở trên địa bàn các xã vùng đệm sẽ bị tiêu diệt, vì rừng bị khai thác cạn kiệt.