2. Mục đích của đề tài
3.1.4. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Theo số liệu của các trạm khí tượng thuỷ văn Tuyên Hóa, Ba Đồn và Đồng Hới cho thấy, các xã vùng đệm mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ, mỗi năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8; Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khá cao và tương đối đồng đều (24,80C). Tuy nhiên, nhiệt độ trong năm cũng có sự khác nhau giữa các mùa: Mùa khô thời tiết rất nóng nực nhiệt độ trung bình là 27,60C, có khi lên tới trên 390C; Mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 21 ÷ 220C, thấp nhất vào tháng 01, có khi xuống đến 100C. Tổng nhiệt trung bình năm từ 8.500 8.6000C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm từ 1.600 2.100mm, phân bố không
đều giữa các mùa. Mùa mưa lượng mưa lớn hơn 70% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất trong các tháng (8, 9, 10) hàng năm; do mưa lớn, địa hình chia cắt mạnh, phần lớn nước được chảy qua sông ngầm, nước lũ xuống rất chậm, nên làm cho nhiều vùng dân cư ở khu vực các xã Trung Hóa, Thượng Hóa bị ngập lụt nhiều ngày. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm từ 25 ÷ 30% tổng lượng mưa cả năm; trong mùa khô lại thường xuất hiện gió mùa Tây - Nam sau khi vượt qua dãy Trường Sơn nên độ ẩm rất thấp, do vậy mùa này thường bị khô hạn.
- Chế độ gió: Hàng năm khu vực vùng đệm thường chịu ảnh hưởng của 03 luồng gió chính: Gió mùa Đông bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây nam thổi từ vịnh Bengan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua, nhân dân thường gọi là “Gió lào”. Gió xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày có gió mùa Tây nam, gió thường kéo theo khô nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí thấp. Đây là loại gió hại có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nguy cơ gây cháy rừng rất cao. Gió mùa Đông nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người ta thường gọi là gió nồm.
- Chế độ bão: Trong khu vực trung bình hàng năm có khoảng 4 ÷ 5 trận bão tác động đến địa phận các xã vùng đệm. Sức gió của những cơn bão thường có cường độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Các cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và hay gây ra ngập úng trên địa phận các xã , ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của các xã trong vùng đệm. Đặc biệt cơn bảo số 10 năm 2013 phá hủy hàng loạt cây cao su và keo nguyên liệu vào độ tuổi thu hoạch.
Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu khu vực vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng Tháng Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C) Lượng mưa các tháng trong năm (mm) Độ ẩm tương đối trung bình (%) Số giờ nắng trung bình trong năm (giờ) Gió Tốc độ gió m/s Hướng gió chính 1 19,5 45,3 91,0 42 3,5 Tây Bắc 2 22,5 11,2 88,0 85 3,0 Bắc 3 22,5 14,2 82,0 80 2,7 Bắc 4 26,2 26,1 86,0 110 2,5 Tây 5 32,0 65,0 86,0 207 2,6 Bắc 6 31,5 105,2 76,0 210 3,8 Tây Nam 7 30,5 150,2 75,0 230 3,0 Tây 8 27,2 326,3 86,0 110 2,7 Tây 9 23,5 520,2 85,0 140 2,5 Tây Bắc 10 23,5 168,5 87,0 70 3,0 Tây Bắc 11 22,2 87,6 88,5 40 3,5 Bắc 12 18,9 85,7 86,0 80 3,0 Bắc Cả năm 25 1.536.5 84,7 117
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Đồng Hới)
Nhìn chung, khu vực các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của nhiều trận bão, lũ lụt gây thiệt hại không nhỏ đến người và của. Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm nhân dân các xã vùng đệm đầu tư không nhỏ cho việc phòng chống lụt bão và kiên cố hạ tầng cơ sở.
*Thủy văn
Các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn các con sông chính sau: sông Giang, sông Son, sông Long Đại và hệ thống các sông, suối nhỏ phân bố đều trên địa bàn các xã vùng đệm.
Nhìn chung, các xã vùng đệm có nước mặt dồi dào do có sự hiện diện của hệ thống sông suối dày đặc, và lượng mưa hàng năm tương đối cao, trong vùng lại rất nhiều ao, hồ chứa nước, đầm. Tuy nhiên, hàng năm trên các sông ở khu vực thường xuất hiện hai mùa lũ:
- Mùa lũ cực tiểu thường xuất hiện trong các tháng 5, 6 được gọi là lũ Tiểu mãn. Biên độ lũ không lớn, thời gian lũ không kéo dài nhưng gây thiệt hại lớn cho mùa màng ở hạ lưu do lũ xuất hiện đúng vào thời kỳ thu hoạch cây trồng hoặc đang gieo cấy vụ Hè Thu.
- Mùa lũ cực đại thường xuất hiện từ cuối tháng 8 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 3 trận lũ từ mức báo động II trở lên. Năm nhiều nhất có 6 trận, năm ít nhất có 2 trận. Lưu lượng lũ lớn nhất đã đo đạc được trên sông Long Đại là 6.710 m3/s, lưu lượng lũ nhỏ nhất 1.630 m3/s. Biên độ giao động mực nước giữa mùa lũ với mùa kiệt trên 10m, lưu tốc dòng chảy lũ hơn 5 m/s. Nhưng đặc biệt năm 2014 không có cơn bảo, cơn lủ nào.
Đặc điểm hệ thống sông suối trong lòng các xã tương đối ngắn lưu vực nhỏ nên thường hay gây ra lũ vào mùa mưa gây khó khăn cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Để hạn chế việc thiếu hụt nước mặt về mùa khô và hạn chế lũ, lụt vào mùa mưa, phục vụ sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn các xã đã được xây dựng hệ thống hồ đập thủy lợi để chủ động tưới tiêu, phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.