2. Mục đích của đề tài
3.4.2. Hiệu quả về xã hội sau khi giao rừng
- Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội tại địa phương, giải quyết được các mâu thuẫn trong sử dụng đất, hạn chế tình trạng lấn, chiếm, sang nhượng đất đai, phá rừng để lấy đất canh tác trái phép; rừng và đất rừng có chủ thực sự và được quản lý đa dạng bởi nhiều chủ thể khác nhau, đặc biệt là có sự tham gia của CĐDC thôn, HGĐ, góp phần phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn thì công tác giao rừng trong thời gian vừa qua đã mang lại những hiệu quả về xã hội cho người dân địa phương như:
Bảng 3.14. Khả năng tiếp cận của hộ gia đình sau khi giao đất lâm nghiệp.
Năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận
của hộ sau giao đất lâm nghiệp
Xã Trộng Hóa Xã Trung Hóa
Trước khi giao
Sau khi giao Trước khi giao
Sau khi giao
2012 Tỷ lệ (%) 2014 Tỷ lệ (%) 2012 Tỷ lệ (%) 2014 Tỷ lệ (%) 1.Ổn định lương thực 7 23,33 12 40 8 27 15 50 2.Tiếp cận các nguồn vốn vay 15 50 18 60 15 50 20 67 3.Tiếp cận các nguồn lợi lâm sản 13 43,33 22 73 15 50 20 67 4.Tiếp cận thị trường 17 57 20 67 15 50 24 80
Từ bảng trên cho thấy, hiệu quả xã hội từ ổn định lương thực, tiếp cận các nguồn vốn vay, tiếp cận các nguồn lợi lâm sản và tiếp cận thị trường qua quá trình phỏng vấn, điều tra thì so với lúc nhận rừng được giao thì có tăng lên nhưng không đáng kể. Cụ thể:
- Vấn đề ổn định an ninh lương thực cho người dân ở miền núi huyện Minh Hóa được các cơ quan, ban ngành ở huyện Minh Hóa nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung đang được quan tâm đầu tư, hỗ trợ, là việc cần làm hết sức quan trọng. Đa phần người dân ở đây bị thiếu ăn gần như quanh năm, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 20% số HGĐ là có đủ lương thực cho nhu cầu hàng ngày của gia đình, còn lại hơn 80% số HGĐ bị thiếu ăn gần như quanh năm.
- Tiếp cận các nguồn vốn vay là một trong những khó khăn mà người dân miền núi. Kết quả khảo sát cho thấy 50% HGĐ cho rằng họ gặp “khó khăn” về vốn và đặc biệt có đến 67% HGĐ xác định thiếu vốn là “rất khó khăn” đối với họ, trong khi chỉ có 20% HGĐ cho là mình “không hề gặp khó khăn” gì về vốn. Có thể thấy đối với hầu hết các HGĐ trên địa bàn đều cần sự hỗ trợ về vốn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chính sách vay vốn đã được thông thoáng hơn, người dân, đặc biệt là người miền núi cũng biết, muốn tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi sao cho có hiệu quả nhất và bên cạnh đó chính sách giao rừng cũng là điều kiện, cơ hội để CĐDC
thôn, HGĐ tiếp cận nguồn vốn, cần chú ý hơn đến người nghèo, người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những người cần phải tiếp cận nguồn vốn vay hơn so với những người không nghèo, người kinh và nam giới.
- Tiếp cận các nguồn lợi lâm sản: Khi rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng sản xuất trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao cho các CĐDC thôn, HGĐ quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng đã làm cho người nhận rừng có các nguồn lợi lâm sản nhất định như: Cung cấp nguồn lâm sản phụ: Lá nón, mật ong, nấm, lá chè, chuối rừng, thơm; các loại dược liệu như: Sâm cau, mật nhân, tần ngân, hà thủ ô...; củi khô phục vụ nhu cầu của người dân, tuy nhiên chỉ đáp ứng cho một phần nhỏ nhu cầu kinh tế của người dân do rừng mới giao, nguồn tài nguyên gỗ cũng như những hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính là chưa được thể hiện rõ, cần phải xác định trong thời gian dài vì rừng được giao chủ yếu rừng rừng có trạng thái nghèo, trữ lượng gỗ thấp.
- Tiếp cận thị trường: Trước khi có chương trình GĐGR, thị trường trao đổi mua bán hàng hóa ở các xã khảo sát hoạt động rất trầm lắng, sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình. Một số hàng hóa nhu yếu phẩm cần phải phụ thuộc vào các lái buôn từ dưới xuôi lên. Kể từ khi triển khai chương trình giao đất giao rừng, thị trường mua bán nông lâm sản ngày càng sôi động, sản phẩm như:: Lá nón, mật ong, nấm, rau má, lá chè, chuối rừng, thơm; các loại dược liệu như: Sâm cau, mật nhân, tần ngân, hà thủ ô, củi khô... cũng nhiều hơn, nhưng các CĐDC thôn, HGĐ và người dân vẫn phải phụ thuộc vào lái buôn, người dân hoàn toàn bị động, bị điều khiển và bị thao túng bởi các nhóm có quyền uy cao hơn trong mạng lưới – cụ thể ở đây là những người thu mua sản phẩm ở dưới xuôi lên hoặc mở quán bán trên địa bàn các xã.
Nhìn chung, công tác giao rừng trong thời gian vừa qua đã mang lại những hiệu quả về xã hội cho người dân địa phương như sau:
- Quá trình giao rừng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Bảo vệ và Phát triển rừng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có hiệu quả.
- Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, CĐDC thôn, HGĐ trong công tác QLBVR và phát triển rừng.
- Nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân và đặc biệt đã trau dồi cho cán bộ địa phương về nghiệp vụ, chuyên môn.
- Góp phần ổn định an ninh lương thực cho người dân ở miền núi huyện huyện Minh Hóa, bên cạnh đó cũng tiếp cận các nguồn vốn vay, nguồn lợi lâm sản và thị trường tiêu thụ ngày càng sôi động có nhiều sản phẩm hơn.
- Làm phát triển các phong trào toàn dân trong các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa như thành lập các tổ/đội BVR, PCCCR ở thôn, Hội đồng giao rừng ở xã, các nhóm HGĐ tự quản lý bảo vệ rừng và PCCCR...
- Hạn chế các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, góp phần ổn định và phát triển tài nguyên rừng hiện có.
- Nâng cao ý thức tự giác của người dân, đặc biệt khi có chính sách giao rừng cho CĐDC thôn, HGĐ ở các xã trên địa bàn huyện Tây Trà trở nên đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng nhau thi đua sản xuất.