Sự thay đổi nhận thức của con người sau khi nhận rừng được giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 89)

2. Mục đích của đề tài

3.4.3.Sự thay đổi nhận thức của con người sau khi nhận rừng được giao

3.4.3.1.Trong hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét về công tác QLBVR

- Trong các thôn ở trên địa bàn các xã có sự tham gia của CĐDC thôn, HGĐ vào việc tuần tra cao nhất, không chỉ số lần đi tuần tra định kỳ nhiều mà ngoài việc đi tuần tra luôn phối hợp giữa người trong tổ QLBVR với người dân trong thôn. Đối với giao rừng cho CĐDC thôn, HGĐ thì việc tuần tra rừng ở mỗi của CĐDC thôn, HGĐ khác nhau và chỉ có người trong nhóm mới tham gia tuần tra bảo vệ.

Bảng 3.15. Công tác tuần tra bảo vệ rừng được giao cho CĐDC thôn và HGĐ.

Thôn/bản Số lần tuần tra Thành phần tham gia Phân công tuần tra Lực lương phối hợp Trong Hóa La Trọng 1 1 tuần/ 1 lần 7 người của đội QLBVR Tổ trưởng tổ QLBVR Ban chỉ huy PCCCR ở xã, trong đó có KLĐB làm Phó BCH PCCCR La Trong 2 2 tuần/ 1 lần 5 người của đội QLBVR Tổ trưởng tổ QLBVR Ban chỉ huy PCCCR ở xã, trong đó có KLĐB làm Phó BCH PCCCR Trung Hóa Thanh Liêm 1 3 lần / 1 tháng 5 người của đội QLBVR Tổ trưởng tổ QLBVR Ban chỉ huy PCCCR ở xã, trong đó có KLĐB làm Phó BCH PCCCR và Ban QLRPH Tây Trà Thanh Liêm 2 2 lần / 1 tháng 5 người của đội QLBVR Tổ trưởng tổ QLBVR Ban chỉ huy PCCCR ở xã, trong đó có KLĐB làm Phó BCH PCCCR “kết quả điều tra số liệu 2014” Trong quá trình tuần tra, kiểm tra, truy quét về công tác QLBVR có sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn bảo vệ rừng từ dự án PNKB (KFW) 250.000đ/ 1ha. Tuy nhiên vẫn

khuyến khích được sự tham gia của CĐDC thôn, HGĐ, người dân tham gia QLBVR coi đây là trách nhiệm của mình khi nhận rừng được giao.

- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác chống chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng và PCCCR là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Để bảo vệ rừng trên địa bàn, bắt buộc mọi người dân trên địa bàn và thành viên trong HGĐ, CĐDC thôn phải cùng tham gia vào công tác QLBVR và phát triển rừng.

Bảng 3.16. Sự thay đổi nhận thức của người dân trong hoạt động phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật TT Trước khi giao rừng Sau khi giao rừng Số hộ A B A B 30 hộ 30 hộ 1

Khi nhìn thấy người vi phạm pháp luật 20 10 28 2

Tỷ lệ (%) 73 27 97 3

2

Khi nhìn thấy người vi phạm pháp luật sẽ báo

cho người có trách nhiệm để ngăn chặn 15 15 25 5

Tỷ lệ (%) 50 50 85 15

3

Khi báo cáo nhận thù lao không? 10 20 25 5

Tỷ lệ (%) 30 70 85 15

“kết quả điều tra số liệu 2014”

Ghi chú:1. Khi nhìn thấy người vi phạm pháp luật: 1A: Ngăn chặn; 1B: Không

ngăn chặn; 2. Khi nhìn thấy người vi phạm pháp luật sẽ báo cho người có trách nhiệm để ngăn chặn: 2A: Có báo; 2B: Không báo. 3. Khi báo cáo nhận thù lao không? 3A: Có; 3B: Không

Theo kết quả phỏng vấn hộ, đa phần người dân sau khi nhận rừng cho rằng khi nhìn thấy người vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản họ sẽ ngăn chặn hoạt động này và họ sẵn sàng báo cho các cơ quan, đơn vị và người có liên quan như: KLĐB, Trưởng thôn (Tổ trưởng Tổ QLBVR, PCCCR thôn), UBND xã, HKL huyện…để có biện pháp ngăn chặn, kịp thời xử lý hàng vi vi phạm đến rừng và họ cho đây là trách nhiệm của mình khi tham gia nhận rừng được giao.

Người dân cho rằng rừng lúc này là thuộc quyền quản lý của mình, của CĐDC thôn, HGĐ nên họ có quyền ngăn chặn hành vi xâm hại đến rừng. Chỉ có một số bộ

phận rất nhỏ không dám tự mình ngăn chặn hoặc báo cho các cơ quan, đơn vị và người có liên quan vì có thể do trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số thấp nên họ dễ bị lợi dụng; cũng có thể họ sợ bị trả thù, hoặc cũng không muốn vạ lây vào.

Cuộc sống người dân ở miền núi huyện Minh Hóa lâu nay vẫn phải sống dựa vào rừng, vì thế để quản lý bảo vệ rừng của mình sau khi nhận rừng được giao và cũng để hưởng lợi từ rừng nên họ tham gia bảo vệ rừng rất tích cực, khi có hành vi xâm hại họ ngăn chặn ngay và báo cáo để cùng ngăn chặn hành vi phá rừng được giao cho họ, xem đây là trách nhiệm của mình, bảo vệ khu rừng này là khu rừng của mình nên đa phần không suy nghĩ đến thù lao sau khi báo như trước khi chưa nhận rừng được giao.

Như vậy, rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã giao cho HGĐ, CĐDC thôn QLBVR và hưởng lợi từ rừng mang lại; trong hoạt động chống lại hành vi xâm hại đến khu rừng được giao đã góp phần làm cho ý thức và tinh thần trách nhiệm của người nhận rừng được giao trong công tác QLBVR, họ nhận thức được trách nhiệm bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, của HGĐ, CĐDC thôn, đặc biệt là những người dân sống ở ven rừng và hoạt động trong rừng, sự phối hợp giữa HGĐ, CĐDC thôn, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chống lại hành vi xâm hại đến rừng thực sự được quan tâm.

Hành vi vi phạm xâm hại đến rừng được ngăn chặn khá tốt theo kế hoạch, phương án của xã, huyện đề ra những vẫn còn các vụ vi phạm, đặc biệt về hành vi khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

3.4.3.2. Trong hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác PCCCR là nhiệm vụ rất quan trọng, tất cả mọi người dân trên địa bàn ở nơi có cháy rừng điều phải tham gia, đặc biệt là các thành viên trong HGĐ, CĐDC thôn có nhận rừng được Nhà nước giao.

Tổ/đội QLBVR và PCCCR của thôn phổ biến các nội dung phòng chống cháy rừng, tham gia tập huấn và tuyên truyền cho HGĐ, CĐDC thôn.

Các tổ/đội QLBVR và PCCCR cũng chính là lực lượng xung kích phòng chống cháy rừng của thôn, trực gác ở những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, xây dựng đường băng cản lửa và huy động toàn bộ người dân tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Tại mỗi tổ/đội QLBVR và PCCCR của thôn có 20 người chuyên trách về PCCCR, các thành viên tham gia nhận rừng được giao có thể nằm trong đội xung kích này hoặc không.

Với sự tham gia của CĐDC thôn, HGĐ vào công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng thì số vụ cháy rừng trên địa bàn giảm rõ rệt, trước khi giao rừng thường xảy ra 2-3 vụ cháy/ năm nhưng từ năm 2013 đến nay không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Hình 3.3. Các hộ hợp tác xây dựng đường băng cản lửa để PCCCR tại cộng đồng

Bảng 3.17. Sự thay đổi nhận thức của người dân trong hoạt động PCCCR. TT Trước khi giao rừng Sau khi giao rừng Số hộ A B A B 60 hộ 60 hộ 1

Được tuyên truyền, vận động về công tác PCCCR 30 30 55 5

Tỷ lệ (%) 50 50 92 8

2

Tham gia chữa cháy rừng 36 24 55 5

Tỷ lệ (%) 60 40 91 9

3

Tự nguyện tham gia chữa cháy rừng 20 40 56 4

Tỷ lệ (%) 30 70 93 7

4

Gọi người cùng tham gia chữa cháy rừng 25 35 52 8

Tỷ lệ (%) 42 58 87 13

5

Nhận tiền công khi tham gia chữa cháy rừng 52 8 28 32

Tỷ lệ (%) 87 13 47 53

“kết quả điều tra số liệu 2014” Ghi chú:

1. Được tuyên truyền, vận động về công tác PCCCR: 1A: Có; 1B: Không. 2. Tham gia chữa cháy rừng: 2A: Có; 2B: Không.

3. Tự nguyện tham gia chữa cháy rừng: 3A: Có; 3B: Không 4. Gọi người cùng tham gia chữa cháy rừng: 4A: Có; 4B: Không 5. Nhận tiền công khi tham gia chữa cháy rừng: 5A: Có; 5B: Không

Qua quá trình phỏng vấn cho thấy từ khi người dân nhận rừng được giao thì trách nhiệm rất cao đối với công tác PCCCR so trước khi nhận rừng. Tuy nhiên, các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn không thường xuyên và những vụ cháy ở đây chỉ là những đám cháy nhỏ, gây thiệt hại không đáng kể. Vì đa số rừng ở đây là rừng tự nhiên nên độ ẩm tương đối cao, các loài cây khó cháy…do đó khó cháy rừng.

Các vụ cháy rừng trên địa bàn xã do một số nguyên nhân như: Đốt nương rẫy, đốt ong để lấy mật, hút thuốc, bất cẩn khi sử dụng lửa và các nguyên nhân khác, trong đó nguyên nhân bất cẩn khi sử dụng lửa có nhiều người dân đồng tình cao nhất.

Do công tác tuyên truyền về PCCCR ở địa bàn do sự phối hợp giữa HKL huyện Tây Trà (KLĐB xã) với chính quyền địa phương các xã diễn ra thường xuyên bằng nhiều hình thức vừa trực tiếp và vừa gián tiếp, đặc biệt khi người dân nhận rừng được giao thì có tới 93% số người được phỏng vấn (60 hộ) tham gia vào các buổi họp dân để tuyên truyền về PCCCR. Chính nhờ công tác tuyên truyền này mà người dân dần nhận thức được PCCCR là trách nhiệm của toàn dân, nếu xảy ra cháy rừng thì hại nhiều nhất là những người dân cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, nơi cung cấp nguồn thu nhập chủ yếu của chính họ, hơn nữa, cháy rừng sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống như nguồn nước, đất đai bị rữa trôi sẽ ảnh hưởng lớn sản xuất của người dân sống cạnh rừng.

Vì vậy, sau khi nhận rừng được giao thì có tới 93% người dân được hỏi cho rằng họ sẵn sàng tự nguyện tham gia chữa cháy và có 53% không nhận tiền hỗ trợ vì họ xem đây là trách nhiệm của mình. Ngoài ra, trên đường đi chữa cháy, họ còn kêu gọi bà con lối xóm cùng tham gia và trong cuộc sống hàng ngày, họ cũng luôn nhắc nhở con cháu, bà con, hàng xóm phải cẩn thận khi dùng lửa nhằm giữ gìn môi trường chung cho mọi người.

Nhờ sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; công tác tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng; bên cạnh đó từ khi nhận rừng được giao thì ý thức tự giác chấp hành của người dân trong công tác PCCCR được nâng lên nên trong thời gian qua không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Theo người dân, để hoạt động PCCCR tại địa bàn có hiệu quả hơn nữa cần phải tiến hành các hoạy động sau:

- Báo cáo cho Trưởng thôn hoặc KLĐB xã khi đốt thực bì hoạc đốt nương rẫy để hướng dẫn cách đốt cho an toàn.

- Thu gom thực bì lại thành nhiều đống nhỏ, cách xa ranh giới có rừng, đốt thực bì vào buổi sáng sớm hoặc nhiều tối khi nhiệt độ hạ gió lặng và khi đốt có nhiều người tham gia. Khi lửa tắt hẳn kể cả tàn khói thì mới được về.

- Cẩn thận khi dùng lửa để đun nấu, hút thuốc và đốt ong để lấy mật.

- Những ngày nắng nóng cao điểm phải dừng ngay việc dùng lửa ở trong rừng, ven rừng và bố trí lực lượng 24/24h.

- Tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia PCCCR dưới nhiều hình thức khác nhau như: Vừa trực tiếp như họp thôn, ký cam kết…vừa gián tiếp như trên phương tiện thông tin đại chúng, phóng thanh ở xã, máy tuyên truyền di động…

- Phải có đường băng cản lửa ngăn giữa rừng và rẫy. Phải tiến hành làm đường lâm sinh đối với rừng tập trung có diện tích lớn.

- Các cơ quan chức năng như HKL Minh Hóa phải kiểm tra, chuẩn bị tốt các dụng cụ chữa cháy, để khi cháy rừng sử dụng dụng cụ có hiệu quả nhất.

- Cần điều tra, xác minh đối tượng vi phạm gây cháy rừng để có hình thức xử phạt nghiêm minh, đúng pháp luật, nhằm răn đe những người khác.

3.4.3.3. Trong công tác phát triển rừng

Các hoạt động phát triển rừng sau khi nhận rừng được giao của CĐDC thôn, HGĐ chủ yếu là phát dây leo, bụi rậm, chặt tỉa thưa cây phi mục đích. CĐDC thôn, HGĐ đã tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung dưới tán rừng hoặc những nơi đất trống bằng các loài cây bản địa, một số CĐDC thôn, HGĐ đã có kế hoạch trồng bổ sung các loài cây bản địa, cây có giá trị kinh tế cao như lim xanh, tram trắng, huỵnh…, mà ở đây bà con thực hiện rất có hiệu quả. Qua các hình ảnh sau:

3.4.3.4. Thay đổi trong nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ

- Nhận thức của người dân về vai trò của rừng sau khi nhận rừng được giao: CĐDC thôn, HGĐ đã ý thức được vai trò bảo vệ sinh thái của rừng như bảo tồn nguồn nước, chắn gió, bão, cát, hạn chế xói mòn, …

Đối với các thôn mà các xã Trộng Hóa, Trung Hóa phỏng vấn thì vai trò bảo tồn nguồn nước được người dân nhắc đến nhiều nhất (trên 50%) đều nhận thức được vai trò chống xói mòn, lở núi của rừng, vai trò cung cấp lá nón, củi và gỗ làm nhà, cung cấp lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Tuy nhiên, ở đây có một tỷ lệ tương đối người dân được hỏi không quan tâm hoặc không biết về vai trò của rừng (khoảng 15%). Tỷ lệ này chủ yếu là người không thuộc nhóm nhận quản lý bảo vệ rừng, theo họ rừng không phải của mình nên không được hưởng lợi gì, vì vậy không cần quan tâm đến vai trò của rừng.

- Nhận thức về quyền lợi của CĐDC thôn, HGĐ khi nhận rừng được giao: Hầu như các CĐDC thôn, HGĐ chưa nắm hết và rõ về các quyền lợi của mình, đặc biệt quyền được trồng bổ sung các loài cây trồng hợp lý dưới tán rừng để hưởng lợi. Sự hiểu biết của CĐDC thôn, HGĐ về quyền lợi của mình ở mỗi thôn là khác nhau như biết nhiều về quyền được khai thác gỗ để làm nhà và gia dụng, biết về chăn thả gia súc đúng nơi quy định, biết quyền về hưởng đầu tư của nhà nước và hỗ trợ khi nhận rừng được giao; tuy nhiên sự nhận thức về quyền lợi của CĐDC thôn, HGĐ khi nhận rừng được giao còn mơ hồ, chưa cụ thể nên cần phải có sự quan tâm của các ban, ngành ở huyện, đặc biệt là chính quyền địa phương ở gần CĐDC thôn, HGĐ tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao sự nhận thức hơn nữa về Quyền và nghĩa vụ của CĐDC thôn, HGĐ sau khi nhận rừng được giao.

a. Quyền và nghĩa vụ của CĐDC thôn.

Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì CĐDC thôn khi được giao rừng có các quyền và nghĩa vụ sau:

* Quyền lợi:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;

- Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy định của Luật này và quy chế quản lý rừng;

- Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại;

- Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

* Nghĩa vụ:

- Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 89)