2. Mục đích của đề tài
3.2.8. Phân tích vai trò các bên liên quan trong tiến trình giao đất lâm nghiệp
Qua nghiên cứu về công tác giao đất giao rừng (giao đất lâm nghiệp) ở 2 xã vùng đệm vường quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng, bản thân tôi nhận thấy vai trò các bên liên quan cụ thể như sau:
a) Vai trò của UBND huyện
- UBND cấp huyện đóng vai trò quyết định trong việc khởi xướng thực hiện GĐGR cho CĐDC thôn, HGĐ và phê duyệt các thủ tục có liên quan đến GĐGR, trên cơ sở tham mưu của các phòng ban chuyên môn.
- Theo ý kiến của hầu hết đại diện lãnh đạo UBND các huyện có giao rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng trồng, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hay nguồn vốn của các dự án là chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan.
- Trong khi ở Trung ương đã ban hành nhiều hệ thống, văn bản liên quan đến giao rừng thì ở góc độ quản lý vi mô như UBND huyện thậm chí cả UBND tỉnh còn chậm ban hành chính sách cụ thể nào tạo động lực cho các đối tượng giao rừng hưởng lợi.
b) Vai trò của UBND xã
- Phối hợp chặt chẽ dữa các ban ngành có liên quan, với các tổ chức quần chúng và các đơn vị đóng trên địa bàn để chỉ đạo thôn/bản, tổ/đội xây dựng và thực hiện kế hoạch QLBVR và sử dụng rừng có hiệu quả. Chỉ đạo KLĐB tham mưu để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác QLBVR. Đối với lực lượng dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự xã, Công an xã, thanh niên, phụ nữ được bố trí thường xuyên phối hợp với KLĐB xã tuần tra, kiểm tra các khu vực rừng. Phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm và giao cho KLĐB tham mưu xử lý theo đúng thẩm quyền.
- Hàng năm, có kế hoạch, phương án và kinh phí trong công tác QLBVR để thông qua Hội đồng nhân dân xã phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng.
- Xác nhận và đề xuất với UBND huyện để thu hồi đất rừng được giao nếu đối tượng được giao đất rừng thực hiện không tốt hoặc sử dụng sai mục đích.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng sau khi giao rừng, kịp thời phát hiện những sai sót để sữa chữa kịp thời…
- Bên cạnh đó, theo điều tra đánh giá từ CĐDC thôn và HGĐ cho thấy sự quan tâm của chính quyền UBND xã và ngay cả ban thôn còn hạn chế, chủ yếu là sự động viên nhắc nhở toàn dân QLBVR, thông qua cuộc họp thôn hoặc thông qua các sự vụ xảy ra trong quá trình bảo vệ rừng được giao.
c) Vai trò hạt Kiểm lâm huyện
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi ngăn chặn mọi hành động xâm hại đến rừng và xử lý các vụ vi phạm pháp luật.
- Cập nhật số liệu diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn, tổng hợp báo cáo định kỳ cho ủy ban huyện.
- Tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch phối hợp với địa phương trong công tác QLBVR…
- Thường xuyên tuyên truyền vận động toàn dân tham gia vào công tác QLBVR và xây dựng đường băng cản lửa, phòng chống cháy rừng.
- Kết hợp với các dự án hỗ trợ về mặt pháp lý và kỹ thuật cho tổ/đội quản lý bảo vệ rừng ở thôn. Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, QLBVR…cho người dân trên địa bàn.
- Bên cạnh đó, theo điều tra đánh giá từ CĐDC thôn và HGĐ cho thấy vai trò quản lý nhà nước của Hạt Kiểm lâm (HKL) huyện Minh Hóa còn hạn chế trong việc kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ phát triển rừng đã giao cho CĐDC thôn, HGĐ; có chăng chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực bảo vệ rừng và thực hiện đúng hương ước của thôn theo kế hoạch chung của toàn huyện, việc kiểm tra giám sát cụ thể theo phương án, kế hoạch quản lý rừng chưa có, nên việc vi phạm trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là điều không thể tránh khỏi.
đ) Vai trò phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
- Phòng NN&PTNT huyện Minh Hóa với chức năng tham mưu cho UBND Huyện về lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp. Với chức năng của phòng NN&PTNT thẩm định các phương án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã, trong đó có các thôn được giao rừng, như:
+ Phổ cập và thông báo các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn.
+ Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, QLBVR cho các CĐDC thôn, HGĐ, cá nhân tham gia nhận rừng được giao. Đồng thời phổ cập ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp như việc làm vườn ươm gieo tạo cây giống và lựa chọn cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Tuy nhiên, hiện nay phòng NN& PTNT huyện phần lớn chưa có bộ phận chuyên môn phụ trách lâm nghiệp và nếu có chăng chỉ có 1-2 người. Do đó lĩnh vực tham mưu về giao rừng cho các đối tượng trong thời gian qua phần lớn giao cho HKL huyện phụ trách. Về hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật thông qua các dự án cho các đối tượng nhận rừng, phòng NN&PTNT huyện chưa có sự quan tâm đặc biệt nào ngoài các hoạt động tập huấn trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp theo kế hoạch và nhiệm vụ thường xuyên hàng năm.
e) Vai trò phòng Tài nguyên và Môi trường
- Theo chủ trương của ngành, giao rừng phải gắn với giao đất, giao rừng cho các đối tượng hưởng lợi, do đó về nguyên tắc phải được giao đất để tính pháp lý của người sử dụng rừng được cao hơn, đầy đủ hơn. Với chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp huyện có vai trò tham mưu chính trong việc làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho CĐDC thôn, HGĐ khi tham gia nhận rừng được giao.
f) Vai trò của người dân trong quản lý rừng sau khi giao rừng * Trưởng thôn.
- Là người trực tiếp, tuyên truyền các quy định của Nhà nước liên quan trong vấn đề bảo vệ rừng, phổ biến quy ước đến người dân địa phương, vận động người dân tham gia vào công việc bảo vệ rừng.
- Tổ trưởng trong tổ/đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở thôn; huy động lực lượng trong tổ/đội phối hợp với KLĐB tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng trong thôn và kịp thời truy quét, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến rừng.
- Tuy nhiên, là người trực tiếp đứng đầu ở thôn trong công tác QLBVR nhưng đến nay chưa có chính sách hổ trợ để khuyến khích họ nhiệt tình tham gia, chủ yếu gắn với trách nhiệm đối với trưởng thôn nên đôi lúc họ cũng nản chí, ít nhiệt tình trong công tác QLBVR.
* Người dân.
- Thực hiện đầy đủ các quy định trong quy ước, quy chế bảo vệ rừng của thôn. - Tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng rừng ở thôn, theo quy chế, quy ước thôn.
- Phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm đến rừng và kịp thời báo cáo cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
g) Vai trò của các dự án
- Hộ trợ phương pháp thực hiện - Hộ trợ kinh phí
- Hộ trợ cán bộ tư vấn để giúp cộng đồng - Đánh giá hiệu quả
h) Sự phối kết hợp giữa các bên liên quan
- Với chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp cần có cơ chế phối kết hợp giữa HKL huyện, phòng NN&PTNT huyện trong vấn đề tham mưu cho UBND cấp huyện về lâm nghiệp, trong đó có giao rừng tự nhiên tự nhiên, rừng sản xuất và rừng trồng sản xuất trồng bằng nguồn vốn của các dự án. Theo ý kiến của các phòng NN&PTNT huyện, việc quy định chức năng nhiệm vụ về quản lý nhà nước trên địa bàn huyện còn chồng chéo, chỉ căn cứ vào các đối tác của các dự án và phương pháp tiếp cận nên có lúc thì giao cho HKL huyện, có lúc lại giao cho phòng NN&PTNT thực hiện, nên chăng cần có phân công nhiệm vụ cụ thể.
- Vấn đề giao rừng gắn với giao đất là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, nhưng trên thực tế rừng đã được giao nhưng chưa được giao đất.
- Theo ý kiến từ các phòng TN&MT huyện nguyên nhân của sự chậm trễ là sự phối kết hợp giữa các phòng ban trên cùng địa bàn chưa đồng bộ.
- Công tác kiểm tra giám sát chủ rừng thông qua hoạt động phối kết hợp giữa Kiểm lâm, chính quyền địa phương, thôn và tổ/đội QLBVR. Theo đánh giá của các chủ rừng và cả lãnh đạo cấp xã, cấp huyện, sự phối hợp này chưa thường xuyên chưa liên tục.
- Qua thực tế đánh giá cho thấy vai trò quản lý nhà nước của HKL huyện và KLĐB còn giới hạn trong chừng mực nhất định. Trong quá trình triển khai phương án, lực lượng kiểm lâm định kỳ cùng với chính quyền địa phương, thôn chủ yếu trong tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng sau khi giao và thỉnh thoảng phối hợp với tổ/đội bảo vệ rừng và PCCCR của thôn trực tiếp kiểm tra hiện trường lập biên bản kiểm tra trong trường hợp có vi phạm xảy ra. Với vai trò giám sát thừa hành pháp luật trong quá trình thực hiện phương án và hương ước bảo vệ rừng thì chưa có, hầu như đang “khoán trắng” cho chủ rừng sau khi giao.
Đánh giá chung: Trong quá trình thực hiện giáo đất lâm nghiệp cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình có rất nhiền bên liên quan tham gia, nhìn chung có thể xếp thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm các bên liên quan trực tiếp về công tác giao đất giao rừng bao gồm: UBND xã, kiểm lâm địa bàn, trưởng thôn và các hộ gia đình nhận đất. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là thực hiện tiến trình giao đất lâm nghiệp đùng kế hoạch, quy định và đảm bảo sự công bằng cho các hộ trong cộng đồng.
- Nhóm các bên liên quan gián tiếp bao gồm: Chính quyền huyện, xã và các phòng ban chức năng, đặc biệt các dự án trên địa bàn. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là phê duyệt các yêu cầu, cung cấp nguồn kinh phí để nhóm thực thi hoàn thành nhiệm vụ tốt.