2. Mục đích của đề tài
3.5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
Qua điều tra thực tế ở khu vực các xã vùng đệm cho thấy kết quả thực hiệngiao đất lâm nghiệp cho CĐDC và HGĐ cần có biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện quá trình giao đất đất lâm nghiệp như sau:
-Trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng phải đặc biệt chú ý đến vai trò tham gia của người dân địa phương bởi vì họ là người hiểu biết hơn ai hết về điều kiện tự nhiên và các mối quan hệ kinh tế - xã hội, nhân văn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất đai, họ vừa là chủ thể quản lý tài nguyên rừng vừa là người trực tiếp sử dụng tài nguyên đất của địa phương. Vì vậy việc tham gia của người dân trong công tác xây dựng phương án quy hoạch đất và GĐGR sẽ mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất đất lâm nghiệp.
-Trước khi xây dựng phương án giao đất lâm nghiệp cần xác định một cách kỹ lượng về quỹ đất giao và nhu cầu nhận đất của CĐDC và HGĐ để tránh trình trạng giao đất lâm nghiệp manh mún không tập trung gây khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.
-Rà soát lại những diện tích đã giao cho các hộ gia đình trước năm 2005 với mục đích khoanh nuôi tái sinh rừng (Ib,Ic), bây giờ một số diện tích này được người dân khoanh nuôi tái sinh tốt đã phục hồi thành rừng tự nhiên đạt trạng thái IIa, IIb… cần tiến hành đánh giá trữ lượng, xác định lại ranh giới để bổ sung hồ sơ giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình.
-Tiếp tục hoàn thiện công tác GĐGR trên những diện tích đất chưa giao để đưa vào sử dụng, cần xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng rừng, đối với những diện tích đã được giao phải có cơ chế quản lý phù hợp từ cấp huyện đến xã. Trong thời gian tới, UBND các xã đề xuất với các quan chức năng rà soát, đánh giá những diện tích đất trồng rừng sản xuất từ các Lâm trường quốc doanh quản lý mà gần khu vực dân cư chuyển cho UBND xã quản lý để giao lại cho HGĐ sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
-Trong công tác quản lý đất lâm nghiệp cần có sự phối hợp giữa UBND xã với các cơ quan quản lý đất trên địa phương để kiểm tra giám sát việc sử dụng đất lâm nghiệp của người dân địa phương nhằm hạn chế các hiện tượng như: sử dụng đất không đúng mục đích đặc biệt là việc phá rừng tự nhiên để trồng cây hoa màu; xây
dựng nhà cửa vượt quá quy định trên đất lâm nghiệp được giao; hiện tượng sang nhượng đất trái phép diễn ra trên địa bàn... .