Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 39)

2. Mục đích của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.2. Vị trí địa lý

Vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích tự nhiên là 344.526,30 ha (không tính diện tích rừng đặc dụng), nằm về phía Tây – Bắc tỉnh Quảng Bình, bao gồm 13 xã, trông đó 7 xã của huyện Bố trạch (Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Phúc Trạch), 05 xã của huyện Minh Hóa (Hóa Sơn, Trung Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa), 01 xã của huyện Quảng Ninh (Trường Sơn).

Vị trí địa lý:Từ 17012’53” đến 17053’7” vĩ độ Bắc và Từ 105038’26” đến 106025’48” kinh độ Đông.

- Ranh giới khu vực vùng đệm:

+ Phía Bắc giáp 02 huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). + Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình.

+ Phía Đông giáp các xã: Trường Xuân, Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình); xã cự Mẫn, Liên Trạch, Lâm Trạch, Tây Trạch, Vạn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)

+ Phía Tây giáp tỉnh Bua La Pha và Nhom Na Lạt nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

3.1.3. Địa hình

Khu vực các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, khu vực có thể chia làm 02 dạng địa hình chính sau:

- Địa hình núi cao và trung bình: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của các xã: Thượng Trạch, Tân Trạch, Xuân Trạch (huyện Bố Trạch); các xã: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa); xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Địa hình núi cao có đặc điểm chia cắt rất mạnh, độ cao trung bình từ 300- 500m, có một số đỉnh cao trên 1.000m

+ Địa hình núi đá vôi gồm khối núi đá vôi liên tục từ đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hoá) kéo dài tới hang Én, Rào Bụt, Cà Roòng (huyện Bố Trạch). Đan xen vùng núi đá vôi là các thung lũng khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, rất phù hợp với các cây trồng công nghiệp, lương thực và rau màu các loại.

+ Địa hình núi đất phân bố chủ yếu ở các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Trạch, Tân Trạch, …Đặc điểm sườn núi dốc thoải, ít bị chia cắt, lớp phủ thực vật còn khá, đất đai phì nhiêu, rất phù hợp với các cây trồng công lâm nghiệp

- Địa hình gò đồi đan xen đồng bằng:Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi cao và trung bình và chủ yếu phân bố ở xã Phú Định (huyện Bố Trạch), xã Trung Hóa (huyện Minh Hóa).

+ Địa hình gò đồi là khu vực tiếp giáp giữa địa hình núi đá vôi và địa hình đồng bằng, có độ cao trung bình từ 100 ÷ 200m, sườn thoải, rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây Cao su.

+ Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 6,0% tổng diện tích, phân bố hẹp giữa các khối núi đá vôi và núi đất, độ cao trung bình từ 20 ÷ 30m, do địa hình vùng thấp trũng nên hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa bồi đắp, đất có độ phì tự nhiên cao, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng lương thực.

3.1.4. Khí hậu thủy văn

* Khí hậu

Theo số liệu của các trạm khí tượng thuỷ văn Tuyên Hóa, Ba Đồn và Đồng Hới cho thấy, các xã vùng đệm mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ, mỗi năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8; Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khá cao và tương đối đồng đều (24,80C). Tuy nhiên, nhiệt độ trong năm cũng có sự khác nhau giữa các mùa: Mùa khô thời tiết rất nóng nực nhiệt độ trung bình là 27,60C, có khi lên tới trên 390C; Mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 21 ÷ 220C, thấp nhất vào tháng 01, có khi xuống đến 100C. Tổng nhiệt trung bình năm từ 8.500  8.6000C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm từ 1.600  2.100mm, phân bố không

đều giữa các mùa. Mùa mưa lượng mưa lớn hơn 70% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất trong các tháng (8, 9, 10) hàng năm; do mưa lớn, địa hình chia cắt mạnh, phần lớn nước được chảy qua sông ngầm, nước lũ xuống rất chậm, nên làm cho nhiều vùng dân cư ở khu vực các xã Trung Hóa, Thượng Hóa bị ngập lụt nhiều ngày. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm từ 25 ÷ 30% tổng lượng mưa cả năm; trong mùa khô lại thường xuất hiện gió mùa Tây - Nam sau khi vượt qua dãy Trường Sơn nên độ ẩm rất thấp, do vậy mùa này thường bị khô hạn.

- Chế độ gió: Hàng năm khu vực vùng đệm thường chịu ảnh hưởng của 03 luồng gió chính: Gió mùa Đông bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây nam thổi từ vịnh Bengan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua, nhân dân thường gọi là “Gió lào”. Gió xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày có gió mùa Tây nam, gió thường kéo theo khô nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí thấp. Đây là loại gió hại có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nguy cơ gây cháy rừng rất cao. Gió mùa Đông nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người ta thường gọi là gió nồm.

- Chế độ bão: Trong khu vực trung bình hàng năm có khoảng 4 ÷ 5 trận bão tác động đến địa phận các xã vùng đệm. Sức gió của những cơn bão thường có cường độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Các cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và hay gây ra ngập úng trên địa phận các xã , ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của các xã trong vùng đệm. Đặc biệt cơn bảo số 10 năm 2013 phá hủy hàng loạt cây cao su và keo nguyên liệu vào độ tuổi thu hoạch.

Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu khu vực vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng Tháng Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C) Lượng mưa các tháng trong năm (mm) Độ ẩm tương đối trung bình (%) Số giờ nắng trung bình trong năm (giờ) Gió Tốc độ gió m/s Hướng gió chính 1 19,5 45,3 91,0 42 3,5 Tây Bắc 2 22,5 11,2 88,0 85 3,0 Bắc 3 22,5 14,2 82,0 80 2,7 Bắc 4 26,2 26,1 86,0 110 2,5 Tây 5 32,0 65,0 86,0 207 2,6 Bắc 6 31,5 105,2 76,0 210 3,8 Tây Nam 7 30,5 150,2 75,0 230 3,0 Tây 8 27,2 326,3 86,0 110 2,7 Tây 9 23,5 520,2 85,0 140 2,5 Tây Bắc 10 23,5 168,5 87,0 70 3,0 Tây Bắc 11 22,2 87,6 88,5 40 3,5 Bắc 12 18,9 85,7 86,0 80 3,0 Bắc Cả năm 25 1.536.5 84,7 117

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Đồng Hới)

Nhìn chung, khu vực các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của nhiều trận bão, lũ lụt gây thiệt hại không nhỏ đến người và của. Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm nhân dân các xã vùng đệm đầu tư không nhỏ cho việc phòng chống lụt bão và kiên cố hạ tầng cơ sở.

*Thủy văn

Các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn các con sông chính sau: sông Giang, sông Son, sông Long Đại và hệ thống các sông, suối nhỏ phân bố đều trên địa bàn các xã vùng đệm.

Nhìn chung, các xã vùng đệm có nước mặt dồi dào do có sự hiện diện của hệ thống sông suối dày đặc, và lượng mưa hàng năm tương đối cao, trong vùng lại rất nhiều ao, hồ chứa nước, đầm. Tuy nhiên, hàng năm trên các sông ở khu vực thường xuất hiện hai mùa lũ:

- Mùa lũ cực tiểu thường xuất hiện trong các tháng 5, 6 được gọi là lũ Tiểu mãn. Biên độ lũ không lớn, thời gian lũ không kéo dài nhưng gây thiệt hại lớn cho mùa màng ở hạ lưu do lũ xuất hiện đúng vào thời kỳ thu hoạch cây trồng hoặc đang gieo cấy vụ Hè Thu.

- Mùa lũ cực đại thường xuất hiện từ cuối tháng 8 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 3 trận lũ từ mức báo động II trở lên. Năm nhiều nhất có 6 trận, năm ít nhất có 2 trận. Lưu lượng lũ lớn nhất đã đo đạc được trên sông Long Đại là 6.710 m3/s, lưu lượng lũ nhỏ nhất 1.630 m3/s. Biên độ giao động mực nước giữa mùa lũ với mùa kiệt trên 10m, lưu tốc dòng chảy lũ hơn 5 m/s. Nhưng đặc biệt năm 2014 không có cơn bảo, cơn lủ nào.

Đặc điểm hệ thống sông suối trong lòng các xã tương đối ngắn lưu vực nhỏ nên thường hay gây ra lũ vào mùa mưa gây khó khăn cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Để hạn chế việc thiếu hụt nước mặt về mùa khô và hạn chế lũ, lụt vào mùa mưa, phục vụ sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn các xã đã được xây dựng hệ thống hồ đập thủy lợi để chủ động tưới tiêu, phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

3.1.5. Tài nguyên rừng a) Tài nguyên thực vật rừng a) Tài nguyên thực vật rừng

Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu trước đây trên địa bàn 13 xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và thông qua kết quả điều tra, khảo sát nhanh tại 8 xã vùng đệm có nhiều diện tích rừng tự nhiên và được đánh giá là khu vực có giá trị bảo tồn cao, bước đầu nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được 403 loài, 279 chi, 105 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tháng 6/2012)

Nhìn chung trữ lượng các loài cây thuốc thường rất thấp và không có khả năng khai thác lớn để cung cấp cho các công ty dược phẩm; các loài thuộc nhóm cây lấy gỗ hầu hết thuộc các loài cây gỗ tạp, những loài cây quí, có giá trị kinh tế hiện còn rất ít và chủ yếu là những cây tái sinh của những loài trên; Nhóm cây ăn được bao gồm những loài cây cho các bộ phận củ, quả, hạt, thân, lá, hoa...hiện nay có nhiều loài đang được người dân sống gần rừng sử dụng làm thức ăn trong gia đình. Ngoài ra còn các loài trong nhóm cây cảnh và nhóm cây cho tinh dầu, nhưng số lượng các loài bước đầu ghi nhận được trên địa bàn các xã vùng đệm là rất ít.

b)Tài nguyên động vật rừng

Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu trước đây trên địa bàn 13 xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và thông qua kết quả điều tra, khảo sát nhanh tại 8 xã vùng đệm có nhiều diện tích rừng tự nhiên và được đánh giá là khu vực có giá trị bảo tồn cao, bước đầu đã thống kê được 182 loài động vật có xương sống trên cạn (chiếm 26,49% số lượng loài trong Vườn quốc gia), thuộc 78 họ, 26 bộ. Trong đó, có 22 loài nằm trong Sách đỏ Thế giới (IUCN.2012), 30 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (SĐVN.2007) và 38 loài nghiêm cấm, hạn chế khai thác sử dụng trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 5 loài đặc hữu ở khu vực Trường Sơn ( 4 loài thú, 1 loài chim).

Tính quý hiếm của các loài động vật có xương sống trên cạn trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Khu hệ thú có 16 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN.2012, 19 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.2007 và 23 loài cấm và hạn chế khai thác, sử dụng trong phụ lục I, II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Khu hệ Chim có 3 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN.2012 cũng là 2 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.2007 và 9 loài cấm khai thác và sử dụng trong phụ lục I, II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Khu hệ Bò sát, ếch nhái có 3 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN.2012, 9 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.2007 và 6 loài cấm khai thác và sử dụng trong phụ lục I, II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. (Nguồn: Kết quả điều tra

thực địa năm 2013

Kết quả khảo sát tại các khu vực rừng tự nhiên tiếp giáp, liền kề với rừng VQG Phong Nha – Kẻ Bảng cho thấy sự có mặt của các loài động vật có giá trị bảo tồn cao.

Qua các số liệu điều tra cho thấy, tại các dải rừng tự nhiên trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bảng, thành phần phân bố các loài động vật có xương sống trên cạn tương đối đa dạng. Một số loài động vật có kích thước lớn có giá trị kinh tế và bảo tồn cao đang đứng trước nguy cơ đe doạ bị tiêu diệt như: Bò tót Bos

gaurus, Gấu Ursus thibetanus, Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys siki, Voọc

Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis, Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus, Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides, Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina, Tê tê Manis javanica, Sơn dương

Capricornis sumatraensis, Nhím Hystrix brachyura, Gà lôi trắngLophura nychthema,

Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah,… Vì vậy nếu không có kế hoạch quản lý và bảo vệ cho phù hợp, trong tương lai gần một số loài có giá trị bảo tồn cao phân bố ở trên địa bàn các xã vùng đệm sẽ bị tiêu diệt, vì rừng bị khai thác cạn kiệt.

3.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Tình hình kinh tế a) Tình hình kinh tế

Nguồn thu nhập chính của người dân các xã vùng đệm vẫn từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, những yếu tố có ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình

là vốn đầu tư, quy mô sản xuất, loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, vật tư, sản phẩm nông nghiệp và tình hình thị trường tiêu thụ. Năm 2014 bình quân lương thực trong khu vực các xã vùng đệm là 205,42 kg/người/năm (riêng thóc 106,30 kg/người/năm), thu nhập bình quân đầu người đạt 4,72 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm 97,98%, tiểu thủ công nghiệp 0,83% và dịch vụ thương mại 1,18%.

Bảng 3.2. Tình hình thu nhập của các xã trong vùng đệm năm 2014

TT Bình quân lương thực (kg/người/năm) Bình quânthu nhập (triệu đồng/người/năm) 1 Sơn Trạch 301,90 11,1 2 Phúc Trạch 129,15 4,69 3 Xuân Trạch 198,66 3,55 4 Hưng Trạch 258,33 11,0 5 Phú Định 275,05 9,66 6 Tân Trạch 327,05 1,80 7 Thượng Trạch 355,58 2,20 8 Trung Hóa 199,27 1,99 9 Thượng Hóa 16,60 3,87 10 Trọng Hóa 102,75 2,20 11 Dân Hóa 166,13 1,45 12 Hóa Sơn 88,30 3,89 13 Trường Sơn 48,98 3,95 Vùng đệm 205,42 4,72

(Nguồn: UBND các xã và phòng Thống kê các huyện - năm 2014)

Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình được từ 9 – 10 tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi và thu hái lâm sản và săn bắt chim thú…trái phép từ những khu vực rừng tự nhiên của các Công ty lâm nghiệp quản lý và tài nguyên rừng trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để đảm bảo đời sống cho gia

đình, những hoạt động này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trong khu vực.

Mức thu nhập giữa các hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ bàng không có sự chênh lệch lớn, nguồn thu nhập chủ yếu là sống nhờ vào canh tác nương rẫy, kết hợp với săn bắn, đánh bắt và chăn nuôi bán tự nhiên. Các hộ có kinh tế khá chủ yếu tập trung vào các hộ dân tộc Kinh, do biết lối làm ăn và có thêm nguồn thu từ các nghành nghề dịch vụ khác như: dịch vụ sửa chữa xe máy, bán xăng dầu, ăn uống, buôn bán tạp hóa và vật tư nông nghiệp,....

Theo kết quả điều tra cho thấy, các xã khu vực vùng đệm thuộc diện đặc biệt khó khăn nằm trong trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)