2. Mục đích của đề tài
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao đất lâm nghiệp
a) Thuận lợi
- Chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được đẩy mạnh. Ngoài diện tích rừng được giao cho các Ban Quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp…để quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện công tác giao rừng tự nhiên sản xuất, rừng trồng sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho CĐDC thôn, HGĐ để QLBVR và hưởng lợi từ rừng. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác QLBVR và phát triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế và người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý và đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.
- Vùng đệm Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng có tài nguyên đất, tài nguyên rừng rất phong phú, dồi dào; việc giao rừng rất phù hợp với nguyện vọng của người dân nhất là những người dân sống gần rừng; phù hợp với tập tục canh tác của người dân tại thôn/ bản; nguồn nhân lực lao động dồi dào cho nên việc nhận rừng được giao để sản xuất là việc làm rất cần thiết với người dân.
- Các chính sách về lâm nghiệp luôn được Nhà nước thường xuyên bổ sung, sửa đổi đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích các CĐDC thôn, HGĐ tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần tích cực vào việc xoá đói, giảm nghèo và làm thay đổi nhận thức của người dân về tài nguyên rừng. Nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ rừng, phục hồi và phát triển rừng.
b) Khó khăn:
- Huyện Minh Hóa là huyện miền núi cao ở tỉnh Quảng Bình, người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số như: Khùa, Chứt Vân Kiều, Ma Cong…, đa số là hộ nghèo, trình độ dân trí rất thấp nên việc triển khai công tác giao rừng và việc QLBVR, phát triển rừng sau khi nhận rừng được giao gặp nhiều khó khăn; mặt khác đường giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, nền kinh tế tự cung tự cấp, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, họ không có điều kiện để sản xuất, kinh doanh nghề rừng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao, vẫn phải chờ đợi sự trợ giúp của nhà nước,các dự án về phát triển rừng. Trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác này rất hạn chế nên đã cản trở việc triển khai thực hiện công tác giao rừng. Chủ yếu là có các dự án hổ trợ về công tác giao đất, giao rừng và phát triển rừng.
- Các chính sách quy định về giao rừng đã được ban hành, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ, nhất là trong việc xác lập quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể được giao rừng, quyền hưởng lợi của các chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể nên các địa phương rất lúng túng trong triển khai thực hiện.
- Công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện giữa HKL huyện, phòng NN&PTN, phòng TN&MT với chính quyền địa phương các xã chưa chặt chẽ; việc cấp giấy CNQSDĐ - Sử dụng rừng còn chậm và thiếu đồng bộ; phân công, phân cấp trách nhiệm còn chồng chéo, không rõ ràng, thiếu thống nhất.
- Việc giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả công tác giao rừng chưa chặt chẽ, không thường xuyên, chưa được tổ chức thành hệ thống thống nhất, xuyên suốt từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Mặt khác, năng lực về tổ chức quản lý và chuyên môn kỹ
thuật và khả năng kiểm tra giám sát theo chức năng quản lý nhà nước của các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về giao rừng rất hạn chế.
- Kinh phí thực hiện trong công tác giao rừng còn chậm, thiếu; trong khi đó kinh phí của nhà nước cấp còn chậm và hạn chế, người dân thì không có vốn, chỉ đóng góp bằng sức lao động là chính ảnh hưởng đến tiến trình trong quá trình triển khai thực hiện công tác giao rừng.