2. Mục đích của đề tài
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác giao rừng.
- Các loại bản đồ chuyên đề như: Bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ diễn biến tài nguyên rừng… liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các chương trình, dự án có liên quan đến công tác giao rừng.
- Các báo cáo của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý về lâm nghiệp, các tổ chức lâm nghiệp... liên quan đến công tác giao rừng.
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các điểm nghiên cứu. - Các thông tin trên thu thập từ mạng, bài báo, tạp chí, các văn bản pháp luật, niên giám thống kế của huyện, các báo cáo thường niên…
2.4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập được các thông tin, số liệu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), cụ thể gồm:
- Trực tiếp phỏng vấn nông dân và tạo cơ hội cho họ trao đổi bàn bạc đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, những kinh nghiệm bảo vệ rừng, kế hoạch và giải pháp để phát triển rừng cho HGĐ cũng như CĐDC thôn.
- Sử dụng bộ câu hỏi để điều tra nông hộ, bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản của hộ; thông tin về quy mô, cơ cấu đất đai; tình hình sử dụng các loại rừng trước và sau giao rừng; hoạt động sản xuất trên đất lâm nghiệp và ý kiến của nông hộ về chính sách giao rừng, những khó khăn, kiến nghị... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nông dân ở điểm nghiên cứu.
- Từ đó, tổng hợp, phân tích định hướng quản lý, phát triển và bảo vệ rừng bền vững
2.4.2.3. Tham vấn chuyên gia
Tham vấn chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển về xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, những vấn đề mà đề tài quan tâm và góp ý cho dự thảo về đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cho công tác giao rừng (thông qua trao đổi trực tiếp hoặc các buổi thảo luận và những buổi phỏng vấn sâu…)