Hiệu quả về kinh tế sau khi giao đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 76)

2. Mục đích của đề tài

3.4.1.Hiệu quả về kinh tế sau khi giao đất lâm nghiệp

- Về nguyên tắc, mục tiêu ban đầu đặt ra cho các đối tượng hưởng lợi bao gồm các nội dung chính sau:

+ Góp phần bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng sản xuất nhằm phát huy tính năng và tác dụng nhiều mặt của khu rừng, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng và văn hoá du lịch trên địa bàn huyện.

+ Làm cho rừng có chủ thật sự; cả CĐDC thôn lẫn từng HGĐ gắn bó với khu rừng trên nền tảng lợi ích của việc bảo vệ và phát triển khu rừng gắn liền cụ thể, sát sườn với lợi ích của chính họ. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc BV&PTR trên toàn vùng.

+ Góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng, không chỉ nhằm xoá đói giảm nghèo mà tiến tới CĐDC thôn, HGĐ có thể làm giàu từ rừng.

Trong quá trình điều tra phỏng vấn các đối tượng đều có ý kiến chung là việc nhận rừng mới vừa giao chỉ có phần nào đáp ứng được mục tiêu trước mắt, đó là cung cấp nguồn lâm sản phụ: Lá nón, mật ong, nấm, rau rừng, chuối nhà, chuối rừng, thơm; các loại dược liệu như: Sâm cau, mật nhân, tần ngân, hà thủ ô...; củi khô phục vụ nhu cầu của người dân, tuy nhiên chỉ đáp ứng cho một phần nhỏ nhu cầu kinh tế của người dân.

Bảng 3.12. Các loại sản phẩm khai thác trước và sau khi giao rừng của hộ gia đình trên

Sản phẩm

Xã Trộng Hóa Xã Trung Hóa

Trước giao rừng Sau khi giao rừng Trước giao rừng Sau khi giao rừng Số lượng Tiền (đồng) Số lượng Tiền (đồng) Số lượng Tiền (đồng) Số lượng Tiền (đồng) Củi khai thác 120kg củi 520.000 2000kg củi 1.200.000 120kg củi 500.000 2400kg củi 1.200.000 Các loại dược liệu 12kg 290.000 15kg 375.000 10kg 250.000 14kg 350.000 Các loại lâm sản phụ ... 1.200.000 ... 2.300.000 ... 1.100.000 .... 1.800.000 Tổng 2.010.000 3.875.000 1.850.000 3.350.000

“Kết quả điều tra tổng hợp số liệu, 2014” Từ bảng trên cho thấy, hiệu quả kinh tế từ sản phẩm khai thác từ gỗ là chưa có, hiệu quả từ củi, các loại dược liệu, các loại lâm sản phụ so với lúc nhận rừng được giao thì có tăng lên nhưng không đáng kể. Theo ý kiến của các CĐDC thôn, HGĐ nhận rừng được giao thì mục tiêu lớn nhất, động lực chính để thuyết phục cả CĐDC thôn, HGĐ tham gia chính là nguồn tài nguyên gỗ cũng như những hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính.

Tuy nhiên những hưởng lợi từ rừng hầu như không có gì bởi lẽ rừng mới vừa giao, rừng được giao là rừng nghèo, bên cạnh đó chưa được sự quan tâm của các cấp chính quyền ngoài những sự động viên, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, còn có sự hổ trợ về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật của các dự án, đặc biệt là dự án khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, về các mô hình sinh kế để bà con nâng cao đời sống hạn chế tác động vào rừng, và có điều kiện phát triển rừng.

- Cơ cấu thu nhập của các CĐDC thôn và HGĐ sau khi giao rừng: Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các CĐDC thôn và HGĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Chính sách giao rừng

thực hiện trên địa bàn huyện Minh Hóa đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Để chứng minh rõ hơn tác động tích cực này, thông qua phỏng vấn các thành viên trong CĐDC thôn và HGĐ, tiến hành thu thập của 30 HGĐ ở mỗi xã, xã Trung Trung và Trộng Hóa trước và sau khi giao rừng phù hợp với điều kiện từng địa phương. Thu thập từ lâm nghiệp bao gồm thu nhập từ rừng tự nhiên, rừng trồng và các lâm sản ngoài gỗ, còn thu nhập từ nông nghiệp bao gồm thu nhập từ chăn nuôi, cây ăn quả và cây nông nghiệp. Kết quả điều tra từ nguồn thu thập của 02 xã này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của các HGĐ sau khi giao rừng.

Ngành nghề

Xã Trộng Hóa Xã Trung Hóa

Trước khi giao Sau khi giao Trước khi giao Sau khi giao 2010 Tỷ lệ (%) 2014 Tỷ lệ (%) 2010 Tỷ lệ (%) 2014 Tỷ lệ (%) Lâm nghiệp 20 67 24 80 12 40 15 50 Nông nghiệp 5 16,5 4 13,33 9 30 8 26,66 Khác 5 16,5 2 6,66 9 30 7 23,33 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100

“ Kết quả điều tra hợp số liệu 2014” Như vậy, cơ cấu thu nhập của các HGĐ trước và sau khi nhận rừng đối với ngành nghề: Lâm nghiệp, nông nghiệp... thì có phần khác nhau nhưng chưa đáng kể. Lâm nghiệp thì sau khi giao rừng thì cơ cấu thu nhập được cao hơn so với lúc chưa nhận rừng được giao; Còn nông nghiệp thì ngược lại lúc giao rừng thì giảm xuống so lúc chưa giao rừng, có sự hưởng lợi từ rừng mang lại nhưng chưa đáng kể.

- Cuộc sống của người dân ở miền núi Huyện Minh Hóa rất khó khăn; từ năm 2010, sau khi được nhà nước giao rừng để quản lý bảo vệ rừng và từ đó hưởng lợi từ rừng theo quy định của Nhà nước thì cuộc sống của người dân cũng đỡ hơn . Từ năm 2010 trở về trước họ sống cho qua ngày, qua bữa, thu nhập bình quân rất thấp, cuộc sống rất thiếu thốn, con cái không được học hành tử tế mà phải nghỉ học đi làm thuê.

Năm 2010 cho đến nay thực hiện phương án giao rừng trên địa bàn huyện Minh Hóa. Đất rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng sản xuất được giao đến cho từng CĐDC thôn, HGĐ ở các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, đã khuyến khích người dân tham gia sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng xen canh các loài cây có giá trị kinh tế và kết quả mang cũng dần ổn định, hàng năm thu nhập của họ chủ yếu các loại như: Cung cấp nguồn lâm sản phụ: Lá nón, mật ong, nấm, lá chè, chuối rừng, thơm; các loại dược liệu như: Sâm cau, mật nhân, tần ngân, hà thủ ô...; Củi khô phục vụ nhu cầu của người dân... do rừng mới giao mà chủ yếu giao rừng nghèo nên thu nhập từ gỗ và các loài cây mới trồng xen như tre, lồ ô, quế, mây là chưa có. Tuy là rừng mới được giao hiệu quả kinh tế từ rừng chưa thể hiện được nhiều nhưng phần nào đó cũng tạo công ăn việc làm cho người nhận rừng, không còn lang thang, làm thuê ở nơi khác, họ an tâm ổn định cuộc sống, cố gắng làm giàu từ rừng mang lại, cố gắng QLBVR và phát triển rừng; mặt khác trong thời gian mới nhận rừng còn có nhiều khó khăn nhất là trong việc ổn định cuộc sống nên dự án Phong Nha Kẻ Bàng, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ để họ vượt qua, an tâm đầu tư vào phát triển rừng.

Điều kiện vật chất của các HGĐ được nâng lên là một trong những điểm nổi bật nhất ở địa phương kể từ khi chương trình giao rừng được triển khai. Mặc dù thu nhập từ việc nhận rừng được giao chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng bước đầu đã giúp người dân có thêm thu nhập để mua sắm một số trang thiết bị cần thiết cho gia đình, từ đó góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên khi nhìn vào các loại tài sản trong gia đình chúng ta thấy người dân đầu tư chủ yếu vào việc mua sắm các phương tiện nghe nhìn và đi lại, trong khi đó các loại trang thiết bị phục vụ cho sản xuất hầu như vắng bóng. Mặc dù cuộc sống hiện nay của người dân tộc thiểu số đã có nhiều đổi thay, người dân có nhiều cơ hội để được giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên lối sống “Văn hóa” đang phổ biến trong cộng đồng từ nhà ở, trang phục cho đến tiêu dùng hàng ngày làm xói mòn bản sắc dân tộc của địa phương.

Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, bảo vệ và chăm sóc rừng còn góp phần cải tạo khí hậu, phòng chống lũ đầu nguồn, bảo vệ hoạt động sản xuất của người dân ở các xã trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 76)