2. Mục đích của đề tài
3.2.7. Nhận xét chung về trình tự giao đất lâm nghiệpcho CĐDC thôn, HGĐ vùng
Nhìn chung việc giao rừng ở các xã trên địa bàn vùng đệm huyện Minh Hóa đã diễn ra thuận lợi; các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành giao rừng theo trình tự, thủ tục mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn như:
- Việc giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được sự tham gia của người dân, đặc biệt là các HGĐ nghèo và phụ nữ.
- Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân, đặc biệt người được hưởng lợi từ công tác giao rừng.
- UBND các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là Kiểm lâm địa bàn (KLĐB) xã truyền đạt cho người dân biết về quyền và trách nhiệm của các CĐDC thôn, HGĐ nhận rừng được giao một cách hợp lý theo đặc điểm vị trí địa hình và cơ cấu sử dụng.
- Diện tích giao rừng cho CĐDC thôn, HGĐ đều được biểu thị một cách rõ ràng trên bản đồ và được quản lý của cán bộ địa chính.
- Cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ địa chính phân tích,hướng dẫn cho bà con rỏ về quyền và nghĩa vụ của mình, vì đa số người dân là đồng bào dân tộc không biết đọc, biết viết nên tài liệu phát cho người dân kết hợp với họp dân nhiều lần lồng ghép tuyên truyền phổ biến mới có hiệu quả cao.
Bảng 3.11. Đánh gia tầm quan trọng của các bước trong tiến trình giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng và các hộ gia đình
Thành phần đánh giá
Các bước 3,4,5 rất quan trọng và cần sự tham gia của dân
Các bước 1,2 và 6,7 nhóm chuyên môn thực hiện % ý kiến đồng ý % không đồng ý % ý kiến đồng ý % không đồng ý 1.Cán bộ lãnh đạo xã và huyện 57,23 42,77 62,59 37,41 2. Nhóm công tác giao đất 51,74 48,26 52,88 47,12 3.Thôn trưởng 80,38 19,62 80,23 19,77 4.Người dân 85,17 14,83 90,26 9,74
Kết quả phỏng vấn cán bộ và người tại 2 xã nghiên cứu cho thấy:
- Số ý kiến của cán bộ huyện, xã cũng như nhóm công tác giao đất cho rằng tiến trình giao đất lâm nghiệp đã được tổng kết trên nhiều địa phương khác nhau trong cả nước và được tư liệu hóa thành quy trình, vì vậy tất cả các bước thực hiện trong trình tự giao đất lâm nghiệp là quan trọng như nhau (chưa đến 60% ý kiến đồng ý bước
3,4,5 là quan trọng), tuy nhiên bước 3,4,5 rất quan trọng cho từng xã thôn cụ thể, còn
các bước còn lại có thể đơn giản hơn cho các xã, thôn thực hiện sau này.
- Trong khí đó tại cộng đồng dân cư gồm thôn trưởng và người dân họ cho quan trọng nhất là bước 3, bước 4 và bước 5(trên 80% ý kiến đồng ý) nêu đầu tư kinh phí cho các bước này, vì các bước này thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện, hơn nữa nếu làm tốt 3 bước này sẽ có phương án giao đất lâm nghiệp bảo đảm sự công bằng và đáp ứng được nguyện vọng của người dân
Đánh giá chung: Trong tiến trình giao đất giao rừng cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình đã điều tra tại 2 xã điểm nghiên cứu chúng tôi thấy trong 7 bước thực hiện:
Quan trọng nhất là bước 3, bước 4 và bước 5 nêu đầu tư thời gian và nguồn lực (con người, kinh phí) cho các bước này, vì các bước này thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện, hơn nữa nếu làm tốt 3 bước này sẽ cho ta phương án giao đất lâm nghiệp bảo đảm sự công bằng và đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
Các bước khác (bước 1, 2 và bước 6,7) chỉ giao cho nhóm chuyên môn (kiểm lâm địa bàn, địa chính xã và các trưởng thôn) là thực hiện được, vì nếu cứ đúng tiến trình thực hiện như vậy rất tốn kém, mất nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại không cao.