2. Mục đích của đề tài
3.1.6. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình kinh tế
Nguồn thu nhập chính của người dân các xã vùng đệm vẫn từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, những yếu tố có ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình
là vốn đầu tư, quy mô sản xuất, loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, vật tư, sản phẩm nông nghiệp và tình hình thị trường tiêu thụ. Năm 2014 bình quân lương thực trong khu vực các xã vùng đệm là 205,42 kg/người/năm (riêng thóc 106,30 kg/người/năm), thu nhập bình quân đầu người đạt 4,72 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm 97,98%, tiểu thủ công nghiệp 0,83% và dịch vụ thương mại 1,18%.
Bảng 3.2. Tình hình thu nhập của các xã trong vùng đệm năm 2014
TT Xã Bình quân lương thực (kg/người/năm) Bình quânthu nhập (triệu đồng/người/năm) 1 Sơn Trạch 301,90 11,1 2 Phúc Trạch 129,15 4,69 3 Xuân Trạch 198,66 3,55 4 Hưng Trạch 258,33 11,0 5 Phú Định 275,05 9,66 6 Tân Trạch 327,05 1,80 7 Thượng Trạch 355,58 2,20 8 Trung Hóa 199,27 1,99 9 Thượng Hóa 16,60 3,87 10 Trọng Hóa 102,75 2,20 11 Dân Hóa 166,13 1,45 12 Hóa Sơn 88,30 3,89 13 Trường Sơn 48,98 3,95 Vùng đệm 205,42 4,72
(Nguồn: UBND các xã và phòng Thống kê các huyện - năm 2014)
Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình được từ 9 – 10 tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi và thu hái lâm sản và săn bắt chim thú…trái phép từ những khu vực rừng tự nhiên của các Công ty lâm nghiệp quản lý và tài nguyên rừng trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để đảm bảo đời sống cho gia
đình, những hoạt động này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trong khu vực.
Mức thu nhập giữa các hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ bàng không có sự chênh lệch lớn, nguồn thu nhập chủ yếu là sống nhờ vào canh tác nương rẫy, kết hợp với săn bắn, đánh bắt và chăn nuôi bán tự nhiên. Các hộ có kinh tế khá chủ yếu tập trung vào các hộ dân tộc Kinh, do biết lối làm ăn và có thêm nguồn thu từ các nghành nghề dịch vụ khác như: dịch vụ sửa chữa xe máy, bán xăng dầu, ăn uống, buôn bán tạp hóa và vật tư nông nghiệp,....
Theo kết quả điều tra cho thấy, các xã khu vực vùng đệm thuộc diện đặc biệt khó khăn nằm trong trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. So với tiêu chí phân loại hộ nghèo khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống thì tổng số hộ nghèo năm 2014 là 8.075 hộ, chiếm 50,86% tổng số hộ trong vùng đệm (tăng 0,67% so với năm 2013); Số hộ cận nghèo là 2.129 chiếm 13.41% tổng số hộ (giảm 0,19% so với năm 2013).
Bảng 3.3. Số hộ nghèo và cận nghèo tại vùng đệm năm 2014
TT Xã Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Trung Hóa 1,285 705 54.86 388 30.19 2 Dân Hóa 810 642 79.26 7 0.86 3 Trọng Hóa 730 601 82.33 13 1.78 4 Hóa Sơn 420 229 54.52 65 15.48 5 Thượng Hóa 715 547 76.50 62 8.67 6 Hưng Trạch 2,795 610 21.82 264 9.45 7 Phúc Trạch 2,698 1,615 59.86 520 19.27 8 Sơn Trạch 2,785 848 30.45 352 12.64 9 Tân Trạch 85 62 72.94 3 3.53 10 Thượng Trạch 490 442 90.20 13 2.65 11 Phú Định 750 106 14.13 30 4.00 12 Xuân Trạch 1,355 861 63.54 240 17.71 13 Trường Sơn 959 807 84.15 172 17.94 Vùng đệm 15,877 8,075 50.86 2,129 13.41
Khu vực vùng đệm chủ yếu là thuần nông, khó khăn về kinh tế, nhưng thời gian qua, nền kinh tế của các xã có sự chuyển dịch đúng hướng theo xu thế phát triển chung của huyện và tỉnh, đó là ngành nông lâm thủy sản có xu hướng giảm dần, nhưng ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng đáng kể, góp phần tích cực đưa nền kinh tế của địa phương tăng trưởng đúng hướng. Cụ thể cơ cấu kinh tế như sau: Ngành Nông - lâm - thủy sản chiếm 78%; Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 4%; Ngành Thương mại - dịch vụ chiếm 18%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các xã năm 2014 đạt 11,71%, tăng 0,28% so với năm 2013. Cụ thể các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản năm 2014
TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Khối lượng thực hiện
1 Tăng trưởng kinh tế % 11,71
2 Cơ cấu kinh tế % 100,00
Nông, lâm, ngư nghiệp % 78
Công nghiệp và và TTCN % 4
Thương mại - dịch vụ % 18
3 Sản lượng lương thực Tấn 13.451,52
Bình quân đầu người Kg/người/năm 205,42
Tổng đàn gia súc Con 51.345
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,35
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các xã, 2014)
Tuy nhiên việc phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch chung của tỉnh vẫn không đạt được chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau:
- Về khách quan: Do các xã vùng đệm có xuất phát điểm nền kinh tế quá thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa phát triển đồng bộ; chưa có các ngành mũi nhọn để làm đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Thiên tai thường xảy ra, thời tiết khắc nghiệt, lũ lụt, rét hại kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế mà đặc trưng của nó chủ yếu là sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ.
- Về chủ quan: Trình độ, năng lực của một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, trong chỉ đạo điều hành có mặt còn lúng túng, thiếu
kiên quyết, thiếu các giải pháp đồng bộ, tích cực, hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên và nhân dân chưa khắc phục được tính bảo thủ trì trệ, trông chờ ỷ lại sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước; chưa khai thác và phát huy mạnh mẽ yếu tố nội lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Biểu đồ 3.1.Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế của các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng năm 2014
b) Dân tộc
Hầu hết các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Bình có mặt và sinh sống trên địa bàn các xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài người Kinh chiếm 83,1% tổng dân số, trong khu vực còn có 2 dân tộc thiểu số chính là dân tộc Vân Kiều (chiếm 12,6%) và dân tộc Chứt (4,3%). Dân tộc Vân Kiều bao gồm các tộc người như: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì. Dân tộc Chứt gồm các tộc người như: Sách, Mày, Rục, Arem. Các dân tộc thường phân bố tập trung thành từng bản riêng rẽ, hoặc đôi khi sống xen kẽ nhau trong cùng một bản, ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các các thung lũng có suối phía Đông và Đông Bắc của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Người Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp có điều kiện canh tác lúa nước và hoa màu khác như: Trung Hóa, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định. Ngoài ra, người Kinh còn sống rải rác trên địa bàn các xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, trừ xã Tân Trạch.
- Người Vân Kiều sinh sống tập trung nhiều nhất ở các xã như: Trường Sơn có tộc người Vân Kiều; Dân hóa có tộc người Khùa; Tân Trạch có tộc người Ma Coong và tộc người Vân Kiều du canh du cư đến; Thượng Trạch có tộc người Ma Coong chiếm đa số và một số ít tộc người Trì , tộc người Vân Kiều.
- Người Chứt có dân số ít nhất và sinh sống tập trung ở các xã như: Hóa Sơn có tộc người Sách; Thượng Hóa có tộc người Sách, tộc người Rục (bản Yên Hợp), tộc
CN-Tiểu thurCN 4%
Thương mại dịch vụ 18% Nông lâm-ngư nghiệp 78%
người Arem; Dân hóa có tộc người Mầy; Trung Hóa có tộc người Sách; Tân Hóa có tộc người Arem; Thượng Trạch có một số ít tộc người Arem.
Các dân tộc đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân..., nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá như: phong tục canh tác, tôn giáo tín ngưỡng, ngôn ngữ, trang phục, sinh hoạt văn hóa dân gian, v.v.... Những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc cần được gìn giữ, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc trong khu vực. Đó là những giá trị văn hoá phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn đang được du khách ưa chuộng.
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thành phần dân tộc các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
a) Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2014 khu vực các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có 66.442 người/15.877 hộ gia đình, tỷ lệ tăng dân số là 1,35% so với năm 2013. Trong đó 99,41% sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực thành thị.
Bảng 3.5. Dân số, diện tích, mật độ dân số các xã vùng đệm năm 2014
TT Xã Dân số (người) Diện tích tự nhiên (ha) Mật độ dân số (người/ km2) Vùng đệm 66.442 344.526,30 19,03 1 Phúc Trạch 10.821 6.022,35 179,68 2 Xuân Trạch 5.787 17.716,89 32,66 3 Sơn Trạch 10.733 10.138,71 105,86 4 Hưng Trạch 11.201 9.515,02 117,72 Kinh 79% Vân Kiều 4% Khùa 7% Ma Cong 4% Trì 0% Rục 0% Sách 2% Mày 3% A Rem 1%
TT Xã Dân số (người) Diện tích tự nhiên (ha) Mật độ dân số (người/ km2 ) 5 Phú Định 2.769 15.360,18 18,02 6 Tân Trạch 473 36.281,04 1,30 7 Thượng Trạch 2.511 72.572,51 3,46 8 Trung Hóa 5.831 9.453,88 61,67 9 Trọng Hóa 3.675 18.885,22 19,46 10 Dân Hóa 3.550 17.651,97 20,11 11 Hóa Sơn 1.670 18.030,67 9,26 12 Thượng Hóa 3.300 35.470,00 9,30 13 Trường Sơn 4.121 77.427,86 5,32
(Nguồn: Niêm giám thống kê của các huyện năm 2014)
Mật độ dân số trung bình của các xã vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng thấp (19,03 người/km2), nhưng phân bố dân số giữa các xã rất không đồng đều. Xã có mật độ dân số cao là Phúc Trạch 179,68 người/km2, Hưng Trạch 117,72 người/km2, Sơn Trạch 105,86 người/km2
, trái lại ở các xã như: Tân Trạch và Thượng Trạch lại rất thưa thớt (mật độ dân số của Tân Trạch là 1,30 người/km2, xã Thượng Trạch là 3,46 người/km2
).
Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu hướng giảm theo các năm, thành quả này đạt được phần lớn nhờ sự hoạt động tích cực của mạng lưới dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tuy nhiên, theo quy hoạch định hướng phát triển kinh tế của huyện Bố Trạch đến năm 2015 sẽ thành lập thị trấn Phong Nha – Kẻ Bàng và thị tứ Phú Định, nên dân số đô thị của các xã sẽ tăng đột biến.
Đa số dân cư thường phân bố ở những nơi có đất canh tác nông nghiệp, Khu du lịch sinh thái VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, dọc đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12C, ngoài ra còn có các tộc người sống ở các rẻo cao, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn (Rục, Arem,….) . Trong giai đoạn tới cần sắp xếp, bố trí lại dân cư và phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn, để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
d) Cơ cấu lao động
Đây là tỉ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỉ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.
Bảng 3.6. Lao động và cơ cấu lao động các xã vùng đệm năm 2014
TT Xã Số
lao động
Cơ cấu lao động phân theo ngành KT (%) Nông – lâm - ngư nghiệp Công nghiệp &TTCN Dịch vụ- thương mại Tổng 35.037 91,79 3,39 4,89 1 Phúc Trạch 5.910 89,51 3,05 7,45 2 Xuân Trạch 3.202 95,41 2,22 2,37 3 Sơn Trạch 5.844 73,32 3,11 23,56 4 Hưng Trạch 6.515 92,77 2,99 4,94 5 Phú Định 1.543 80,62 12,12 7,26 6 Tân Trạch 157 94,90 0 5,10 7 Thượng Trạch 1.103 97,10 0,27 2,63 8 Trung Hóa 2.552 61,10 24,90 15,00 9 Trọng Hóa 1.739 95,29 1,23 3,48 10 Dân Hóa 1.971 94,21 1,31 4,48 11 Hóa Sơn 889 97,36 0,95 1,69 12 Thượng Hóa 1.770 97,12 1,05 1,83 13 Trường Sơn 1.842 97,25 1,00 1,75
(Nguồn: Niêm giám thống kê của các huyện năm 2014)
Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 91,79%, còn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác chiếm 8,21% so với tổng số lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 20 25% số lao động hiện có, thời gian sử dụng lao động thấp (82%). Những ngày nông nhàn, lực lượng lao động sẽ dư thừa, nguồn nhân lực này một phần do không có nghề phụ, mặt khác do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống. Hệ quả không thể tránh khỏi là số lao động dư thừa rời địa
phương đi kiếm việc làm để mưu sinh, không ngoại trừ vào khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên trong VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là cơ hội để lao động dư thừa đi làm thuê cho các hộ nông dân khá giả trong vùng là khá hạn chế, vì diện tích đất của từng hộ gia đình trong khu vực là khá nhỏ và được phân chia khá đều. Người dân cũng không có xu hướng đi làm thuê tại các thị trấn lân cận hoặc tại Đồng Hới dù vẫn có thể đi/về trong ngày. Hiện nay ở các xã vùng đệm lớp thanh niên trẻ (ở độ tuổi 14 – 15), khỏe mạnh đang có xu thế đi vào các tỉnh miền Nam tìm kiếm việc làm, có khi nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ lại con cái cho ông bà chăm nuôi để đi khỏi làng quê tìm kiếm công ăn việc làm. Tuy nhiên, lớp thanh niên hầu hết chưa kết thúc giáo dục cấp trung học, nên cơ hội của họ tại “thị trường lao động” khá hạn chế.
c)Để giải quyết vấn đề tạo việc làm và thu hút nguồn lao động dư thừa trong khu vực vùng đệm cho người lao động, trung tâm dạy nghề tại các huyện đóng một vai trò rất quan trọng. Bằng việc tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm, nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động. Tuy nhiên số lượng lao động được tạo việc làm chủ yếu chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ thương mại, còn lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống vốn là thế mạnh của các xã vùng đệm thì chưa được quan tâm đúng mức.
- Bên cạnh đó các dự hổ trợ tạo công ăn việc làm cho người dân sống quanh vùng đệm và tạo ra các mô hình nhỏ cho các hộ gia đình thông qua các dự án như:
- Dự án bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực VQG PNKB “khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng bằng các loài cây Bản địa tại các xã vùng đệm với diện tích 4250ha, và giao rừng cho cộng đồng quản lý 11.900ha cho 39 cộng đồng tại vùng đệm”. Tập huấn nghề, hổ trợ mô hình sinh kế cho người dân sống quanh vùng đệm và được đánh giá sất có hiệu quả.
- Dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng “Được triển khai từ năm 1999 Với những chính sách hỗ trợ tích cực (hỗ trợ 100% toàn bộ giống cây lâm nghiệp keo lai, hỗ trợ tiền phát thực bì và chi phí chăm sóc ban đầu). Dự án 661 đã khuyến khích được người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, thực sự là