3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.9. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA
LÚA NẾP THÍ NGHIỆM
Nhằm đánh giá ảnh hưởng, xem xét sự thay đổi chất lượng các giống lúa nếp thí nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một số chỉ tiêu chất lượng như: Chất lượng xay xát, chất lượng dinh dưỡng...Kết quả thu được chỉ ra rằng, sự thay đổi về các chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nếp giữa hai phương thức canh tác là không rõ rệt. Số liệu phân tích thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nếp
Giống Dài hạt gạo (mm) Tỉ lệ D/R Hàm lượng Amylose (%) Hàm lượng protein (%) Độ bền gel Hương thơm sau khi nấu NTH 4,85 1,66 3,56 8,65 Mềm Thơm NĐ 5,62 2,04 5,33 7,21 Mềm Thơm N3T 5,45 1,94 4,16 10,36 Mềm Không thơm NT 5,33 1,90 6,72 6,95 Mềm Không thơm HB 4,96 1,79 4,87 10,48 Mềm Thơm
Chiều dài hạt gạo: Chiều dài hạt gạo do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và điều kiện canh tác. Ở giai đoạn hạt lúa vào chắc nếu thời tiết thuận lợi, tập trung được dinh dưỡng thì chiều rộng hạt gạo sẽ đạt kích thước tối đa. Chiều dài hạt dao động từ 4,85 – 5,33mm. Tỉ lệ D/R của hạt gạo từ 1,66 – 2,04. Tất cả các giống lúa nếp thí nghiệm này có hạt hơi bầu vì chủ yếu là giống có nguồn gốc Japonica.
Hàm lượng Amylose: Amylose là thành phần tinh bột không phân nhánh có trong gạo, có tương quan nghịch với độ dẻo, độ mềm, màu và độ bóng của cơm.
Dựa vào hàm lượng amylose người ta phân chia gạo thành 2 loại:
- Gạo nếp có hàm lượng amylose < 9 %. Loại gạo này dẻo, dính; đồng thời giữ nguyên dạng khi nấu chín.
- Gạo tẻ có hàm lượng amylose >= 9 %. Đối với gạo tẻ người ta chia làm 4 loại tùy thuộc vào hàm lượng amylose:
+ Loại gạo tẻ có hàm lượng amylose rất thấp (< 15 %): Hạt cơm ướt, dẻo, trong và gần như giữ nguyên hạt khi nấu chín.
+ Loại gạo tẻ có hàm lương amylose thấp (15 - 22 %): Hạt cơm gần như không nở sau khi nấu, cơm có độ bóng và dẻo.
+ Loại gạo tẻ có hàm lương amylose trung bình (22,1 - 25 %): Hạt cơm nở ít sau khi nấu, cơm xốp và mềm.
+ Loại gạo tẻ có hàm lượng amylose cao (25,1 - 28 %): Hạt cơm nở to sau khi nấu và cứng khi nguội.
Hàm lượng Amylose ở trong hạt của các giống dao động đều thấp hơn 9%. Trong đó giống NTH (Nếp thơm Huế) có hàm lượng Amylose thấp nhất, đạt 3,56%. Giống cao nhất là giống NT (Nếp than) với 6,72%. Hàm lượng Amylose càng thấp thì gạo càng dẻo và ngược lại.
Hàm lượng protein: thể hiện chất lượng dinh dưỡng của gạo, protein trong gạo là dạng có phẩm cấp cao do có chứa nhiều lysine, hàm lượng protein thể hiện độ ngon của gạo do các axit amin mang lại. Giống có hàm lượng protein thấp nhất là giống NT (Nếp than) và NĐ (Nếp đắng), với hàm lượng protein là 6,95% và 7,21%. Hàm lượng protein của giống N3T (10,36%) và giống HB (10,48%) cao hơn hẳn so với giống NTH (8,65).
Độ bền thể gel: Độ bền thể gel cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơm, các giống lúa có độ bền thể gel mềm sẽ cho cơm ngon. Trong cùng một nhóm giống có hàm lượng amylose như nhau, giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn giống đó sẽ được ưa chuộng. Qua quá trình phân tích chúng tôi nhận thấy: Các giống lúa nếp thí nghiệm có độ bền gel mềm.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Hầu hết các giống lúa nếp thử nghiệm có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng (nếp thơm Huế), riêng giống nếp 3 tháng (N3T) Bình Định trồng theo phương thức truyền thống có thời gian sinh trưởng thấp hơn giống nếp thơm Huế 7 ngày.
2. Trong 5 giống nếp thử nghiệm có 2 giống là giống nếp 3 tháng (N3T) Bình Định, giống nếp Hương bầu (HB) Quảng Nam có các đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh lý, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và hàm lượng protein tốt hơn giống đối chứng ở cả 2 hình thức canh tác. Năng suất thực thu nếp Hương bầu (HB) Quảng Nam cao hơn đối chứng ở phương thức canh tác truyền thống là 7,26 tạ/ha, ở phương thức canh tác SRI là 10,99 tạ ha; giống nếp 3 tháng (N3T) Bình Định năng suất cao hơn đối chứng ở phương thức canh tác truyền thống là 3,80 tạ/ha, ở phương thức canh tác SRI là 4,05 tạ/ha
3. Trong 5 giống nếp thử nghiệm có 1 giống là giống nếp Đắng (NĐ) Quảng Nam có các đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh lý, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất, hàm lượng protein tốt hơn giống đối chứng ở phương thức canh tác SRI. Năng suất thực thu giống Đắng (NĐ) Quảng Nam cao hơn đối chứng ở phương thức canh tác SRI là 3,64 tạ/ha.
4. Ở phương thức canh tác cải tiến SRI các giống lúa nếp sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất đều tốt hơn ở phương thức canh tác truyền thống. Năng suất của tất cả các giống ở phương thức canh tác cải tiến SRI cao hơn ở phương thức canh tác truyền thống cụ thể như sau: giống NTH: 2,05 tạ/ha; giống NĐ:4,40 tạ/ha; giống N3T: 1,94 tạ/ha; giống NT 0,81; HB 5,78
5. Giống nếp Hương bầu Quảng Nam và giống nếp Ba tháng Bình Định là 2 giống có triển vọng sản xuất trong vụ đông xuân tại Thừa Thiên Huế trong cả 2 phương thức canh tác. Giống nếp Đắng (NĐ) Quảng Nam có triển vọng khi áp dụng phương thức canh tác lúa cải tiến.
ĐỀ NGHỊ
1. Cần tiến hành thử nghiệm đánh giá các giống nếp có triển vọng là giống Nếp Hương bầu Quảng Nam, giống nếp Ba tháng Bình Định, giống nếp Đắng Quảng Nam trong vụ Hè thu tại Thừa Thiên Huế.
2. Cần tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật như mật độ, khoảng cách, lượng phân bón...cho các giống nếp có triển vọng là giống Nếp Hương bầu Quảng Nam, giống nếp Ba tháng Bình Định, giống nếp Đắng Quảng Nam, để hoàn thiện quy trình sản xuất các giống lúa nếp này theo phương pháp canh tác lúa cải tiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Báo Nông Nghiệp điện tử, đăng ngày 10/5/2017, Giống lúa nếp lai 3 dòng đầu tiên ở Việt Nam , Website:
https://nongnghiep.vn/giong-lua-nep-lai-3-dong-dau-tien- o-viet-nam-post193339.html
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT)
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004), Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm
bằng phương pháp cho điểm (Quyết định số: 05/2004/QĐ-BNN)
[4]. Nguyễn Văn Bộ (2012). Nghiên cứu lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1):3-11.
[5]. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2001), “Nguồn tài nguyên di truyền cây lúa”,
Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Tr 146-147
[6]. Công ty Thuốc Nam, Gạo nếp–Tác dụng chữa bệnh và thành phần dinh dưỡng của gạo nếp, Website: https://thuocchuabenh.vn/cay-thuoc/gao-nep.html. [7]. Ngô Thế Dân (1994), Dự án PCT/VIE/125 hỗ trợ phát triển lúa lai, Thông tin
chuyên đề nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[8]. Ngô Tiến Dũng (2007), Chương trình IPM Quốc gia – Áp dụng SRI trong sản xuất lúa ở khu vực sinh thái phía Bắc Việt Nam, Báo cáo được trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Mang lại tiến bộ cho các nông dân trồng lúa quy mô nhỏĐồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật/Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Văn phòng khu vực Đông Nam Á, Oxfam Mỹ.
[10]. Bùi Huy Đáp (1978), Lúa Việt Nam trong vùng Đông Nam châu Á, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[11]. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, [12]. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[13]. Nguyễn Ngọc Đệ, (2008), Giáo trình cây lúa, Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng Sông Cửu Long, Bộ môn tài nguyên cây trồng,
[14]. Trương Đích (1999), 265 giống cây trồng mới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [15]. Lê Hữu Hải (2013), Báo cáo tổng kết đề tài “Chọn lọc làm thuần giống lúa
Than đặc sản”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang.
[16]. Tăng Thị Hạnh, Phan Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Hường, Phạm Văn Cường, Takuya Araki (2013). Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích lũy của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (14): 9-17
[17]. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2014), Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo năm 2013, Hà Nội, tr.14-18.
[18]. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [19]. Vũ Tuyên Hoàng (1998), Chọn giống cây lương thực, NXB Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội.
[20]. Nguyễn Văn Hoan (1994), Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng
phương pháp lai hữu tính, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp.
[21]. Nguyễn Hữu Hồng (1993), Luận án Thạc sĩ nông nghiệp - Nagazaki - Nhật Bản.
giống lúa nếp đặc sản tại tỉnh tuyên quang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 5, tr. 19-27.
[23]. Nguyễn Văn Luật (2001), Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [24]. Trần Đình Long, Likhopkinq (1992a), Nghiên cứu sử dụng quỹ gen cây trồng từ
nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[25]. Trần Đình Long, Likhopkinq (1992b), Nghiên cứu sử dụng quỹ gen cây trồng từ nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[26]. Đinh Thế Lộc (2006), Giáo trình kỹ thuật trồng lúa, Nhà xuất bản Hà Nội. [27]. Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết (2004), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [28]. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội
[29]. Matsushima, (1976), Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ 35 giống/dòng lúa cải tiến ngắn ngày tại Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 1990-1991, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt, Khoa Trồng Trọt, Đại học Cần Thơ .
[30]. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh Thảo (2007), Lúa đặc sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà nội, tr20-136. (30).
[31]. Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Hoài Nam (2004), Nghiên cứu hệ thống kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of Rice Intensification) vụ xuân 2004 tại thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 53 (3+4)
[32]. Hoàng Văn Phụ (2005), Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of Rice Intensification) vụ xuân 2005 tại thái Nguyên và Bắc Giang, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái nguyên, Số 3 (35), 2005.
[33]. Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng (2016a), Kết quả 10 năm thực hiện quyết định
của Bộ NN và PTNT “Số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 về việc công
nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật”, Sự kiện “Hành trình 10 năm SRI tại Việt Nam”,
[34]. Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng (2016b), Kết quả 10 năm thực hiện quyết định
của Bộ NN và PTNT “Số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 về việc công
nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật”, Sự kiện “Hành trình 10 năm SRI tại Việt Nam”,Đại học Thái Nguyên, Cục BVTV, Thái Nguyên.
[35]. Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng (2016c), Kết quả 10 năm thực hiện quyết định
của Bộ NN và PTNT “Số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 về việc công
nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật”, Sự kiện “Hành trình 10 năm SRI tại Việt Nam”,
Đại học Thái Nguyên, Cục BVTV, Thái Nguyên.
[36]. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT
[37]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2012, 2013, 2014.
[38]. Phạm Chí Thành (1986), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[39]. Thư viện pháp luật, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10791:2015 về Malt - Xác định
hàm lượng nitơ tổng sốvà tính hàm lượng protein thô - Phương pháp Kjeldahl,
Website: https://vanbanphapluat.co/tcvn-10791-2015-malt-xac-dinh-ham-luong- nito-tong-so-protein-tho-kjeldahl.
[40]. Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (7/5/2004) "Báo cáo về sản xuất và xuất khẩu
gạo của Ấn Độ", Nông nghiệp - Nông thôn Việt Nam. Website: WWW
agroviet.gov.vn.
[41]. Trần Ngọc Trang, (2003), Giống lúa lai Trung Quốc và biện pháp gieo trồng , NXB Nông nghiệp
[42]. Văn bản pháp luật.co, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5716-1:2008 (ISO 6647-1:2007) về gạo- Xác định hàm lượng amyloza – phần 1: phương pháp chuẩn, Website https://vanbanphapluat.co/tcvn-5716-1-2008-gạo-xac-dinh-ham
-luong-amyloza-phan-1-phuong-phap-chuan
[43]. Viện nghiên cứu lúa IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩnđánh giá nguồn gen cây lúa, P.O Box 933.1099 Manila, Philippines.
[44]. Nguyễn Văn Vương (2013), Nghiên cứu vật liệu khởiđầu phục vụ công tác chọn tạo lúa nếpở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 126 trang.
[45]. Võ Tòng Xuân (1986), Trồng lúa năng suất cao, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
[46]. WWF-ICRISAT 2010, Nhiều lúa gạo hơn cho con người, nhiều nước hơn cho Hành tinh -More rice for people, more water for planet". WWF-ICRISAT, Hyderabad, Ấn Độ.
Tiếng Anh
[47]. Abha Mishra and V.M.Salokhe (2008), Growing more rice with less water in Asia: identifying and exploring opportunities through system of rice intensification, Agricultural systems and Engineering Asian institute of technology Bangkok, Thailand.
[48]. Bahmaniar M.A. and Ranjbar G.A. (2007), “Response of rice (Oryza sativa L.) cooking quality properties to nitrogen and potassium application”, Pakistan journal of Biological sciences, 10 (10), pp.
[49]. Beachell, H,M: G,S, Khush, and R,C, Aquino, (1972), IRRI's rice breeding program, Losbanos, Philippines.
[50]. Cada, E.C and P.B. Escuro (1997), Rice varietal improvement in the Philippines. IRRI, rice breeding, Losbanos, Philippines
[51]. Chaudhary R.C và D.V.Tran (2001), Specicality rices of the world: A prologue in “Speciality rices of the world, Breeding, production and marketing” Editor- R, Duffy, FAO, Rome, Pp: 3-10.
[52]. Ghosh, R.L (1998), Raetal, Rice in India, Indian council of agricultural researh, New Dehhi.
[53]. Gomez, K.A, and S.K. Dedatta (1995), Influence of environment on protein content of rice. Agron.I.
[54]. Gu M. H (1992), Genetic analysis on alleles relationship of wide compatibility genes among several WC varieties (oryza sativa L.) current status of two line Hybrid rice research PP. 259-268
[55]. FAO (2015) FAOSTAT, Online statistical databases: United States Department of Agriculture, (available at http://faostat3.fao.org/download/Q/QC/E)
[56]. ICARD (14/07/2003) "Ấn độquan tâm đến phát triển gạo thơm"
[57]. IRRI, CIAT, WARDA. Rice Almanac (1997), second edition, Philippines
[58]. Jahirul I. Md., D. Jayasree, Sentinu, NurulAbsar and Md. Hasanuzzaman (2016). A comparative analysis in the macro and micro nutrient compositions of locally available polished rice (Oryza sativa L.) in Bangladesh. International Journal of Biological Research, 4 (2) (2016) 190-194.
[59]. Jin W.K., B.C. Kim, J.H. Lee, D.R. Lee, S. Rehman and S.J. Yun (2013),
protein content and composition of waxy rice grains, pak. j. bot., 45(1): 151-156, 2013.
[60]. Juliano. B.O (1993). Rice in human nutrition. FAO. Rome
[61]. Hoang, C.H (1999), the present Status and trend of rice varietal improvement in Taiwan. SG. Agri
[62]. IRRI (1996), Standard Evaluation system International Rice Research Institute, IRRI Los Banos Philippines.
[63]. Lin, S.C (2001a), Rice breeding in China. IRRI, Rice breeding, Losbanos, Philippines
Philippines
[65]. Lin, S.C (2001c), Rice breeding in China. IRRI, Rice breeding, Losbanos, Philippines
[66]. Mahender K.R. et al. (2007), Hệ thống Thâm canh lúa cải tiến (SRI): Chiến lược
tiết kiệm nước và tăng năng suất trên các ruộng tưới tiêu (System of Rice
Intensification (SRI): A Water-Saving and Productivity-Enhancing Strategy in Irrigated Rice). Ban Giám đốc phụ trách nghiên cứu lúa.
[67]. Ming- Hsuan Chena, Christine Bergman, Shannon Pinsona, Robert Fjellstrom, (2008), Waxy gene haplotypes: Associations with apparent amylase content and the effect by the environment in an international rice germplasm collection,
Journal of Cereal Science 47 (2008) 536-545.
[68]. Nakata S, Jackson B.R (1973), “Interitance of some physical grain quality charateristics in a cross between a Thai and Taiwainese rice”, Thai J. Agric. Sci.
6: 223-235.
[69]. Norman Uphoff (2004), Report on visit to China for review of System of RiceIntensification (SRI), Activities and Progress, Cornell International Institute for Food, agriculture and Development. Cornell University, pp. 1-15.
[70]. Oxfam America (VIE 034/07), (2000) System of Rice Intensification, Advancing Small Farmers in Mekong Region.
[71]. Workshop Report Southeast Asia Regional Knowledge Exchange on SRI Producing More with Less Water, 22-24 June 2009, Bangkok, Thailand
[72]. Wang, Y.R. (1986). Yield Physiology in Hybrid Rice. 75-81
[73]. Yoshida S. (1981), “Fundamentals of rice crop science”, The International rice research institute, Los Banos, Philippines, pp. 1-63.
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Chiều cao cây
Statistix 8.1 2018/08/17, 15:38:49
LSD All-Pairwise Comparisons Test of KETQUA for PTCT*GIONG
PTCT GIONG Mean Homogeneous Groups
2 1 90.800 A 2 2 85.733 B 1 2 83.273 BC 1 1 82.440 C 2 3 81.433 C 2 5 81.167 C 2 4 80.567 C 1 3 77.293 D 1 5 76.000 DE 1 4 74.343 E
Comparisons of means for the same level of PTCT
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.0069 Critical T Value 2.120 Critical Value for Comparison 2.1346 Error term used: NL*PTCT*GIONG, 16 DF
Comparisons of means for different levels of PTCT
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.0874 Critical T Value 2.805 Critical Value for Comparison 3.0503 Error terms used: NL*PTCT and NL*PTCT*GIONG
There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another.
2. Số nhánh
Statistix 8.1 2018/08/17, 17:45:18
LSD All-Pairwise Comparisons Test of KETQUA for PTCT*GIONG
PTCT GIONG Mean Homogeneous Groups
2 5 11.667 A 2 3 10.333 AB 2 1 9.667 BC 2 2 9.333 BC 2 4 9.333 BC 1 5 8.667 C 1 3 8.333 CD 1 1 6.667 D 1 2 6.667 D 1 4 6.667 D
Comparisons of means for the same level of PTCT
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.8498 Critical T Value 2.120 Critical Value for Comparison 1.8016