TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 40 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢ

TIẾN SRI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 nước nghiên cứu, sử dụng và tiếp cận với SRI, bao gồm cả ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Mỹ la tinh...điển hình là Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, Indonesia, Philiplippines, Ấn độ, Malina, Iran…và một số nước khác.

SRI được đưa vào Ấn Độ vào năm 2000 khi các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu (TNAU) khởi xướng thí nghiệm liên quan đến các nguyên tắc của SRI trong một dự án hợp tác về trồng lúa sử dụng ít nước. Năm 2003, một gói các biện pháp SRI đã được hình thành và thử nghiệm tại cánh đồng của 200 nông dân tại lưu vực sông Cauvery và Tamiraparani. Kết quả ở hai lưu vực sông cho thấy sản lượng bình quân tăng 1,5 tấn/hecta trong khi giảm chi phí sản xuất, thậm chí nhu cầu lao động giảm 8%/ha. Đánh giá này tạo nền tảng cho việc chính thức khuyến cáo áp dụng phương thức thâm canh lúa cải tiến cho nông dân vào năm 2004. (Mahender K.R. et al, 2007) [66].

Hiện nay, SRI được biết đến ở tất cả các bang trồng lúa tại Ấn Độ. Ước tính, có khoảng 600.000 nông dân đang trồng lúa sử dụng toàn bộ hoặc từng phần các biện pháp SRI trên diện tích khoảng 1 triệu hecta thuộc 300 trong số 564 huyện trồng lúa của Ấn Độ. SRI cũng đang được điều chỉnh để áp dụng tại những khu vực canh tác nhờ nước mưa tự nhiên (WWF-ICRISAT, 2010) [72].

Ở Trung Quốc SRI bắt đầu được nghiên cứu và đánh giá từ năm 1999- 2000 tại trường Đại học Nông nghiệp Nam Ninh của tiến sỹ Cao Weixing, và trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai bởi giáo sư Yuan Longping (Lin, S.C, (2001c) [65].

Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường đại học Nông nghiệp Trung Quốc tại Bắc Kinh đã thử nghiệm kỹ thuật SRI trên cả hai nền đất trũng và đất cao đều đạt kết quả rất tốt

so với phương pháp sản xuất truyền thống (năng suất 6-7,5 tấn/ha). Thậm chí với mô hình trình diễn ở tỉnh Zhejing, canh tác theo phương thức của SRI đã làm tăng năng suất lên 11,5 tấn/ha, những người nông dân ở đây đã cấy với khoảng cách hàng cách hàng là 50 x 50cm, và họ đã giảm được 30-40% lượng nước tưới, 70% sâu bệnh hại. (Norman Uphoff, 2004) [69].

Ở Campuchia SRI được giới thiệu với vào năm 2000 bởi CEDAC, lúc đầu chỉ có 28 nông dân tham gia thử nghiệm SRI. Đến cuối năm 2008, đã có 104.750 nông dân áp dụng SRI với 58.290 ha diện tích canh tác. Năng suất trung bình của SRI là 3,53 tấn/ha, so với năng suất lúa bình quân của cả nước là 2,62 tấn/ha. Nông dân đã bắt đầu thay đổi hệ thống canh tác của họ, khi áp dụng SRI họ có thể tăng năng suất lên gấp đôi hoặc gấp ba sản lượng. Sản lượng lúa tăng từ 1,5-1,8 tấn/ha lên 2,5-4 tấn/ha (tăng từ 50-150%), lượng hạt giống giảm từ 70-80%, phân bón hóa học giảm 50% (từ 150kg/ha xuống còn 75 kg/ha) [71].

Ở Thái Lan thí nghiệm SRI đầu tiên tại MCC (Multiple Cropping Center) tại đại học Chiangmai bằng việc thử nghiệm hai giống lúa nếp và ba giống lúa tẻ, với đặc điểm sinh trưởng mẫn cảm với ánh sáng, đã được trồng theo phương pháp canh tác truyền thống và theo chế độ quản lý của SRI, như cấy mạ non 17 ngày tuổi so với phương pháp canh tác truyền thống là cấy mạ già 34 ngày tuổi. Cấy theo khoảng cách rộng 25 x 25 cm và cấy 1 dảnh/khóm. Một cuộc hội thảo đầu bờ đã diễn ra ngày 10/5/2001, những người nông dân đã nhìn thấy hiệu quả của việc mạ non và cấy 1 dảnh với năng suất đạt được là 5,11 tấn/ha so với phương pháp truyền thống chỉ đạt 4,3 tấn/ha (Abha Mishra and V.M.Salokhe, 2008) [47].

Đội ngũ cán bộ MCC đã chia sẻ những báo cáo kinh nghiệm từ SRI từ Madagasca và Srilanka với các thành viên khác từ mạng lưới nông nghiệp bền vững từ miền bác Thái lan. Đội ngũ này dự thảo một cuốn sách giáo khoa nhỏ bằng tiếng Thái để dễ dàng phổ biến phương pháp SRI. Khi kỹ thuật SRI đã được phổ biến thì những người nông dân địa phương đã quan tâm rất nhiều về các vấn đề như; Nguồn cung cấp chất hữu cơ, quản lý sâu bệnh hại, ốc bưu vàng…Đặc biệt người dân quan tâm đến vấn đề quản lý nước và cỏ dại (Oxfam America (VIE 034/07), 2000) [70].

Tại Philippines, Hội hợp tác vì sự phát triển miền nam Mindanao (The Consortium for the Development of Southern Mindanao Cooperatives - CDSMC) đã thực hiện SRI trong mùa khô năm 1999. Năng suất trung bình là 4,96 tấn/ha, cao hơn 2 lần năng suất mà nông dân trước đây thường đạt được. Họ đã chỉ ra sự khác nhau tích cực giữa SRI và phương pháp truyền thống là sự vượt trội về số nhánh đẻ, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng 1.000 hạt. Họ cũng kết luận SRI là một biện pháp canh tác thích hợp, có lợi đối với môi trường và là một trong những hệ thống canh tác thích hợp nhất đối với nông dân nghèo [71].

1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN SRI Ở VIỆT NAM TIẾN SRI Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam vụ xuân năm 2003, Ông Ngô Tiến Dũng - Cục Bảo vệ thực vật bắt đầu nghiên cứu về kỹ thuật SRI đầu tiên thông qua chương trình IPM tại Hà Nội, bao gồm mật độ gieo mạ và mật độ cấy đối với giống lúa thuần và lúa lai. Kết quả cho thấy ở đất tốt mật độ cấy thưa lúa tốt hơn so với kỹ thuật thông thường. Kết quả nghiên cứu năm 2006 cho thấy số nhánh đẻ hữu hiệu tăng trong vụ hè (26,7%) cao hơn so với vụ xuân (25%), năng suất lúa đạt cao nhất là ở tỉnh Hà Tây vụ hè tăng 42% và vụ xuân tăng 41%, mặc dù mật độ cấy giảm nhưng số hạt chắc/m2 không giảm so với kỹ thuật thông thường (Ngô Tiến Dũng, 2007) [8].

Năm 2004 Hoàng Văn Phụ và cộng sự đã tiến hành nhiều thí nghiệm tại Thái Nguyên và Bắc Giang về tuổi mạ, mật độ cấy, bón phân, làm cỏ cho cả lúa thuần và lúa lai, ở cả vụ xuân và vụ mùa. Kết quả cho thấy khi áp dụng kỹ thuật SRI làm chi phí hạt giống giảm từ 56-76%, tiết kiệm nước 62%, giảm công cấy và thuốc trừ sâu, năng suất tăng 12-17% so với đối chứng giống Khang dân 18 và từ 16 - 23% so với đối chứng giống Nhị ưu 838 (Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Hoài Nam, 2004;Hoàng Văn Phụ, 2005) [31]; [32].

Chương trình tài trợ 3 năm của OXFAM Mỹ: “Vì sự tiến bộ của nông dân sản xuất nhỏ tiểu vùng Sông Mekong” do Oxfam thực hiện tại Campuchia, Việt Nam và Lào bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2007.

Với việc tăng cường năng lực kỹ thuật cho người nông dân, chương trình đã hỗ trợ mở rộng ứng dụng SRI tại 6 tỉnh điểm là Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Kết quả về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của vụ hè thu/mùa năm 2008: Chi phí giống giảm từ 50-83%; số hạt chắc/bông tăng từ 13,5-21%; đạm urea giảm 6,2-30,5% (riêng Hà Tây do đã áp dụng tốt kỹ thuật quán lý dinh dưỡng trên phạm vi toàn xã nên không có sự khác biệt giữa SRI và tập quán về phân bón); thuốc BVTV giảm từ 33,3-83% (riêng 2 tỉnh Hà Tây và Nghệ An ở cả ruộng SRI và tập quán đều không dùng thuốc BVTV); thủy lợi phí giảm từ 11-50%. Do đó, năng suất tăng từ 5,8-14,4% và lợi nhuận tăng từ 21,3-50,8% (Ngô Tiến Dũng và Nguyễn Lê Minh, 2008) [9].

Chỉ sau hai vụ thực hiện Chương trình, cả 6 tỉnh tham gia đều đã xác định được tầm quan trọng của SRI trong sản xuất lúa bền vững và đã có những chủ trương ứng dụng ra diện rộng.

Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT từ 2011 đến 2016 đã triển khai 2 dự án liên quan đến SRI: Dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”. Thời gian thực hiện 2014- 2016 và tổng kinh phí: 14,933 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện tại: Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau. Kết quả nổi bật thực hiện năm 2014- 2015 (1700 ha): Lượng giống sử dụng 80 kg/ha (sạ hàng) và 100 kg/ha (sạ lan) trung bình giảm 15%. Mô hình SRI sử dụng máy cấy sử dụng 40 -50 kg/ha. Lượng phân đạm giảm giảm 20 -40 kg/ha; Thuốc bảo BVTV sử dụng từ 6-8 lần phun/vụ giảm xuống còn 4-5 lần phun. Năng suất lúa đạt 6,2 đến 6,5 tấn/ha, tăng bình quân 4 tạ/ha so với đại trà. Lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo

SRI trong sản xuất lúa chất lượng”.Thời gian thực hiện 2011- 2013 và tổng kinh phí: 10,5 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện tại: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa; Phú Yên, Bình Định, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu (21 tỉnh). Kết quả nổi bật: năng suất lúa bình quân đạt 6,26 tấn/ha; hiệu quả tăng 6,49 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn ruộng nông dân trung bình là 53,5% (Miền Bắc là 57,5% và Miền Nam là 49,7%). Mô hình dự án giảm chi phí sản xuất được 3,2 triệu đồng/ha, trong đó từ giảm phân: 38,5%; giảm thuốc BVTV: 28%; giảm giống: 20% và giảm nước: 13,5%. Giá thành sản phẩm mô hình thấp hơn ruộng nông dân trung bình 881 đ/kg lúa (tương ứng với 28,7%), trong đó áp dụng SRI ở phía Bắc giảm giá thành 865 đ/kg lúa (ứng với 26,7%). (Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng (2016c) [35].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)