Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lúa là một loại cây trồng quan trọng nhất, vừa là nguồn lương thực chủ yếu vừa là nông sản có kim ngạch xuất khẩu có giá trị lớn.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng được nhiều vụ lúa trong năm và với nhiều giống lúa khác nhau. Sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp, theo tài liệu khảo cổ học đáng tin cậy đã công bố thì cây lúa được trồng phổ biến và nghề trồng lúa đã khá phồn thịnh ở nước ta ở thời kỳ đồ đồng (4000 - 3000 năm trước Công nguyên) (Đinh Thế Lộc, 2006) [26].

Bng 1.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2000 7,67 42,43 32,53 2001 7,49 42,85 32,11 2002 7,50 45,9 34,45 2003 7,45 46,39 34,57 2004 7,45 48,55 36,15 2005 7,33 48,89 35,83 2006 7,32 48,94 35,85 2007 7,21 49,87 35,95 2008 7,40 52,3 38,73 2009 7,44 52,4 38,95 2010 7,49 53,4 40,01 2011 7,66 55,4 42,40 2012 7,76 56,4 43,72 2013 7,90 55,7 44,01 2014 7,81 57,6 44,98

Những số liệu thống kê ở bảng 1.3 cho thấy: Diện tích trồng lúa ở Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2000 đến năm 2007, từ 7,67 triệu ha (2000) xuống còn 7,21 triệu ha (2007) do đất trồng lúa chủ yếu được chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp: Khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf, đường giao thông...Năm 2008, sản xuất lúa đã tăng cả về diện tích và sản lượng. Năm 2014, diện tích lúa đạt 7,81 triệu ha, sản lượng đạt 44,98 triệu tấn. Đây cũng là năm được mùa về lúa gạo của Việt Nam.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [17], những năm tới đây Việt Nam vẫn giữ được vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng cũng như hơn 20 năm qua Việt Nam xuất khẩu gạo xếp vào hạng nhất nhì thế giới với hàng trăm giống lúa nhưng vẫn chưa tạo dựng được một loại gạo chất lượng cao có thương hiệu tầm cỡ quốc gia. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì ngược lại, chỉ với hai loại gạo chất lượng cao mang thương hiệu đặc trưng của mình, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 - 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 - 90% sản lượng của Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới song cũng mới chỉ đáp ứng an ninh lương thực cấp quốc gia mà chưa đáp ứng an ninh lương thực cấp hộ gia đình. Nhiều người dân chưa tiếp cận được với lương thực. Theo dự thảo đề án an ninh lương thực quốc gia thì hiện vẫn còn 6,7% dân số thiếu lương thực, trong đó địa bàn nông thôn là 8,7%. Khoảng 1 triệu đồng bào miền núi quanh năm ăn ngô, sắn thay cơm; khả năng tiếp cận lúa gạo còn hạn chế do thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng kém phát triển. Do vậy trong chiến lược phát triển, cần dành ưu tiên cao cho đảm bảo an ninh lương thực, bởi vì giữ vững an ninh lương thực không chỉ đảm bảo cuộc sống người dân mà còn góp phần rất quan trọng trong việc ổn định an ninh quốc gia và ổn định xã hội (Nguyễn Văn Bộ, 2012) [4]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 27 - 29)