MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG LÚA NẾP THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 72 - 75)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.5. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG LÚA NẾP THÍ NGHIỆM

thu hoạch

Đặc trưng hình thái của cây là tập trung những kiểu hình bên ngoài do kiểu gen quy định. Những tính trạng này được hình thành là do kết quả của sự tác động lẫn nhau của các yếu tố ngoại cảnh, cùng một kiểu gen nhưng ở điều kiện môi trường khác nhau thì sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau.

Những đặc trưng về hình thái bên ngoài sẽ biểu hiện những đặc tính của giống, điều đó có thể giúp ta nhận biết được các yếu tố của giống như: Khả năng cho năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh,…Do đó, dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài này chúng ta có thể phân biệt được các giống với nhau. Trong công tác chọn tạo giống cây trồng, đặc trưng hình thái luôn được nghiên cứu để phân biệt các giống với nhau.

Mỗi giống khác nhau đều có các đặc điểm khác nhau và thể hiện rõ nhất các đặc trưng của một giống, nhận biết được đặc điểm của từng giống giúp chúng ta đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển và độ thuần của chúng khi đưa vào sản xuất, từ đó có thể có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm thu được năng suất cao nhất.

Bng 3.6. Một sốđặc trưng hình thái của các giống lúa nếp thí nghiệm ởhai phương thức canh tác Phương thức Giống Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài bông (cm) Số lá xanh khi thu hoạch (lá) Diện tích lá đòng (cm2) Canh tác truyền thống NTH 82,4c 21,6bc 2,1d 21,9c NĐ 83,3bc 21,8bc 2,3b-d 23,2a-c N3T 77,3d 20,0c 2,7a-c 25,7ª NT 74,3e 21,3bc 2,0d 24,1a-c HB 76,0de 21,9bc 2,2cd 24,7a-c Canh tác SRI

NTH 90,8a 23,9ab 2,5a-d 24,0a-c

NĐ 85,7b 26,5a 2,8ab 22,2c

N3T 81,4c 25,7a 2,8ab 22,6bc

NT 80,6c 24,7a 3,0a 23,0bc

HB 81,2c 26,0a 2,8ab 22,3bc

Ghi chú: - NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu; - Các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Chiều cao cây cuối cùng: Như trên đã nói, chiều cao cây là đặc trưng hình thái của giống, trong cùng một điều kiện canh tác, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy. Ở cả hai phương thức canh tác (canh tác TT và canh tác SRI) giống nếp thơm Huế có chiều cao cây (90,8 cm ở phương thức canh tác SRI và 82,4 cm ở phương thức canh tác truyền thống) cao hơn các giống còn lại, ngoại trừ giống NĐ ở phương thức canh tác truyền thống có chiều cao cây (83,3cm) tương đương. Giống NT có chiều cao cây thấp nhất trong tất cả các giống ở cả 2 phương thức canh tác (74,3cm phương thức canh tác TT và 80,6cm phương thức canh tác SRI).

Bên cạnh phụ thuộc vào yếu tố giống, chiều cao cây lúa còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, và các biện pháp kỹ thuật tác động như mật độ, phân bón...Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy: Ở phương thức canh tác SRI các giống lúa đều cao hơn so với phương thức truyền thống. Ở phương thức canh tác SRI chiều cao của các giống dao động trong khoảng 80,6 cm – 90,8cm. Tương ứng ở phương thức canh tác truyền thống chiều cao của các giống dao động trong khoảng 74,3 cm – 83,3cm

Chiều dài bông: Là đặc tính hình thái phản ánh khả năng cho số hạt trên bông nhiều hay ít, quyết định năng suất của các giống. Những giống bông dài mật độ đóng hạt dày thì năng suất cao hơn những giống có bông ngắn và mật độ đóng hạt thưa. Đây là tính trạng hết sức quan trọng đối với năng suất cây lúa. Chiều dài bông dao động từ 20,0 – 26,0cm ở các giống lúa và phương thức canh tác. Ở phương thức canh tác truyền thống, giống N3T (Nếp ba tháng) có chiều dài bông đạt 20,0cm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về chiều dài bông giữa các giống ở phương thức canh tác này. Giống nếp HB (Hương Bầu) có chiều dài bông đạt 21,9cm, dài nhất trong các giống canh tác bằng phương thức canh tác truyền thống. Ở phương thức canh tác SRI, Cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung và nhánh to hơn dẫn tới chiều dài bông dài hơn so với phương thức truyền thống. Giống HB (Hương Bầu) có chiều dài bông đạt 26,0cm, dài hơn các giống còn lại.

Số lá xanh còn lại trên cây ở giai đoạn thu hoạch là một chỉ tiêu phản ánh khả năng quang hợp của cây lúa ở giai đoạn sau trỗ. Số lá xanh càng cao thể hiện khả năng quang hợp, vận chuyển và tích lũy vật chất sau khi quang hợp về hạt càng lớn, dẫn đến năng suất ngày càng cao. Kết quả khảo sát số lá xanh ở giai đoạn thu hoạch cho thấy: Số lá xanh ở phương thức canh tác SRI có xu hướng cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống và có sự khác biệt về mặt thống kê. Số lá xanh đạt cao nhất ở giống NT (Nếp than) với 3,0 lá/cây. Các giống còn lại có số lá xanh/cây dao động từ 2,0 – 2,8 lá/cây.

suất thông qua khối lượng hạt. Theo Yoshida (1981) [74], quang hợp của bộ lá chiếm đến 94 % tổng số lá quang hợp và lá đòng có quang hợp thuần cao nhất trên một đơn vị diện tích lá. Cùng với hai lá kề dưới, lá đòng chuyển hầu hết các chất đồng hóa được về cho hạt lúa. Diện tích lá đòng lớn và khả năng quang hợp, khả năng tích lũy chất khô cao, do đó sẽ đạt năng suất cao. Lá đòng có bản lá to, dài, tạo khả năng sử dụng được nhiều ánh sáng mặt trời là kiểu hình lý tưởng nhất cho năng suất cao. Nếu cắt bỏ lá đòng thì tỉ lệ hạt lép chiếm 40 – 50 % và khối lượng chất khô cũng giảm 50 %. Kết quả về diện tích lá đòng ở bảng 3.6 cho thấy: Giống N3T (Nếp ba tháng) có diện tích lá đòng lớn nhất, đạt 25,7cm2 ở phương thức canh tác truyền thống và khác biệt có ý nghĩa với các giống còn lại. Diện tích lá đòng của các giống còn lại ở cả hai phương thức canh tác dao động từ 21,9 – 24,7cm2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)