TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.7. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Sâu bệnh là đối tượng gây hại nghiêm trọng đối với cây trồng, làm trở ngại lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của giống.

Đối với cây lúa, thiệt hại do sâu bệnh gây ra rất nghiêm trọng có thể làm giảm năng suất từ 10 – 20 % thậm chí là mất trắng 100 %. Yếu tố sâu bệnh là yếu tố khách quan, sự hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, giống,…trong đó giống là yếu tố quan trọng nhất, nhưng có thể chủ động được. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và tạo giống mới nhằm mục đích chống chịu với sâu bệnh, với ngoại cảnh và năng suất cao. Vì vậy, việc chú trọng đưa những giống có khả năng chống chịu, kháng sâu bệnh vào sản xuất có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong sản xuất.

Tiến hành theo dõi mức độ gây hại của sâu bệnh, nhằm đánh giá mức độ phản ứng của các giống lúa khác nhau đối với từng đối tượng sâu bệnh gây hại trong điều kiện tự nhiên trên đồng ruộng. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 chúng tôi thu được một số kết quả bảng 3.9 như sau:

Sâu đục thân (Tryporyza incertula): Đây là một đối tượng sâu hại cần được quan tâm trong quá trình sản xuất lúa. Sâu đục thân phát sinh và gây hại phụ thuộc vào nhiều tác nhân khác nhau. Nếu bị sâu đục thân gây hại nặng có thể dẫn tới tình trạng thất thu lớn. Tuy nhiên, đây là một đối tượng rất dễ phòng trừ nên ít xảy ra thành dịch. Qua bảng 3.9 ta có thể thấy rằng, ở phương thức canh tác truyền thống, giống NTH (Nếp thơm Huế), NĐ (Nếp đắng) và N3T (Nếp ba tháng) có xuất hiện sâu đục thân gây hại, giống NT (Nếp than) và HB (Hương bầu) sâu gây hại ít hơn. Tương tự như vậy với phương thức canh tác SRI, giống N3T (Nếp ba tháng), NT (Nếp trắng) và HB (Hương bầu) đều ít bị gây hại hơn 2 giống còn lại.

nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, đặc biệt là khi lúa trổ, nếu lá đòng bị hại có thể làm giảm năng suất từ 20 - 50%. Số liệu bảng 3.9 chúng tôi nhận thấy: Ở vụ Đông Xuân 2017 – 2018, hầu hết các giống đều bị hại ở mức rất thấp (điểm 1).

Rầy nâu (Ninaparvata lugens): Rầy nâu là đối tượng gây hại đặc biệt nguy hiểm, làm giảm năng suất rõ rệt. Trong những vụ vừa qua, rầy nâu phát sinh thành dịch và lây lan trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long gây thiệt hại rất lớn. Từ bảng 3.9, chúng ta có thể thấy không có Rầy nâu gây hại ở vụ Đông Xuân 2017 - 2018.

Bng 3.9. Tình hình sâu hại trên các giống lúa nếp thí nghiệm ởhai phương thức canh tác

Phương thức Giống Sâu đục thân (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Rầy nâu (điểm) Canh tác truyền thống NTH 3 1 0 NĐ 3 1 0 N3T 3 1 0 NT 1 1 0 HB 1 1 0 Canh tác SRI NTH 3 1 0 NĐ 3 1 0 N3T 1 1 0 NT 1 1 0 HB 1 1 0

Ghi chú: NTH: Nếp thơm huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu.

Bng 3.10. Tình hình bệnh hại trên các giống lúa nếp thí nghiệm ởhai phương thức canh tác

Phương thức Giống Bệnh đạo ôn hại lá

(điểm)

Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm) Canh tác truyền thống NTH 3 1 NĐ 1 1 N3T 1 1 NT 0 0 HB 3 1 Canh tác SRI NTH 3 1 NĐ 3 1 N3T 1 1 NT 0 0 HB 3 1

Ghi chú: NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu.

Bệnh đạo ôn là bệnh hết sức nguy hiểm đối với cây lúa nếp. Nếu không kịp thời xử lý sẽ gây thiệt hại rất nhanh. Thậm chí làm tàn lụi hoàn toàn. Kết quả theo dõi bệnh đạo ôn ở trên ruộng thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy. Giống đối chứng NTH (Nếp thơm Huế), NĐ (Nếp đắng) và HB (Hương bầu) khá mẫn cảm với bệnh đạo ôn, nên khi mới vừa phát sinh bệnh ở giai đoạn làm đốt làm đòng, chúng tôi đã tiến hành phòng trừ kịp thời. Giống NT (Nếp than) là giống không bị nhiễm đạo ôn cổ bông và đạo ôn hại lá ở

trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018.

3.8. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG LÚA NẾP THÍ NGHIỆM ỞHAI PHƯƠNG THỨC CANH TÁC.

Bng 3.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa nếp thí nghiệm ởhai phương thức canh tác

Phương thức Giống Tổng số bông/m2 (số bông) Tổng số hạt (số hạt) Số hạt chắc/bông (số hạt) Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Canh tác truyền thống

NTH 225bc 101d 86e 24,48b 47,88ef 38,35e

NĐ 259a 113cd 95de 21,91f 54,36c-e 39,64de N3T 269a 118bc 104b-d 20,99g 59,03b-d 42,15b-d

NT 222c 118bc 101cd 20,47h 46,03f 38,07e

HB 264a 131a-c 109a-c 22,36e 64,55bc 45,61b

Canh tác SRI

NTH 218c 123bc 105b-d 25,52ª 58,74b-d 40,40c-e

NĐ 250ab 132a-c 114ab 22,92d 65,21b 44,04bc N3T 257a 136ab 112a-c 21,85f 63,19bc 44,09bc

NT 211c 128a-c 107a-d 23,33c 53,13d-f 38,88de

HB 271a 140a 119ª 23,51c 76,15a 51,39ª

Ghi chú: - NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu; - Các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Hình 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa nếp ởphương thức canh tác truyền thống.

Hình 3.10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa nếp ởphương thức canh tác SRI.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa nếp thí nghiệm ở hai phương thức canh tác được thể hiện qua bảng 3.11, hình 3.9 và hình 3.10. Kết quả thể hiện như sau:

Số bông/m2: Là một thành phần rất quan trọng quyết định năng suất lúa. Thành phần này ngoài yếu tố di truyền còn phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác. Trong cùng một điều kiện canh tác như nhau, những giống có đặc tính đẻ nhánh sớm và đẻ tập trung thì giai đoạn sau có số bông/m2 cao, những giống có đặc tính đẻ nhánh muộn và đẻ nhánh lai rai thì có số bông/m2 thấp, yếu tố này quyết định 70 % năng suất của các giống.

Trong cùng một giống, phương thức canh tác truyền thống có số bông cao hơn so với phương thức canh tác SRI, ngoài trừ giống HB (Hương bầu) có số bông/m2 cao nhất, đạt 271 bông ở phương thức canh tác SRI, cao hơn 7 bông so với phương thức canh tác truyền thống. Giống NTH (Nếp thơm Huế) và giống NT (Nếp than) đều cho số bông khá thấp, và số bông/m2 khác biệt có ý nghĩa giữa các giống với nhau. Giống NĐ (Nếp đắng), N3T (Nếp ba tháng) và HB (Hương bầu) có tiềm năng cho số bông/m2 cao. Đây là một yếu tố quan trọng trong xác định năng suất cuối cùng của các giống lúa nếp.

Số hạt/bông là do đặc điểm di truyền quyết định, ngoài ra nó còn chịu tác động của ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác,...mật độ đóng hạt càng dày thì số hạt trên bông càng nhiều, do đó năng suất càng tăng.

Phương thức canh tác SRI tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, cây lúa có bông dài hơn so với canh tác truyền thống. Điều này dẫn tới tổng số hạt/bông của các giống ở phương thức SRI cao. Tổng số hạt của các giống lúa nếp thí nghiệm ở phương thức canh tác truyền dao động từ 101 – 131 hạt/bông và 123 – 140 hạt/bông ở thống và phương thức canh tác SRI. Giống N3T (Nếp ba tháng) và giống HB (Hương bầu) có tổng số hạt/bông cao nhất. Số hạt/bông lần lượt là 118 và 140 hạt/bông.

Số hạt chắc/bông là yếu tố quyết định năng suất nhưng cũng là yếu tố dễ biến động nhất. Số hạt chắc phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh ở thời kỳ trổ, khả năng trổ thoát cổ bông của giống và sâu hại. Nguyên nhân hạt bị lép là do thụ tinh không hoàn toàn, cây lúa ra hoa, trổ bông gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi như: Lượng mưa rất thấp, nắng hạn nhiều, nhiệt độ cao...làm các tế bào sinh dục đang phân chia giảm nhiễm thì hạt phấn hay phôi nang không hình thành được bình thường. Nghiên cứu vấn đề này giúp ta có những biện pháp tác động thích hợp (bố trí thời vụ, bón phân cân đối và hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời...) nhằm đạt được năng suất cao. Số hạt/bông cao dẫn tới số hạt chắc/bông cao.

Ở bảng 3.11 cho thấy, giống đối chứng NTH (Nếp thơm Huế) có số hạt chắc thấp nhất, chỉ 86 hạt chắc ở phương thức canh tác truyền thống, thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các giống còn lại. Số hạt chắc/bông dao động từ 95 – 109 hạt ở phương thức canh tác truyền thống và từ 105 – 119 hạt ở phương thức canh tác SRI. Giống HB (Hương bầu) vẫn là giống cho số hạt chắc/bông cao hơn các giống khác ở cả 2 phương thức canh tác.

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng lớn của đặc tính di truyền từng giống, tuy nhiên sự tác động của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác cũng dẫn đến biến động về khối lượng hạt. Khối lượng 1000 hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Kết quả thu được ở bảng 3.11 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt dao động từ 20,47 – 24,48g ở phương thức canh tác truyền thống và từ 21,85 – 25,52g ở phương thức canh tác SRI. Khối lượng 1000 hạt có xu hướng cao hơn ở phương thức canh tác SRI hơn phương thức truyền thống. Giống NTH (Nếp thơm Huế) là giống có khối lượng 1000 hạt đạt 25,52g, trong khi đó giống N3T (Nếp ba tháng) có khối lượng 1000 hạt đạt thấp nhất trong các giống thí nghiệm.

thuyết được hình thành từ các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa. Dựa vào năng suất lý thuyết, người ta có thể dự đoán được năng suất của giống từ đó có những biện pháp tác động phù hợp để đạt năng suất tối đa.

Biết được tiềm năng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cho phép chúng ta có cơ sở để xây dựng một quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. Từ kết quả thu được ở bảng 3.11, hình 3.9 và 3.10, chúng tôi nhận thấy: Giống NT (Nếp than) cho tiềm năng năng suất lý thuyết thấp nhất trong tất cả các giống ở cả hai phương thức canh tác. Năng suất lý thuyết lần lượt là 46,03 và 53,13 tạ/ha. Năng suất lý thuyết ở phương thức canh tác SRI cao hơn so với phương thức truyền thống có số hạt chắc/bông nhiều hơn và khối lượng 1000 hạt cao. Tuy nhiên, giống HB (Hương bầu) lại thể hiện năng suất lý thuyết khá cao, đạt 64,55 và 74,15 tạ/ha, cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các giống lúa nếp thí nghiệm khác. Các giống còn lại đều cho năng suất lý thuyết cao ở phương thức canh tác SRI hơn phương thức canh tác truyền thống. Điều này có nghĩa, phương thức canh tác SRI có tiềm năng làm tăng năng suất của các giống lúa nếp, đó là cơ sở của việc tăng năng suất thực thu sau này.

Năng suất thực thu của các giống lúa nếp ở phương thức canh tác truyền thống dao động từ 38,07 – 45,61 tạ/ha. Giống NT (Nếp than) là giống có năng suất thấp nhất. Giống HB, giống N3T có năng suất cao hơn giống đối chứng (Nếp thơm Huế), hai giống còn lại NĐ, NT sai khác với giống đối chứng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự như vậy đối với phương thức canh tác SRI, Giống HB, giống N3T vẫn có năng suất cao nhất, bên cạnh đó giống NĐ (Nếp đắng) ở phương thức này có sự tăng lên rõ rệt, cao hơn giống đối chứng một cách có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy ba giống này tỏ ra là giống có khả năng thích ứng với phương thức canh tác lúa cải tiến đang áp dụng hiện nay.

3.9. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA NẾP THÍ NGHIỆM LÚA NẾP THÍ NGHIỆM

Nhằm đánh giá ảnh hưởng, xem xét sự thay đổi chất lượng các giống lúa nếp thí nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một số chỉ tiêu chất lượng như: Chất lượng xay xát, chất lượng dinh dưỡng...Kết quả thu được chỉ ra rằng, sự thay đổi về các chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nếp giữa hai phương thức canh tác là không rõ rệt. Số liệu phân tích thể hiện ở bảng 3.12.

Bng 3.12. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nếp

Giống Dài hạt gạo (mm) Tỉ lệ D/R Hàm lượng Amylose (%) Hàm lượng protein (%) Độ bền gel Hương thơm sau khi nấu NTH 4,85 1,66 3,56 8,65 Mềm Thơm NĐ 5,62 2,04 5,33 7,21 Mềm Thơm N3T 5,45 1,94 4,16 10,36 Mềm Không thơm NT 5,33 1,90 6,72 6,95 Mềm Không thơm HB 4,96 1,79 4,87 10,48 Mềm Thơm

Chiều dài hạt gạo: Chiều dài hạt gạo do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và điều kiện canh tác. Ở giai đoạn hạt lúa vào chắc nếu thời tiết thuận lợi, tập trung được dinh dưỡng thì chiều rộng hạt gạo sẽ đạt kích thước tối đa. Chiều dài hạt dao động từ 4,85 – 5,33mm. Tỉ lệ D/R của hạt gạo từ 1,66 – 2,04. Tất cả các giống lúa nếp thí nghiệm này có hạt hơi bầu vì chủ yếu là giống có nguồn gốc Japonica.

Hàm lượng Amylose: Amylose là thành phần tinh bột không phân nhánh có trong gạo, có tương quan nghịch với độ dẻo, độ mềm, màu và độ bóng của cơm.

Dựa vào hàm lượng amylose người ta phân chia gạo thành 2 loại:

- Gạo nếp có hàm lượng amylose < 9 %. Loại gạo này dẻo, dính; đồng thời giữ nguyên dạng khi nấu chín.

- Gạo tẻ có hàm lượng amylose >= 9 %. Đối với gạo tẻ người ta chia làm 4 loại tùy thuộc vào hàm lượng amylose:

+ Loại gạo tẻ có hàm lượng amylose rất thấp (< 15 %): Hạt cơm ướt, dẻo, trong và gần như giữ nguyên hạt khi nấu chín.

+ Loại gạo tẻ có hàm lương amylose thấp (15 - 22 %): Hạt cơm gần như không nở sau khi nấu, cơm có độ bóng và dẻo.

+ Loại gạo tẻ có hàm lương amylose trung bình (22,1 - 25 %): Hạt cơm nở ít sau khi nấu, cơm xốp và mềm.

+ Loại gạo tẻ có hàm lượng amylose cao (25,1 - 28 %): Hạt cơm nở to sau khi nấu và cứng khi nguội.

Hàm lượng Amylose ở trong hạt của các giống dao động đều thấp hơn 9%. Trong đó giống NTH (Nếp thơm Huế) có hàm lượng Amylose thấp nhất, đạt 3,56%. Giống cao nhất là giống NT (Nếp than) với 6,72%. Hàm lượng Amylose càng thấp thì gạo càng dẻo và ngược lại.

Hàm lượng protein: thể hiện chất lượng dinh dưỡng của gạo, protein trong gạo là dạng có phẩm cấp cao do có chứa nhiều lysine, hàm lượng protein thể hiện độ ngon của gạo do các axit amin mang lại. Giống có hàm lượng protein thấp nhất là giống NT (Nếp than) và NĐ (Nếp đắng), với hàm lượng protein là 6,95% và 7,21%. Hàm lượng protein của giống N3T (10,36%) và giống HB (10,48%) cao hơn hẳn so với giống NTH (8,65).

Độ bền thể gel: Độ bền thể gel cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơm, các giống lúa có độ bền thể gel mềm sẽ cho cơm ngon. Trong cùng một nhóm giống có hàm lượng amylose như nhau, giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn giống đó sẽ được ưa chuộng. Qua quá trình phân tích chúng tôi nhận thấy: Các giống lúa nếp thí nghiệm có độ bền gel mềm.

KT LUẬN VÀ ĐỀ NGH

KẾT LUẬN

1. Hầu hết các giống lúa nếp thử nghiệm có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng (nếp thơm Huế), riêng giống nếp 3 tháng (N3T) Bình Định trồng theo phương thức truyền thống có thời gian sinh trưởng thấp hơn giống nếp thơm Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 82)