ĐÁNH GIÁ ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY Ở HA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY Ở HA

PHƯƠNG THỨC CANH TÁC CỦA CÁC GIỐNG LÚA NẾP THÍ NGHIỆM TRONG VỤĐÔNG XUÂN 2017 – 2018

Chiều cao cây là một trong những tính trạng quan trọng liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chịu phân bón của giống. Thân rạ cao dễ đổ ngã sớm, bộ lá rối tăng hiện tượng bóng rợp, tạo điều kiện cho sâu bệnh cư trú, gây cản trở quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về hạt làm cho hạt bị lép, lửng và giảm năng suất. Chiều cao cây lúa thích hợp từ 90-100 cm, có thể cao đến 120 cm, trong một số điều kiện nào đó được coi là lý tưởng về năng suất (Bahmaniar et al., 2007) [48]. Thân cây lúa dày hơn thì khả năng tích lũy chất khô tốt hơn. Thân cứng và dày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống đổ ngã và dẫn tới chỉ số thu hoạch cao hơn. Nếu thân lá không cứng khoẻ, không dày, thì dễ đổ ngã, tán lá che khuất lẫn nhau làm gia tăng một số bệnh hại dẫn đến năng suất giảm. Sự phát triển của các lóng đốt quyết định đến chiều cao cây và liên quan tới khả năng chống đổ

Chiều cao cây là đặc trưng của từng giống. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện canh tác, chăm sóc, thời vụ gieo trồng... khác nhau thì chiều cao cây cũng khác

nhau, ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc vào chiều dài lóng và số lóng trên thân. Xu hướng chọn tạo hiện nay là chọn lọc ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, cây thấp chịu thâm canh, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại. Do vậy nghiên cứu chiều cao cây giúp chúng ta có các biện pháp kỹ thuật phù hợp phát huy hết tiềm năng của từng giống lúa. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống nếp thí nghiệm ở hai phương thức canh tác được thể hiện ở bảng 3.2, hình 3.1 và hình 3.2.

Bng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa nếp thí nghiệm ở

hai phương thức canh tác

( Đơn vị:cm) Phương thức Giống Đợt theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Canh tác truyền thống NTH 24,3 28,3 35,4 45,0 57,0 58,6 65,0 72,9 82,2 82,4c NĐ 23,4 27,6 34,4 44,3 52,7 64,4 72,6 78,2 83,3 83,3bc N3T 25,0 27,9 34,3 41,7 52,0 56,7 64,8 71,6 76,2 77,3d NT 25,7 29,1 35,8 41,3 47,1 57,4 62,9 69,2 73,5 74,3e HB 22,2 27,4 31,8 35,9 43,5 47,5 56,0 66,3 75,5 76,0de Canh tác SRI NTH 22,6 28,8 36,4 47,1 57,5 60,6 69,2 79,1 90,3 90,8a NĐ 21,4 27,9 39,0 49,1 58,3 68,1 75,2 80,5 85,7 85,7b N3T 22,1 27,9 36,8 45,7 52,7 62,1 67,3 74,4 80,7 81,4c NT 21,7 27,9 35,4 43,5 52,2 64,0 69,8 77,3 80,6 80,6c HB 21,5 25,9 33,1 39,9 49,9 55,4 64,2 74,1 81,2 81,2c

Ghi chú: - NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu; - Các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai

khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Hình 3.1. Chiều cao của các giống lúa nếp thí nghiệm ởphương thức canh tác truyền thống.

Hình 3.2. Chiều cao của các giống lúa nếp thí nghiệm ởphương thức canh tác SRI.

Giai đoạn mạ do phương thức canh tác SRI sử dụng mạ non để cấy (16 ngày), nên chiều cao cây khá thấp, dao động từ 21,4 – 22,6cm. Trong khi đó, ở phương thức canh tác truyền thống cấy mạ già (22 ngày) nên chiều cao mạ cao hơn dao động từ 22,2 – 25,7 cm. Chiều cao cây lúa cấy thể hiện bản chất của các giống lúa nếp thí nghiệm.

Sau khi cây bén rễ hồi xanh, các giống đều tăng nhanh về chiều cao, đặc biệt là giống đối chứng NTH (nếp thơm Huế), chiều cao cây đạt 57cm ở đợt theo dõi thứ 5, cao hơn hẳn các giống còn lại. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếp, giống NTH (Nếp thơm Huế) luôn đạt chiều cao cây cao nhất. Ở giai đoạn theo dõi thứ 10, tương ứng với giai đoạn trổ của các giống, chiều cao cây của tất cả các giống ở phương thức canh tác SRI cao hơn và có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với phương thức canh tác truyền thống. Chiều cao cây dao động từ 80,6 – 90,8cm. Trong đó giống có chiều cao cây thấp nhất là giống NT (nếp than) và giống có chiều cao cây cao nhất là giống NTH (Nếp thơm Huế).

Ở phương thức canh tác truyền thống, mặc dù có tổng thời gian sinh trưởng và phát triển dài hơn so với phương thức SRI, tuy nhiên chiều cao cây lại thấp hơn. Trong tất cả các giống thí nghiệm, chỉ có giống NĐ có chiều cao cây (83,3cm) tương đương với giống đối chứng (82,4 cm), các giống còn lại thấp hơn đối chứng, giống NT (nếp Than) vẫn là giống có chiều cao cây thấp nhất, (74,3cm), các giống còn lại có chiều cao cây là 76,0 cm (giống HB) và 77,3 cm (giống N3T). Sự khác biệt về chiều cao cây của các giống lúa nếp có khả năng do sự khác biệt trong khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Phương thức SRI sử dụng phân hữu cơ kết hợp với làm cỏ sục bùn 2 lần tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với phương thức canh tác truyền thống.

Trong cùng một phương thức canh tác, giống nếp thơm Huế có chiều cao cây cao hơn các giống còn lại, ngoại trừ giống NĐ có chiều cao cây (83,3cm) tương đương với giống đối chứng ở phương thức canh tác truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)