3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.5.2. Đánh giá một số đặc điểm nông học của các giống lúa nếp
Bảng 3.7. Một sốđặc điểm nông học của các giống nếp thí nghiệm ởhai phương thức canh tác Phương thức Giống Độ cứng cây (điểm) Độ tàn lá (điểm) Độ rụng hạt (điểm) Độ thoát cổ bông (điểm) Canh tác truyền thống NTH 5 1 5 5 NĐ 5 1 5 5 N3T 1 1 1 1 NT 9 1 9 9 HB 5 1 5 1 Canh tác SRI NTH 1 1 5 5 NĐ 1 1 1 5 N3T 1 1 1 1 NT 1 1 5 9 HB 1 1 1 1
than; HB: Nếp Hương Bầu.
Độ cứng cây: Đây là một đặc tính di truyền của giống và cũng là một trong những nguyên nhân làm thất thoát, giảm năng suất lúa. Cây lúa đổ ngã sẽ làm cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng, nước kém, quang hợp yếu dẫn đến hạt lép nhiều và năng suất sẽ thấp. Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Các giống lúa nếp thí nghiệm ở phương thức canh tác truyền thống mặc dù có chiều cao cây thấp nhưng khá yếu. Ở giai đoạn thu hoạch hầu như hơn 50% cây theo dõi trong ô bị nghiêng. Cá biệt là giống (NT) nếp than, cây bị đổ rạp khá nhiều (đánh giá điểm 9). Ngoại trừ giống N3T (Nếp ba tháng) cây vẫn đứng thẳng, không bị đổ ngã. Độ cứng cây ở phương thức canh tác truyền thống bị hạn chế có lẽ là do các giống lúa nếp lâu năm có khả năng thích ứng kém với liều lượng phân đạm cao trong quá trình chăm sóc.
Ở phương thức canh tác SRI: Do kết hợp làm cỏ sục bùn 2 lần tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển tốt nên cây lúa phát triển tốt. Hầu hết các giống không bị đổ ngã, cây cứng hơn so với cây trồng ở phương thức canh tác truyền thống.
Độ tàn lá: Độ tàn lá (đặc biệt lá các lá công năng) ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ chất khô về hạt. Nó liên quan đến năng suất thông qua ảnh hưởng khối lượng 1000 hạt. Qua quá trình theo dõi và đánh giá lá đòng, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết các giống đều giữ được màu xanh tự nhiên ở giai đoạn trước khi thu hoạch (điểm 1). Tuy nhiên, số lá xanh ở trên cây ở phương thức canh tác SRI cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống.
Độ rụng hạt: Độ rụng hạt có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định năng suất thực thu, thời điểm thu hoạch và áp dụng biện pháp thu hoạch. Độ rụng hạt bị chi phối bởi yếu tố thời tiết khí hậu, đặc điểm di truyền của giống. Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, các giống lúa nếp thí nghiệm ở phương thức canh tác truyền thống rất dễ rụng hạt, ngoại trừ giống N3T (Nếp ba tháng). Thậm chí giống NT (Nếp than) là giống dễ rụng hạt nhất (đánh giá điểm 9).
NTH (Nếp thơm Huế) và giống NT (Nếp than) được đánh giá ở điểm 5, có mức độ rụng hạt trung bình, trong khi 3 giống còn lại là NĐ (Nếp đắng), N3T (Nếp 3 tháng) và HB (Hương Bầu) hầu như không rụng hạt (đánh giá điểm 1). Nghiên cứu độ rụng hạt để có thể cải thiện chế độ chăm sóc canh tác cũng như xác định thời gian thu hoạch hợp lý của các giống lúa nếp, tránh sự thất thoát do rụng hạt khi thu hoạch.
Độ thoát cổ bông: Các giống có độ thoát cổ bông tốt luôn được ưa thích hơn bởi khả năng cho số hạt chắc trên bông cao hơn. Giống có độ thoát cổ bông kém được coi là một nhược điểm di truyền. Độ thoát cổ bông là một đặc tính di truyền của giống, tuy nhiên cũng chịu tác động của yếu tố môi trường. Nếu gặp điều kiện môi trường bất lợi như: Nhiệt độ thấp, thiếu lân, sâu bệnh, khô hạn...Bông trổ không thoát được hoặc bị nghẹn thì các hạt ở dưới cuối cùng của bông sẽ bị lép lửng dẫn đến tỷ lệ lép cao và năng suất thấp. Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Giống NT (Nếp than) là giống có độ thoát cổ bông ở điểm 9, bông lúa trỗ chỉ thoát được 1 phần ra khỏi bẹ lá. Giống NTH (Nếp thơm Huế), giống NĐ (Nếp đắng), bông trỗ ra khỏi bẹ lá (đánh giá điểm 5) và giống N3T (Nếp 3 tháng), giống HB (Hương Bầu) trỗ hoàn toàn ra khỏi bẹ lá đòng.
3.6. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY VẬT CHẤT KHÔ CỦA CÁC GIỐNG LÚA NẾP THÍ NGHIỆM ỞHAI PHƯƠNG THỨC CANH TÁC