THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 55 - 60)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT

2017 – 2018

Sinh trưởng và phát triển của cây là quá trình sinh lý tổng hợp, là kết quả hoạt động của toàn bộ chức năng và các quá trình sinh lý của cây. Để hoàn thành chu kỳ sống của mình, cơ thể thực vật luôn biến đổi thông qua quá trình trao đổi chất, sự biến đổi có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc nảy mầm cho đến khi chín thường thay đổi từ: 90 - 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh.Thời gian sinh trưởng, phát triển là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng giống ở từng vùng sinh thái nhất định, vì vậy nghiên cứu thời gian sinh trưởng là rất cần thiết. Qua đó chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật giúp cho cây lúa nếp phát triển thuận lợi nhất qua từng thời kỳ sinh trưởng vì mỗi giai đoạn sẽ quyết định đến năng suất sau này. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa được chia làm 2 thời kỳ đó là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng: Được tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng, thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn mạ và giai đoạn cấy đến lúc phân hóa đòng. Đặc điểm của thời kì này là cây lúa nếp chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá, đẻ nhánh. Đây là thời kỳ quyết định đến diện tích lá và số bông/m2 thông qua số nhánh hữu hiệu cần thiết. Thời kỳ này hết sức quan trọng đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh, nó quyết định số bông trên đơn vị diện tích và có ảnh hưởng lớn đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ này cũng dễ tác động bằng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lúa hơn thời kỳ sinh trưởng sinh thực như bón phân, điều chỉnh nước trên đồng ruộng cho hợp lý, làm cỏ…Thời kỳ sinh trưởng

dinh dưỡng dài hay ngắn là phụ thuộc vào giống, thời vụ cấy và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự sai khác về tổng thời gian sinh trưởng của các giống chủ yếu do thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng quyết định.

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ cây lúa nếp bắt đầu phân hoá hình thành các cơ quan sinh dục kể từ lúa làm đòng đến chín hoàn toàn bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt. Quá trình làm đốt song song với phân hoá đòng nên cùng nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Đây là thời kì quyết định đến số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt, là thời kì ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu hoạch. Vì vậy, điều khiển cho lúa nếp trổ hợp lý sẽ quyết định đến năng suất sau này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết thay đổi thất thường, vì vậy việc xác định khung thời gian cho lúa trổ lại càng có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn theo dõi chặt chẽ thời tiết của từng năm, dự đoán được thời tiết trong các giai đoạn sắp tới để bố trí mùa vụ cho thích hợp.

Giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất, hai giai đoạn này cân đối với nhau là cơ sở quan trọng cho quá trình hình thành các yếu tố cấu thành năng suất tốt nhất.

Theo Nguyễn Văn Vương (2013) [46] nhiều giống lúa nếp cổ truyền Việt nam có thời gian sinh trưởng dài (140-160 ngày), phản ứng với ánh sáng ngày ngắn như nếp cau, nếp cái hoa vàng, nếp Quýt., tuy nhiên cũng có giống nếp cực ngắn chỉ 85 ngày như: ĐS101, N87-2 có thời gian sinh trưởng 108-112 ngày.

Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tôi thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa nếp thí nghiệm ởhai phương thức canh tác trong vụĐông Xuân 2017 – 2018 (Đơn vị: ngày)

Phương thức

Giống

Giai đoạn theo dõi

TGST Mạ Cấy-B RHX BRHX-BĐ ĐN BĐĐN-KT ĐN KTĐN-BĐ TB BĐTB-KT TB KTTB- CHT Canh tác truyền thống NTH 22 15 7 34 28 5 30 141 NĐ 22 15 8 37 27 5 28 142 N3T 22 15 7 32 28 5 28 137 NT 22 15 7 35 29 7 25 143 HB 22 15 8 35 29 5 30 144 Canh tác SRI NTH 16 15 3 30 31 5 32 132 NĐ 16 15 4 30 29 5 32 131 N3T 16 15 4 29 31 6 32 133 NT 16 15 4 28 30 6 28 130 HB 16 15 3 28 32 5 33 132

NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu.

BRHX: Bén rễ hồi xanh; BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh; KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh; BĐTB: Bắt đầu trỗ bông; KTTB: Kết thúc trỗ bông; CHT: Chín hoàn toàn; TGST:

Thời gian sinh trưởng

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Thời gian mạ ở 2 phương thức canh tác là khác nhau, phương thức canh tác truyền thống là 22 ngày, phương thức canh tác SRI là 16 ngày. Một trong những nguyên tắc cơ bản của SRI là sử dụng mạ non có 3 lá thật để cấy, trong khi phương pháp truyền thống sử dụng mạ già hơn. Sử dụng mạ non và cấy thưa, kết hợp làm cỏ sục bùn trong phương thức canh tác SRI sẽ tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm và tập trung hơn so với phương pháp canh tác truyền thống (cấy dày, cấy mạ già, phun thuốc trừ cỏ…).

Thông thường, sau khi cấy khoảng 3 – 5 ngày thì cây lúa sẽ bén rễ hồi xanh và có thể hút được các chất dinh dưỡng từ trong đất. Tuy nhiên, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, thời tiết mưa lạnh làm cho giai đoạn này kéo dài. Ở cả 2 phương thức canh tác, giai đoạn bén rễ hồi xanh của các giống đều kéo dài tận 15 ngày.

Phương thức canh tác SRI sử dụng mạ non để cấy và kết hợp làm cỏ 2 lần vào thời điểm 10 và 20 ngày sau khi cây lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh làm cho cây lúa ở phương thức canh tác SRI tốt hơn so với phương thức canh tác truyền thống.

Thời gian bắt đầu đẻ nhánh của các giống lúa nếp ở phương thức canh tác SRI sau khi cây bén rễ hồi xanh trong khoảng 3 – 4 ngày, trong khi đó ở phương thức canh tác truyền thống, các giống lúa nếp có thời gian đẻ nhánh chậm hơn, khoảng 7 – 8 ngày sau khi cây bén rễ hồi xanh.

Các giống trong cùng một phương thức canh tác thời gian bắt đầu đẻ nhánh chênh lệch nhau 1 ngày.

Khả năng đẻ nhánh là một tính trạng di truyền, giống nào đẻ nhánh sớm và thời gian đẻ nhánh ngắn chứng tỏ giống đó đẻ gọn, tập trung, nhánh có thời gian sinh trưởng dài sẽ tích luỹ được dinh dưỡng tốt tạo bông to. Có sự khác biệt về thời gian đẻ nhánh của các giống lúa nếp ở 2 phương thức canh tác khác nhau. Ở phương thức SRI, cây lúa có khả năng đẻ nhánh sớm và tập trung hơn so với phương thức canh tác truyền thống, bởi vì sử dụng mạ non khi cấy lúa. Chính điều này làm cho các giống lúa

nếp ở phương thức canh tác SRI cho số bông/khóm cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống. Giai đoạn từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ nhánh kéo dài từ 28 – 30 ngày ở phương thức SRI và 32 – 37 ngày ở phương thức canh tác truyền thống. Giống có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất là giống N3T (Nếp Ba tháng) ở phương thức canh tác truyền thống và giống NT (Nếp than), giống HB (nếp Hương bầu) ở phương thức canh tác SRI với 28 ngày.

Sau khi đẻ nhánh tối đa, cây ngừng đẻ nhánh chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng. Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa nếp. Ở thời kỳ này, cây có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý, khả năng chống chịu ngoại cảnh. Quá trình này diễn ra ở đỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bằng mắt thường khi đòng đã dài 1 mm, nông dân gọi là cứt gián. Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vươn dài kết hợp với sự hình thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh. Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 7 - 10 cm, bằng 1/2 chiều dài của bông sau này. Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài. Thời gian từ khi kết thúc đẻ nhánh đến khi các giống trổ dao động từ 27 – 32 ngày. Sự biến động về thời gian kết thúc đẻ nhánh đến lúc trổ là không lớn giữa các giống lúa nếp thí nghiệm ở cả hai phương thức canh tác.

Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trổ. Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là quá trình trổ xong với thời gian 3 - 5 ngày. Thời gian trổ càng ngắn càng có khả năng tránh được các điều kiện thời tiết bất thuận. Cùng với quá trình trổ bông, có giống vừa nở hoa vừa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trổ xong mới tiến hành nở hoa thụ phấn. Qua qúa trình theo dõi chúng tôi nhận thấy rằng, các giống có thời gian trổ là khác nhau, từ khi bắt đầu trổ đến khi cây lúa trổ hết 85% trong khoảng 5 ngày, trong đó có giống NT (Nếp than) có thời gian trổ dài nhất (7 ngày) ở phương thức canh tác truyền thống. Các giống còn lại có thời gian từ khi trổ đến khi kết thúc trổ là 5 ngày.

lúa chuyển màu là có thể thu hoạch được. Đây cũng là một đăc tính hết sức quan trọng khi xác định thời vụ gieo trồng. Thông thường, các giống lai Japonica có thời gian sau khi trổ kéo dài, từ 35 – 40 ngày. Tuy nhiên, các giống lúa nếp thí nghiệm lại có sự khác biệt khá lớn trong thời gian này. Giống NT (nếp than) có thời gian từ khi kết thúc trổ đến chín là sớm nhất (25 ngày), ngắn hơn các giống lúa nếp khác rất nhiều. Giống Nếp Đắng, Nếp Ba tháng, Nếp thơm Huế và giống Hương bầu có thời gian từ khi kết thúc trổ đến chín hoàn toàn dao động từ 28 – 32 ngày ở 2 phương thức canh tác.

Tổng thời gian sinh trưởng phát triển: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống nếp thí nghiệm dao động từ 137 – 144 ngày ở phương thức canh tác truyền thống và từ 130 – 133 ngày ở phương thức canh tác SRI. Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của các giống lúa nếp này khá dài do gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi. Chính vì vậy chúng ta nên bố trí thời vụ sớm và sử dụng mạ non khi cấy sẽ có khả năng rút ngắn được thời gian sinh trưởng và phát triển hơn so với phương thức truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 55 - 60)