Những nghiên cứu về giống lúa nếp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.3. Những nghiên cứu về giống lúa nếp ở Việt Nam

Nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam lần đầu tiên được Lê Quý Đôn mô tả trong cuốn “Vân đài loại ngữ” (trích theo Bùi Huy Đáp, 1980) [12], với 70 giống lúa cổ truyền trong đó có 29 giống lúa nếp.

Ngân hàng gen lúa quốc gia tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã bảo quản 1200 mẫu giống lúa nếp bản địa được thu thập từ trên toàn quốc, trong số này có khoảng 200 mẫu giống thu thập trước năm 1990 chủ yếu là lúa ruộng ở đồng bằng còn hơn 1000 mẫu giống được thu thập sau năm 1990 chủ yếu là lúa nương ở khu vực miền núi.

Sự phân bố của các giống lúa nếp ở các vùng có sự khác nhau. Miền Bắc có những giống nếp rất thơm và dẻo như: nếp hoa vàng, nếp Quýt, nếp Mơ, nếp Nàng Hương, nếp nương, nếp Cái Lào, nếp Cơm trắng, nếp Mây…; miền Trung có các giống nếp được trồng ở khu vực ven bờ biển như: nếp Kỳ lân, nếp Suất, nếp Hạt cau, nếp Hương bầu, nếp Trâu, nếp Bò…; miền Nam có các giống nếp như: nếp Mướp, nếp Than, nếp Sáp, nếp Tàu Hương, nếp Mống chim, nếp Huyết hồng, nếp Mỡ, nếp Lùn, nếp Bồ câu, nếp Đỏ…Tuy nhiên, diện tích trồng các giống lúa nếp này ít, mang tính chất đơn lẻ, tự cung tự cấp.

Những năm trở lại đây khi nhu cầu về các sản phẩm từ lúa nếp ngày càng tăng nên diện tích trong lúa nếp trong cả nước cũng không ngừng được gia tăng. Một số giống nếp đặc sản, cổ truyền của địa phương như: nếp cái hoa vàng (Hải Dương), nếp Nàng Hương (Xí Mần), nếp Tú Lệ (Yên Bái)…được quy hoạch thành từng vùng trồng như: hộ gia đình, hợp tác xã...Hầu hết các tỉnh trồng lúa đều có gieo trồng lúa nếp thơm để phục

vụ nội tiêu hàng ngày và các ngày lễ tết.

Mặc dù nhu cầu sử dụng nếp ngày càng gia tăng nhưng công tác nghiên cứu chọn tạo lúa nếp đến nay vẫn chưa được chú trọng nhiều. Phương pháp chủ yếu là chọn lọc dòng thuần từ tập đoàn các giống lúa địa phương như: nếp Lý, nếp Xoắn, nếp Bắc, nếp Thái Bình, nếp Khẩu Lếch,…Kết quả là đã có nhiều giống triển vọng được các địa phương chấp nhận và mở rộng sản xuất (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2001) [5]. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến ở Việt Nam và rất có giá trị trong công tác phục tráng các giống lúa cổ truyền.

Trong năm 2001, tỉnh Hải Dương đã khôi phục được giống lúa nếp Hoa Vàng và Tám Xoan. Theo Nguyễn Công Mai (2004), giống nếp Hoa Vàng là giống quí của địa phương còn được lưu giữ trong dân (so với những giống được gieo trồng trên cùng chân đất như U17, Mộc Tuyền, thì nếp Hoa Vàng cho năng suất tăng hơn 0,8-1,6 tấn/ha, giá trị tăng 5-7 triệu đồng/ha).

Lê Hữu Hải (2013) [15], kết quả thực hiện đề tài “Chọn lọc làm thuần giống lúa Than đặc sản” đã chọn lọc thuần giống 01 dòng lúa Than nổi trội, tỷ lệ đỗ ngã thấp đưa vào sản xuất và đặt tên là lúa cẩm Cai Lậy. Giống lúa Than đặc sản này có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm cực ngắn ngày 80-85 ngày (đối với gieo sạ) và 90-95 ngày (đối với cấy); năng suất khá cao và ổn định, vụ Hè Thu đạt năng suất 4-5 tấn/ha và vụ Đông Xuân đạt 5-6 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh cao có thể đạt năng suất 6-7 tấn/ha.

Trong 3 năm từ 2014 – 2016, Nguyễn Thị Lân và Nguyễn Thế Hùng (2017) [22], đã phục tráng thành công 2 giống lúa nếp đặc sản Khẩu Pái và Khẩu Lường Ván tại Tuyên Quang. Kết quả chọn được 5 dòng ưu tú/giống; năng suất trung bình đạt 42,94 tạ/ha (giống Khẩu Pái) và 44,52 tạ/ha (giống Khẩu Lường Ván), cao hơn so với năng suất của các giống này khi chưa chọn lọc tương ứng là 7,22 tạ/ha (tăng 16,82%), 8,00 tạ/ha (tăng 18,07%); từ 5 dòng ưu tú/giống, đã hỗn dòng và tạo được 100 kg hạt giống siêu nguyên chủng (50 kg/giống) có độ thuần và độ sạch đạt 100%; tạp chất và hạt

khác giống là 0%, tỷ lệ nảy mầm 97,5-98,2%, độ ẩm 12%.

Chọn giống lúa nếp bằng phương pháp lai hữu tính trong những năm qua cũng đang được triển khai rộng ở nước ta. Một số giống được chọn tạo bằng phương pháp này như: Giống lúa nếp N97 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo từ tổ hợp lai N87/N415 từ năm 1993 theo phương pháp hỗn hợp cải tiến. Giống đã được công nhận chính thức năm 2004. Năng suất trung bình 55 – 65 tạ/ha, năng suất cao đạt tới 70 – 80 tạ/ha, xôi dẻo, chống chịu với bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá và rầy nâu khá, chống đổ và chịu rét khá. Giống lúa nếp DT21 do Viện Di truyền nông nghiệp lai tạo từ tổ hợp lai ĐV2 (nếp hoa vàng đột biến) x N415 bằng phương pháp chọn lọc phả hệ. Giống đã được công nhận giống chính thức năm 2000. Giống có suất trung bình 30 – 35 tạ/ha, cao 40 – 45 tạ/ha, hạt bầu màu vàng rơm, xôi dẻo, thơm.

Phương pháp nhập nội cũng được thực hiện đối với giống lúa nếp, tuy nhiên vẫn còn rất ít. Giống lúa nếp IRi352 do Cục Trồng trọt và Viện Bảo vệ thực vật nhập nội, được công nhận chính thức năm 1990. Giống lúa nếp N98 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ dòng nhập nội từ IRRI, được công nhận sản xuất thử năm 2008.

Theo báo Nông nghiệp điện tử đăng ngày 10/5/2017 [1], Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vừa ký quyết định công nhận cho sản xuất thử đối với giống lúa lai 3 dòng VS100 tại các tỉnh phía Bắc do Công ty TNHH Hạt giống Việt (VietSeed) đề nghị.

S100 là giống lúa nếp lai 3 dòng đầu tiên được công nhận tại Việt Nam, có

nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong suốt quá trình khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm

sản xuất tại các vùng sinh thái đại diện phía Bắc, khi so sánh với các giống lúa Nếp

97 và Nếp 87 đang trồng phổ biến, giống VS 100 có thời gian sinh trưởng tương đương, có nhiều đặc điểm nông học ưu việt như sinh trưởng rất khỏe, chống đổ tốt hơn hẳn các giống lúa nếp hiện tại, bông to, nhiều hạt, khối lượng 1.000 hạt đạt tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 37 - 40)