Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 49 - 54)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu, đánh giá

2.3.3.1. Các đặc điểm nông hc ca các ging

* Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa nếp

- Ngày gieo mạ.

- Ngày cấy.

- Ngày bén rễ hồi xanh.

- Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây có nhánh).

- Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50% số cây đẻ nhánh).

- Ngày kết thúc đẻ (trên 80% số cây đẻ nhánh).

- Ngày bắt đầu trổ (10% số cây trổ).

- Ngày trổ hoàn toàn (80% số cây trổ).

- Ngày chín hoàn toàn (85-90% số hạt trên bông chín).

-Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng số ngày từ khi gieo đến khi có 85-90% số hạt/bông chín.

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây định kỳ 7 ngày đo 1 lần, lần đầu sau cấy một tuần.

+ Khả năng đẻ nhánh: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 khóm định trước theo đường chéo, theo dõi định kỳ 7 ngày/lần.

- Số nhánh tối đa: Tổng số nhánh sau khi kết thúc đẻ.

- Số nhánh hữu hiệu: Là số nhánh thành bông có trên 10 hạt chắc.

- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = Số nhánh hữu hiệu/ số nhánh tối đa x 100.

+ Động thái đẻ nhánh: Theo dõi số nhánh định kỳ 7 ngày/lần, theo dõi từ lúc bén rễ hồi xanh đến kết thúc đẻ nhánh.

+ Số lá/cây.

+ Động thái ra lá: định kỳ 7 ngày đếm 1 lần, lần đầu sau cấy một tuần.

+ Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá và đếm số lá còn tươi trên cây khi lúa đã chín.

+ Độ rụng hạt: Giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông mẫu là 5 và đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9.

- Điểm 1: Khó rụng (<10% số hạt rụng).

- Điểm 5: Trung bình ( 10-50% số hạt rụng). - Điểm: Dễ rụng (>50% số hạt rụng).

+ Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trổ thoát cổ bông của quần thể. Đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9.

- Điểm 1: Thoát hoàn toàn.

- Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông.

- Điểm 9: Thoát một phần.

đánh giá theo thang điểm 1, 5, 9.

- Điểm 1: Cứng (cây không bị đổ).

- Điểm 5: Trung bình (hầu hết cây bị nghiêng). - Điểm 9: Yếu (hầu hết cây bị đổ rạp).

2.3.3.2. Khnăng tích lũy vật cht khô

Ở giai đoạn làm đốt làm đòng, trỗ bông, 20 ngày sau khi trỗ bông và giai đoạn thu hoạch. Ở mỗi công thức thí nghiệm, 3 khóm lúa được chọn ngẫu nhiên để tiến hành theo dõi khả năng tích lũy vật chất khô. Các khóm lúa được thu hoạch, tách riêng các bộ phận thân, lá, bông, lá chét (không bao gồm rễ). Sau khi tách riêng các bộ phận, mẫu được sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 3 ngày để đảm bảo lượng hơi nước trong cây được thoát ra hoàn toàn. Sau đó tiến hành cân và xác định khối lượng vật chất khô ở các bộ phận và toàn bộ cây.

2.3.3.3. Mt s yếu t cấu thành năng suất và năng suất.

+ Số bông/m2, số hạt trên bông, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu.

+ Số bông hữu hiệu/khóm: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một khóm. Số khóm mẫu: 5.

+ Số hạt trên bông: Đếm tổng số hạt có trên bông. Số khóm mẫu: 5. + Số hạt chắc trên bông: Đếm tổng số hạt có trên bông

+ Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 1000 hạt ở độ ẩm 14%. + Năng suất lý thuyết (NSLT) được tính bằng công thức

+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Số bông hữu hiệu/m2 x số hạt chắc/bông x KL1000 hạt (g) x 10-4.

+ Năng suất thực thu (NSTT): Gặt từng ô của 3 lần nhắc lại, phơi khô đạt đến độ ẩm 14%, quạt sạch, sau đó tính năng suất trên ha (đơn vị tính tấn/ha). Thu hoạch khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông đó chín. Trước khi thu hoạch, mỗi giống lấy mẫu

10 khóm để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng.

Các đặc tính nông học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT) ] do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành [2]

2.3.3.4. Mt s ch tiêu chất lượng go và nấu nướng

+ Chiều dài, chiều rộng hạt gạo

+ Hàm lượng Protein tổng số được xác định theo phương pháp Kjeldahl (trên gạo lật) với hệ số chuyển đổi % Protein = % N x 5,59 [39].

+ Hàm lượng Amylose: Được xác định theo tiêu chuẩn ngành 5716 – 1993 (ISO 6647, phương pháp của Perez và Juliano, 1981) [42]

+ Đánh giá chất lượng cơm bằng cảm quan (theo phương pháp thử: 10TCN 590-2004) [3].

Mỗi thành viên đánh giá cảm quan được ăn thử và đánh giá chất lượng của cơm bằng cách ngửi, nhìn, nếm mỗi mẫu theo các chỉ tiêu mùi thơm, độ mềm, độ dính cho điểm theo bảng điểm.

+ Mùi: 1. Không thơm; 2. Hơi thơm, kém đặc trưng; 3. Thơm vừa, 4. Thơm; 5. Rất thơm

2.3.3.5. Phương pháp đánh giá tình hình sâu bnh hi

Về sâu hại: Theo dõi về thời kỳ xuất hiện, mật độ con/m2 , theo dõi tình hình gây hại của rầy nâu và rầy lưng trắng.

Tổng số sâu thu được Mật độ (con/m2) =

m2

- Về bệnh hại: Theo dõi thời kỳ xuất hiện, tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%).Theo tình hình gây hại của bệnh đốm nâu, khô vằn.

Tổng số lá bị bệnh

Tổng số lá điều tra + Chỉ số bệnh (%) = ∑(N1.1) + (N2.2) + ... + (Nn .n) x 100 N.n Trong đó: N1:Là số mẫu bị bệnh ở cấp I N2: Là số mẫu bị bệnh ở cấp II Nn: Là số mẫu bị bệnh ở cấp n N: Số mẫu điều tra

n: Cấp bệnh cao nhất ở bảng phân cấp được sử dụng (Cấp 9)

2.3.3.7. Phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá thực hiện theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa, QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT” và

“Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vềphương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng,

QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)