Tình hình nghiên cứu, sử dụng giống lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng giống lúa ở Việt Nam

Để đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân và vẫn giữ mức xuất khẩu gạo hàng năm ra thế giới, Đảng và Nhà nước đã xây dựng nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu và

đào tạo nhiều cán bộ khoa học nhằm tiếp cận với những kiến thức nghiên cứu lúa đang trên đà phát triển với nhịp độ cao. Từ đó các giống lúa được thu thập, chọn lọc lai tạo, gây đột biến… để tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt góp phần trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng và giữ vững nền kinh tế nước ta.

Năm 1956 hàng ngàn giống lúa địa phương đã được thu thập và bảo tồn, chuẩn bị cho chương trình cải tiến giống lúa. Cũng nhờ nguồn gen từ các giống lúa địa phương mà các nhà nghiên cứu đã lai tạo được nhiều giống vượt trội về năng suất và phẩm chất như giống NN1, NN13, NN28…

Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) [18], trong số các giống lúa được tạo ra ở nước ta phần lớn là do lai tạo. Giống lúa đầu tiên được lai tạo và đưa vào sản xuất là giống lúa ngắn ngày Nông nghiệp I của nhà bác học Lương Định Của (1961), đã đáp ứng yêu cầu tăng thêm 1 vụ lúa ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ trong những năm đầu thập niên 60. Giống lúa CN2, 79-1 có thời gian sinh trưởng 87 - 90 ngày thích hợp cho phương thức gieo thẳng, đáp ứng yêu cầu tăng vụ.

Năm 1968 là năm thực sự mở đầu cho cuộc cách mạng về giống lúa ở Việt Nam. Sự hợp tác với viện lúa quốc tế IRRI và một số cơ quan nghiên cứu giống lúa ở nước ngoài đã tạo cho các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có thể cho ra đời nhiều giống lúa có nhiều ưu điểm hơn, đáp ứng yêu cầu đa dạng hơn.

Năm 1983 trở lại đây theo thống kê của Trần Đình Long thì các trung tâm nghiên cứu đã thu thập được gần 4000 mẫu giống lúa và từ đó dùng biện pháp lai tạo, chọn lọc và xử lý đột biến gen…tạo ra hàng trăm giống lúa đưa vào sản suất lúa như: giống C70, C71, CR203…của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, giống DT10, DT11, DT13…của Viện di truyền nông nghiệp. Đặc biệt bộ môn Công nghệ sinh học, viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện thành công chương trình nuôi cấy túi phấn để tạo ra các dòng thuần chủng tốt. Từ những dòng ưu việt này tạo ra những giống lúa thuần có năng suất cao, đó là OM3007-16-27 và OM3007-24-94 từ tổ hợp lai Mooirrin 12 (lúa Japonica nguồn gốc từ Nhật bản). Giống này có ưu điểm kháng

rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, đồng thời có phẩm chất gạo cao. Giống OM3007-24-94 có tỷ lệ Amyloza thấp thuộc nhóm rất ngon cơm, giống OM3007-16-27 có khả năng chịu mặn. Hai giống này đều kế thừa đặc tính tốt là bộ phận lá xanh nâu sau khi trổ vào thân cứng của giống Japonica. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống OM3007-16-27 là giống quốc gia và giống OM3007-24-94 là giống khu vực hoá (Trần Ngọc Trang, 2003) [41].

Tác giả Nguyễn Văn Hoan (1994) [20], đã tạo ra giống ĐH60 bằng phương pháp lai hữu tính, giống ĐH60 tỏ ra là giống chịu hạn, chịu chua bằng giống Bao Thai (giống chủ lực của vùng trung du, miền núi). Chịu rét hơn các giống cũ CN2, VX83, CR203 chống chịu tốt với sâu bệnh nhất là khô vằn, đạo ôn, hoàn toàn không nhiễm đốm nâu, bạc lá, chống chịu với các loại sâu hại khác đều khá hơn các giống hiện hành.

Theo Vũ Tuyên Hoàng (1998) [19], trong 20 năm (1968 - 1988) Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm đã thu thập đựơc 3.500 mẫu giống lúa địa phương. Viện đã có 26 giống lúa được công nhận cấp quốc gia; trong đó, có các giống chịu hạn (CH3, CH133, CH5), các giống chịu úng (C15, C10, U17, U20), các giống chất lượng cao P4, P6...Hai giống P4 và P6 là những giống lúa được lai tạo theo hướng chất lượng Protein cao. Giống P4 có thời gian sinh trưởng trung bình, trồng được 2 vụ/năm, năng suất khá đạt 45 đến 55 tạ/ha, cao nhất có thể đạt 72 tạ/ha. Giống P4 có hàm lượng protein cao tới 11%, hàm lượng amiloza 16-20%, hạt gạo dài, tỉ lệ gạo sát đạt 70%, tỷ lệ gạo nguyên đạt 65%. Giống lúa P6 ngắn ngày hơn giống lúa P4 thuộc loại hình thâm canh, hàm lượng protein đạt 10,5%, năng suất đạt 45-55 tạ/ha, cao nhất đạt 60 tạ/ha. Đây là giống lúa có chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu ở Việt nam và đã có nhiều thành tựu trong việc chọn tạo các giống lúa, nhất là các giống lúa chất lượng cao và lúa lai. Trước đây Viện đã nhập và chọn lọc thành công các giống lúa có chất lượng tốt như: IR64, IR66, NN9A là những giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện tại các giống lúa lai HYT của Viện lai tạo ra cũng đang được thí

nghiệm và sản xuất thử ở nhiều nơi và có kết quả rất khả quan (Trương Đích, 1999) [14].

Các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc đã được thu thập và nghiên cứu để đánh giá khả năng cho năng suất và thích ứng của các vùng sinh thái nước ta như: Tạp giao 1; Khang dân; Q5; Vũ Hương; Nhị Ưu; Nghi hương; ĐB…nên năng suất và sản lượng lúa ở nước ta ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 34 - 37)