ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY VẬT CHẤT KHÔ CỦA CÁC GIỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 77 - 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.6. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY VẬT CHẤT KHÔ CỦA CÁC GIỐNG

Đối với cây lúa, lượng chất khô tích lũy qua các giai đoạn khác nhau ảnh hưởng tới năng suất của cây. Năng suất lúa được tạo nên bởi sản phẩm quang hợp dự trữ trong thân lá ở giai đoạn trước trỗ và sản phẩm quang hợp trực tiếp ở giai đoạn sau trỗ (Yoshida, 1981) [73], cho rằng: Năng suất lúa phụ thuộc chủ yếu vào lượng chất khô tích luỹ ở giai đoạn trước trỗ, tuy nhiên Wang (1986)[72], lại cho rằng sự đóng góp của các hợp chất hữu cơ dự trữ trong thân lá đối với năng suất lúa rất khác nhau giữa các giống, dao động từ 0-90%. Theo Các giống lúa thuần cải tiến và lúa lai ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị rút ngắn nhưng lại có số hạt trên bông nhiều, vì vậy năng suất hạt phần lớn được đóng góp bởi lượng sản phẩm quang hợp trực tiếp ở giai đoạn sau trỗ (Tăng Thị Hạnh và cs, 2013) [16].

Nghiên cứu về khả năng tích lũy vật chất khô của các giống lúa nếp thí nghiệm, chúng tôi thực hiện vào 4 giai đoạn: Làm đốt làm đồng, trỗ bông, 20 ngày sau trỗ và giai đoạn thu hoạch. Kết quả thu thập được thể hiện ở bảng 3.8, hình 3.7 và hình 3.8.

Bng 3.8. Khảnăng tích lũy vật chất khô của các giống lúa nếp thí nghiệm ở hai

phương thức canh tác

Phương thức

Giống

Khối lượng vật chất khô ở giai đoạn (g/khóm)

Làm đốt làm đòng Trỗ bông 20 ngày sau trỗ Thu hoạch

Canh tác truyền thống NTH 9,3c 25,6d 41,3fg 45,3f NĐ 9,0c 25,9d 40,8g 44,8f N3T 10,5bc 30,7c 44,7de 50,5e NT 10,7bc 25,2d 44,3ef 45,8f HB 12,1ab 31,0bc 47,7cd 52,2de Canh tác SRI NTH 11,3ab 30,1c 50,0c 56,3cd NĐ 11,5ab 32,0bc 52,4bc 58,2bc

N3T 12,2ab 34,7ab 54,5ab 60,4ab

NT 11,7ab 28,9cd 50,7c 53,4de

HB 12,9a 35,7a 56,4ª 62,4ª

Ghi chú: - NTH: Nếp thơm Huế; NĐ: Nếp đắng; N3T: Nếp ba tháng; NT: Nếp than; HB: Nếp Hương Bầu; - Các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Hình 3.7. Khảnăng tích lũy vật chất khô của các giống lúa nếp thí nghiệm ởphương thức canh tác truyền thống

Hình 3.8. Khảnăng tích lũy vật chất khô của các giống lúa nếp thí nghiệm ởphương thức canh tác SRI

Kết quả tích lũy vật chất khô của các giống lúa nếp được thể hiện ở bảng 3.8, hình 3.7 và hình 3.8 như sau:

Ở giai đoạn làm đốt làm đòng, có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các giống về vật chất khô. Giống NĐ (Nếp đắng) và NTH (Nếp thơm Huế) có khối lượng vật chất khô lần lượt là 9,0 và 9,3g/khóm, thấp nhất trong các giống thí nghiệm ở 2 phương thức canh tác. Giống HB (Hương bầu) ở phương thức canh tác cải tiến có khối lượng khô ở giai đoạn này là 12,9g/khóm.

Ở giai đoạn trỗ bông, khối lượng khô tích lũy ở cây đều cao và khối lượng khô dao động trong khoảng 25,2 – 35,7 g/khóm. Những giống lúa nếp ở phương thức canh tác SRI đều có khối lượng khô cao hơn ở phương thức canh tác truyền thống. Giống HB (Hương bầu) vẫn là giống có khối lượng khô cao nhất, đạt 35,7 g/khóm.

Sau khi trỗ bông, gần như các vật chất tổng hợp từ quá trình quang hợp và vật chất khô từ các cơ quan sẽ tích lũy về hạt. Khả năng tích lũy càng cao thì giống sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Ở giai đoạn 20 ngày sau khi trỗ bông, khối lượng khô của giống NĐ (Nếp đắng) và NTH (Nếp thơm Huế) lần lượt là 40,8 g/khóm và 41,3 g/khóm, Thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa với các giống nếp thí nghiệm khác. Giống NT (Nếp than) có thời gian từ khi trỗ đến thu hoạch là 25 ngày. Điều đó thể hiện rõ ở ngay khả năng tích lũy vật chất khô từ 20 – 25 ngày, cây chỉ tích lũy được 1,3 g/khóm ở phương thức canh tác truyền thống và 2,7g/khóm đối với phương thức canh tác SRI.

Ở giai đoạn thu hoạch, với phương thức canh tác truyền thống, khả năng tích lũy vật chất khô của giống N3T (Nếp ba tháng) và HB (Hương bầu) lần lượt là 50,5 g/khóm và 52,2 g/khóm. Hai giống nếp này cho khả năng tích lũy vật chất khô tốt hơn 3 giống còn lại. Tương tự như vậy với phương thức SRI, giống HB (Hương bầu) tích lũy vật chất khô cao nhất, đạt 62,4 g/khóm.

Khả năng tích lũy vật chất khô cao dẫn tới tiềm năng cho năng suất cao của các giống lúa nếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại thừa thiên huế (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)