Các chỉ tiêu chính đánh giá sinh sản ở bò cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 27 - 29)

1.4.1.1. Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu của bò tơ ảnh hưởng bởi các yếu tố giống, nuôi dưỡng và quản lí. Giống bò Brahman có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn bò Vàng. Nuôi dưỡng tốt bê đạt khối lượng lớn hơn và tuổi thành thục sinh dục cũng sớm hơn so với bê được

trên, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Bò tơ được nuôi dưỡng và quản lí tốt có thể phối giống lúc 16 - 17 tháng tuổi. Kết quả bò sẽ đẻ lứa đầu sớm nhất lúc 25 - 27 tháng tuổi. Ở vùng nóng, nuôi dưỡng kém bò tơ phối giống lần đầu thường muộn hơn.

Tuổi phối giống lần đầu cho bò cái phụ thuộc vào khối lượng cơ thể hơn là tháng tuổi. Bò tơ được phối giống lần đầu khi đạt 65 - 70% khối lượng trưởng thành. Thí dụ bò lai Sind khối lượng trưởng thành 250kg thì phối giống lần đầu cho bò cái tơ lai Sind khi đạt khối lượng 180kg.

Với mục đích nghiên cứu, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tuổi và khối lượng bò tơ lên giống lần đầu. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất số liệu thường kém chính xác, vì chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào khả năng phát hiện và ghi nhận của chúng ta về thời điểm lên giống lần đầu của gia súc.

1.4.1.2. Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian giữa hai lần đẻ thành công. Có thể chia thời gian này ra làm hai giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn từ lúc sinh bê đến lúc đậu thai lại, đây là giai đoạn không mang thai, còn gọi giai đoạn “mở” hay giai đoạn chờ phối đậu. Thứ hai là giai đoạn mang thai, giai đoạn mang thai là khoảng thời gian cố định, dao động từ 278 đến 285 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào giống. Khi khoảng cách lứa đẻ kéo dài là do có vấn đề ở giai đoạn thứ nhất (giai đoạn mở).

Một bò cái sinh sản tốt thì khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng. Khoảng cách lứa đẻ trung bình của đàn được tính toán dễ dàng thông qua khoảng cách lứa đẻ của mỗi cá thể trong đàn. Một đàn sinh sản tốt có trung bình khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn 13 tháng.

Một đàn sinh sản tốt là rất quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu. Hiệu quả kinh tế của đàn sinh sản tốt là có nhiều bê được sinh ra hơn. Có nhiều cơ hội chọn lọc để giữ lại những con tốt thay thế cho những con chất lượng kém trong đàn. Đạt được khả năng sinh sản cao và duy trì chỉ tiêu này không phải là điều dễ dàng ở các trại. Nhiều vấn đề sinh sản tồn tại gây ra tỷ lệ đậu thai thấp và đây là lí do chính kéo dài khoảng cách lứa đẻ. Quản lí tốt để phát hiện kịp thời những bò cái chậm lên giống, phát hiện đầy đủ và kịp thời những bò cái động dục và phối giống đúng thời điểm cho bò cái là những khâu công việc rất quan trọng để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ.

1.4.1.3. Phối giống lần đầu sau khi đẻ

Thông thường, bò cái khỏe mạnh sẽ động dục lại sau khi đẻ 40 ngày, ngay cả khi chúng đang cho con bú. Tuy nhiên, động dục lần đầu có thể xảy ra sớm hơn (khoảng 24 ngày sau đẻ), nhưng động dục lần đầu thường khó phát hiện vì dấu hiệu động dục yếu. Sau khi đẻ 40 ngày, thì chu kì động dục 21 ngày xuất hiện một cách rõ ràng.

Để đạt được khoảng cách lứa đẻ 365 ngày thì cần chủ động phát hiện bò cái lên giống và phối giống lại cho bò sau khi đẻ. Thông thường, bò khỏe mạnh có thể phối giống lại sau khi đẻ 40 ngày. Tuy nhiên nếu phối giống sớm thì tỷ lệ đậu thai thấp. Phối giống cho bò sau khi đẻ 50 ngày thì tỷ lệ đậu thai cao hơn. Theo kinh nghiệm thực tế, bò ở trạng thái bình thường có nuôi con thì phối giống sau khi đẻ 50-60 ngày. Phối giống trực tiếp cũng áp dụng tương tự.`

1.4.1.4. Khoảng cách giữa hai lần động dục

Khoảng cách giữa hai lần động dục bình thường là 21 ngày (dao động 18 – 24 ngày). Khi bò không đậu thai sau khi phối giống thì 21 ngày sau nó động dục lại. Khi khoảng cách giữa hai lần động dục là 6 hoặc 9 tuần, có nghĩa là đã bỏ lỡ 1 hoặc 2 chu kì động dục. Những trường hợp này thường được cho rằng, bò không động dục, nhưng thực tế không đúng như vậy.

Ở hầu hết những lần động dục mà người quản lí bỏ lỡ là do dấu hiệu động dục ngắn và yếu. Trường hợp khoảng cách động dục dài và không theo qui luật (30, 50, 90 ngày) thì có thể là do chết phôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 27 - 29)