Một số nghiên cứu về kỹ thuật tác động dinh dưỡng để nâng cao năng suất bò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 35 - 39)

sinh sản và bê

1.4.4.1. Các nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất bò sinh sản

Năng suất sinh sản là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi bò thịt và tình trạng thiếu dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất giới hạn sức sản xuất của động vật nhai lại ở các nước đang phát triển.

Bò cái trong giai đoạn mang thai hay tiết sữa nuôi con đều có nhu cầu dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong chăn nuôi nông hộ ở nước ta hiện nay, nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại nói chung và con bò nói riêng chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên và các phụ phẩm từ nông nghiệp. Giá trị dinh dưỡng từ các nguồn này rất thấp và thường không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho con vật. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2014) tại Quảng Trị [21], bò cái sinh sản hiện được nuôi ở đây thường xuyên thiếu đến 27,3% năng lượng so với nhu cầu.

Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) [16], trong chăn nuôi bò sinh sản, nuôi dưỡng thấp với bò cái tơ sẽ kìm hãm sinh trưởng nên chậm đưa vào sử dụng và giảm khả năng sinh sản về sau. Thiếu dinh dưỡng đối với bò trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục sau khi đẻ. Hơn nữa, dinh dưỡng thiếu gia súc sẽ gầy yếu, dễ bị mắc bệnh nên sẽ giảm khả năng sinh sản. Randel (1990) và Stalker [35]và cộng sự (2006) [39] đã báo cáo rằng, thời gian động dục lại sau khi đẻ và tỷ lệ mang thai ở bò thịt chịu ảnh hưởng bởi mức dinh dưỡng trước và sau khi sinh. Bò được nuôi dưỡng kém, thể trạng kém sẽ giảm cân và giảm điểm thể trạng ở giai đoạn đầu sau khi đẻ, chúng sẽ gầy yếu và giảm cơ hội mang thai trở lại khi mùa sinh sản bắt đầu. Sự cân bằng năng lượng và điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn này là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất sinh sản sau khi đẻ. Vì vậy, cần có chiến lược nuôi dưỡng phù hợp trong giai đoạn này để giúp bò tăng cân, duy trì thể trạng và kết quả là rút ngắn thời gian động dục lại sau đẻ.

gạo (65%), vỏ đậu tương (15%) và bột ngô (20%), với lượng 2 kg/ngày, bắt đầu từ ngày thứ 22 sau khi đẻ và thời gian bổ sung là 35 ngày. Họ đã rút ra kết luận rằng, bò mẹ có điểm thể trạng đạt mức trung bình được bổ sung thức ăn tinh trong một thời gian ngắn như trên có thể tăng trọng trong suốt nửa cuối của thời kỳ bổ sung thức ăn hơn bò ở nhóm không được bổ sung. Vì vậy, tăng mức năng lượng trong khẩu phần sau khi đẻ (gần với mùa sinh sản tiếp theo) sẽ giúp cải thiện mức tăng trọng, bò hồi phục chức năng bộ máy sinh sản nhanh hơn và kết quả là năng suất sinh sản tốt hơn. Stalker và cộng sự (2006) [39] cũng đã chỉ ra rằng, bò mẹ được bổ sung thức ăn giàu protein trước khi đẻ đã cải thiện được điểm thể trạng trước khi đẻ và trước khi phối giống lứa tiếp theo. Theo Holcomb cộng sự (2001) và McNamara và cộng sự (2003) [28] thời kỳ chuyển tiếp, thường là 3 tuần trước và sau khi đẻ, là thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng nhất trong chu kỳ sinh sản của bò. Trong thời kỳ này bò cần dinh dưỡng cho duy trì, sự phát triển của bào thai, nhau thai và tử cung, sự sản xuất sữa đầu và sữa thường và cho sinh trưởng nếu là bò tơ.Trong suốt thời gian này, nhu cầu dinh dưỡng của bò (chủ yếu là nhu cầu năng lượng) phụ thuộc trước hết vào lượng vật chất khô ăn vào. Nếu trong giai đoạn mang thai cuối lượng vật chất khô ăn vào giảm sẽ dẫn đến làm thay đổi tình trạng nội tiết của bò. Năng lượng ăn vào thấp gây giải phóng các axit béo tự do từ nguồn mỡ dự trữ trong cơ thể vào máu, làm tăng cường tích tụ triacylglycerol trong gan. Gan bị nhiễm mỡ các tế bào gan sẽ giảm khả năng dự trữ glucogen và do đó làm tình trạng thâm hụt năng lượng càng trầm trọng.

Trong giai đoạn đầu cho con bú, lượng vật chất khô ăn vào cũng không đủ cho nhu cầu năng lượng nên bò thường rơi vào tình trạng cân bằng năng lượng âm. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tăng tỷ lệ carbohydrates không cấu trúc trong khẩu phần hoặc 1 tuần trước khi đẻ hoặc 1 tuần trước và sau khi đẻ. Ngoài ra, nếu kéo dài thời gian cho ăn khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao đến 6 tuần trước khi đẻ sẽ làm giảm các chất béo không bị ester hóa và axit β-hydroxybutyric và làm tăng nồng độ glucose trong máu, kết quả là tăng sản lượng sữa. Ngoài tác động lên quá trình trao đổi chất, việc tăng lượng thức ăn tinh tiêu thụ trong một vài tuần trước khi đẻ còn giúp cho khu hệ vi sinh vật dạ cỏ thích nghi với khẩu phần dễ lên men hơn mà bò sẽ được cho ăn trong giai đoạn đầu sau khi đẻ cũng như thúc đẩy sự phát triển của các nhú gai dạ cỏ. Ngoài ra, Swanson và cộng sự (2008) còn cho biết rằng, bầu vú có sự tăng lên đáng kể về kích thước từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, khẩu phần của bò mẹ trước khi đẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và thành phần sữa sau khi đẻ và mức năng lượng trong khẩu phần tăng lên sẽ giúp làm tăng cường các tế bào gốc của biểu mô tuyến vú. Tuy nhiên, nếu dinh dưỡng quá cao, nhất là quá nhiều gluxit sẽ làm cho con vật quá béo, buồng trứng tích mỡ nên giảm hoạt động chức năng.

Vì vậy, trong chiến lược dinh dưỡng cho bò cái sinh sản, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bò trong giai đoạn mang thai cuối và giai đoạn đầu sau khi đẻ là việc

làm cần thiết. Một mặt, có tác dụng đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng mạnh của thai; mặt khác, còn giúp cho các tế bào tiết ở tuyến sữa hình thành và phát triển tốt hơn. Kết quả là bê con sẽ có khối lượng sơ sinh cao; sản lượng sữa của bò mẹ được cải thiện giúp tăng lượng sữa cho bê bú, tăng sự tăng trưởng của bê; đồng thời đảm bảo được thể trạng cần thiết cho bò mẹ nên giảm hao mòn bò mẹ sau sinh, rút ngắn thời gian động dục lại sau khi đẻ.

1.4.4.2. Các nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi bê bú sữa

Lúc sơ sinh dạ cỏ của bê không hoạt động, lúc này kích thước dạ cỏ chỉ bằng ½ dạ múi khế. Khi bê bắt đầu tiêu thụ thức ăn rắn kích thước dạ cỏ bắt đầu tăng lên nhanh chóng và chiếm tới 85 – 90% thể tích dạ dày lúc trưởng thành. Việc tập cho bê ăn thức ăn sớm trước khi cai sữa một mặt sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp cho bê, và quan trọng hơn nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của dạ cỏ. Một khi dạ cỏ phát triển tốt thì sẽ giúp làm tăng lượng ăn vào do dạ cỏ có sức chứa lớn hơn; mặt khác, khi dung tích dạ cỏ càng lớn thì sẽ chứa số lượng vi sinh vật cộng sinh càng lớn, cho nên năng lực tiêu hóa thức ăn bởi vi sinh vật cũng tốt hơn và sẽ cung cấp nguồn sinh khối vi sinh vật lớn hơn cho vật chủ, kết quả là tăng tốc độ sinh trưởng ở các giai đoạn sau.

Theo nghiên cứu của Warner và cộng sự (1956) [41], các tác giả cho rằng quá trình lên men thức ăn tinh tập ăn cho bê trong giai đoạn này sẽ làm tăng hàm lượng các axit béo bay hơi trong dạ cỏ, đặc biệt là propionate và butyrate. Theo Sander và cộng sự (1959) thì các axit này kích thích mạnh nhất sự phát triển của các nhú gai trong dạ cỏ. Để thúc đẩy sự phát triển của dạ cỏ, NRC (2001) [30] đã khuyến cáo rằng nên cho bê ăn tự do thức ăn tập ăn dễ lên men. Quá trình lên men xảy ra nhanh chóng trong dạ cỏ có thể làm giảm pH dạ cỏ, điều này gây bất lợi cho sức khỏe của gia súc nhai lại trưởng thành. Tuy nhiên, nó đã không ảnh hưởng đến pH dạ cỏ của bê sữa. Điều này cho thấy, đã có một sự thích nghi đặc biệt của niêm mạc dạ cỏ của bê non với sự lên men của thức ăn tập ăn. Shaukat và cộng sự (2012) [37] cũng đã kết luận rằng, khẩu phần tập ăn cho bê trước cai sữa giúp cho bê sinh trưởng nhanh hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc bổ sung thức ăn tinh sớm cho bê đã làm tăng đáng kể khối lượng sống của bê lúc cai sữa (cả ở bê được cai sữa sớm và muộn), đặc biệt là đối với bê được cai sữa trong điều kiện đồng cỏ nghèo nàn (vào mùa khô, khối lượng và chất lượng đồng cỏ kém). Theo Stamey và cộng sự (2012) [40] thì bê trước cai sữa nên được tiêu thụ ít nhất là 1kg DM/con/ngày thức ăn tập ăn để đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, hạn chế sự sụt giảm trong tăng trọng hàng ngày và khối lượng cơ thể sau cai sữa.

Một vài nghiên cứu bổ sung thức ăn cho bò mẹ trước và/ hoặc sau khi đẻ đã có kết luận rằng, khối lượng sơ sinh của bê cao hơn ở những bò mẹ được cho ăn khẩu phần giàu năng lượng trước khi đẻ. Mức nuôi dưỡng của bò mẹ ảnh hưởng lâu dài đến

ra khi bò mẹ được nuôi dưỡng kém, khối lượng cơ thể của bò mẹ đạt thấp hơn 5 – 10% so với ngưỡng khối lượng yêu cầu. Stalker và cộng sự (2006) [39] đã báo cáo rằng, không có sự khác nhau về khối lượng sơ sinh giữa những con bê được sinh ra từ bò mẹ được và không được bổ sung thức ăn giàu protein trước khi đẻ, nhưng khối lượng cai sữa, tăng trọng trung bình hàng ngày từ lúc đẻ đến lúc cai sữa và tỷ lệ sống đến lúc cai sữa của bê được sinh ra từ bò mẹ được bổ sung lớn hơn đáng kể (tương ứng P=0,02; 0,002 và 0,03) so với bê được sinh ra từ bò mẹ không được bổ sung.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn khác nhau đến sự phát triển về khối lượng, kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa cũng như đến sự phát triển tổ chức mô dạ cỏ của bê bú sữa từ sơ sinh đến 12 tuần tuổi đã được nhóm nghiên cứu Tạ Nhân Ái và Nguyễn Tiến Vởn [1-3] thực hiện. Kết quả cho thấy trong 4 chế độ nuôi dưỡng: a) nuôi bằng sữa, cỏ và thức ăn tinh; b) nuôi bằng sữa và thức ăn tinh; c) nuôi bằng sữa và cỏ và d) chỉ nuôi bằng sữa mẹ thì chế độ nuôi chỉ bổ sung thức ăn tinh đã thúc đẩy tốt nhất sự phát triển của ruột cũng như lớp cơ và lớp niêm mạc của thành dạ cỏ, trong khi đó, bổ sung riêng mình cỏ lại có tác dụng kích thích 3 túi dạ dày trước phát triển tốt nhất. Trong một nghiên cứu trước đó, Tạ Nhân Ái và Nguyễn Tiến Vởn (2009) [1] đã tiến hành xem xét khả năng tiết sữa của bò nội và ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn cho bê bú sữa đến tăng trọng của bê từ 0 - 12 tuần tuổi. Kết quả cho thấy, sản lượng sữa của bò nội đẻ lứa 3 - 4 là 2 kg/ngày, năng suất sữa toàn chu kỳ đạt 320 kg/con, chu kỳ sữa 5 - 6 tháng; khối lượng bê sơ sinh là 12,9 kg, tăng trọng trong giai đoạn 0 - 22 tuần tuổi là 270 g/con/ngày. Đến lúc 22 tuần tuổi, sữa mẹ chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu năng lượng của bê con. Nghiên cứu đồng thời đã tiến hành bổ sung thức ăn tinh cho sớm cho bê, kết quả cho thấy, bê được bổ sung có tăng trọng cao hơn hẳn so với bê đối chứng (425 g/con/ngày so với 337 g/con/ngày trong giai đoạn 0 – 12 tuần tuổi). Kết quả này đã chứng tỏ rằng, việc bổ sung thức ăn tinh sớm cho bê đã có tác dụng làm tăng khả năng tăng trọng của bê, tạo ra năng suất tăng trọng cao hơn rõ rệt so với phương thức chăn nuôi bê truyền thống.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 35 - 39)