Năng suất sinh sản của đàn bò cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 52 - 54)

Năng suất sinh sản là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của chăn nuôi bò cái. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản ở đàn bò cái được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 3.6. Đặc điểm sinh sản của đàn bò cái ở nông hộ(n=66)

Chỉ tiêu N Trung bình Độ lệch chuẩn

Số lứa đẻ (lứa) 220 3,56 3,06

Tuổi động dục lần đầu (tháng) 205 23,5 5,64

Tuổi phối giống lần đầu (tháng) 205 23,7 5,56

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 205 33,3 5,40

Thời gian mang thai (ngày) 255 284,3 5,69

Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày) 255 177,1 116,4

Thời gian sau đẻ đến phối giống thành công (ngày) 255 186,4 116,1

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 255 476,9 121,8

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, trung bình đàn bò cái ở các hộ Tây Giang đã đẻ 3,56 lứa. Tuổi động dục lần đầu trung bình 23,5 tháng. Dao động về tuổi động dục lần đầu là khá lớn, từ 12 đến 36 tháng. Trung bình tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò là 33,3 tháng. Tương tự như tuổi động dục lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò cũng dao động lớn, từ 21 đến 45,6. Tuổi động dục lần đầu, phối giống lần đầu và đẻ lứa đầu chịu ảnh hưởng

của rất nhiều yếu tố, song mức nuôi dưỡng, khối lượng bò có tác động rất lớn. Kết quả trên cũng phản ánh có sự khác nhau rất lớn về việc nuôi dưỡng, chăm sóc giữa các hộ dân. Tuổi đẻ lần đầu của đàn bò cái sinh sản trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với đàn bò cái sinh sản ở Tiền Giang với bình quân 25,8 tháng, dao động 23-28 tháng [17]. Tuy vậy, tuổi đẻ lứa đầu của bò cái trong nghiên cứu này là tương đương với đàn bò cái ở Quảng Ngãi [33], và thấp hơn so với bò tơ giống Brahman thế hệ II nuôi ở Bình Định với tuổi đẻ lứa đầu là 36,29 tháng [6].

Khoảng cách lứa đẻ của đàn bò là 15,9 tháng, cần có nghiên cứu kỹ về chế độ nuôi dưỡng, quản lý phối giống… ở các nông hộ, để đề ra các giải pháp hợp lý nhằm rút ngắn khoảng cách lứa đẻ để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò cái sinh sản ở nông hộ. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho khoảng cách lứa đẻ của đàn bò cái dài là do thời gian từ khi đẻ đến khi phối giống thành công còn dài. Trung bình khoảng thời gian này là 6,21 tháng trên đàn bò ở Tây Giang. Qua khảo sát thấy rằng hầu hết các hộ không áp dụng kỹ thuật cai sữa sớm cho bê và nuôi dưỡng bò mẹ theo cá thể, theo từng giai đoạn sinh sản… đây có thể là nguyên nhân chính làm cho bò động dục lại muộn. Ngoài ra yếu tố cá thể, việc chọn lọc con giống tốt ở địa phương vẫn còn hạn chế.

Hinh 3.5. Khoảng cách lứa đẻ của bò cái

Trung bình khoảng cách lứa đẻ của đàn bò ở Tây Giang là 15,9 tháng, tuy vậy cũng có một bộ phần bò cái có khoảng cách lứa đẻ tốt. Qua hình 3.5 cho thấy, có khoảng 8,63% tổng số đàn bò có khoảng cách lứa đẻ từ 10-12 tháng, tổng cộng có 52% số bò có khoảng cách lứa đẻ dưới 15 tháng, trong khi đó có tới 48% số bò có khoảng cách lứa đẻ trên 15 tháng. Đặc biệt có tới 16% số bò có khoảng cách lứa đẻ từ

Giang là không đồng đều, sự biến động là rất lớn, bên cạnh có những cá thể bò có khoảng cách đẻ rất tốt, thì cũng còn có tỷ lệ cao số bò có khoảng cách lứa đẻ dài.

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, thời gian đẻ trong năm của bò không đồng đều giữa các tháng (Hình 3.6). Bò đẻ tương đối đồng đều từ tháng 1 đến tháng 5, khoảng xấp xỉ 10%, đến tháng 6 có xu hướng giảm xuống, đến tháng 7 lại tăng lên 11%, sau tháng 7 tỷ lệ bò đẻ có xu hướng giảm. Tính từ tháng 1 đến tháng 5 có 52% tổng số bò đẻ trong giai đoạn này, còn tính từ tháng 1 đến tháng 7 có tới 71% số bò đẻ, còn 29% bò đẻ trong 5 tháng còn lại (tháng 8 đến tháng 12) trong năm. Như vậy có thể thấy rằng, đối với đàn bò cái ở Tây Giang, tính trong một năm thì bò chủ yếu đẻ từ tháng 1 đến tháng 7, sau tháng 7 bò đẻ ít hơn.

Thời gian đẻ của bò không ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ (Hình 3.6). Lý do ở đây là có sự biến động lớn giữa các cá thể bò. Xét về xu hướng cho thấy, bò đẻ từ tháng 1 đến tháng 8 có khoảng cách lứa đẻ cao hơn so với bò đẻ từ tháng 9 đến tháng 12, tuy vậy sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong một nghiên cứu của Kanuya và Greve (2000) [25] thấy rằng, bò đẻ vào lúc bắt đầu mùa mưa có khoảng cách lứa đẻ thấp hơn bò đẻ vào lúc bắt đầu mùa khô, tuy vậy sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu này.

Hình 3.6. Tháng đẻ của bò cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 52 - 54)