Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 39)

- Nông hộ: Các hộ có chăn nuôi bò sinh sản trong vùng nghiên cứu.

- Động vật: Đàn bò cái sinh sản, bê trong nông hộ ở các địa điểm nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2014 đến tháng 7/2015. Điều tra đánh giá hiện trạng, đánh giá điểm thể trạng của bò cái được thực hiện từ tháng 1/2014 đến 3/2015. Nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh cho bò sau khi đẻ được tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2015.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: các nông hộ nuôi bò sinh sản tại xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Điều tra cơ bản hệ thống chăn nuôi bò sinh sản

Căn cứ vào số liệu về tổng số hộ nuôi bò sinh sản của xã Tây Giang được cung cấp bởi cán bộ địa phương, chúng tôi tiến hành chọn 12% số hộ để tiến hành điều tra. Tổng cộng 66 nông hộ có nuôi bò sinh sản được chọn ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát. Số hộ được chọn nằm đều trong các thôn của xã. Các nhóm chỉ tiêu khảo sát bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực của nông hộ: gồm tuổi chủ hộ, số lao động, diện tích đất đai của nông hộ. Nhóm chỉ tiêu này được khảo sát thông qua phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi chuẩn bị trước.

Nhóm chỉ tiêu về đàn bò: gồm số lượng bò, cơ cấu giống, cơ cấu tuổi của bò. Nhóm chỉ tiêu này được khảo sát thông qua quan sát và ghi chép theo bảng hỏi chuẩn bị sẵn.

Nhóm chỉ tiêu về quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng: gồm phương thức nuôi, một số kỹ thuật áp dụng cho đàn bò. Các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn.

Nhóm chỉ tiêu về thức ăn sử dụng cho bò: Loại và lượng thức ăn sử dụng cho bò được khảo sát tại nông hộ thông qua quan sát và cân từng loại thức ăn mà nông hộ sử dụng cho bò. Việc khảo sát này thực hiện ở một hộ 2 ngày. Trên cơ sở loại và lượng thức ăn sử dụng cho bò ở các nông hộ, lượng thức ăn bổ sung cho bò (theo vật chất

2.3.2. Khảo sát khả năng sinh sản của đàn bò cái và sinh trưởng của bê từ 0- 6 tháng tuổi trong nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tháng tuổi trong nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Căn cứ vào số lượng đàn bò cái đã đẻ trên địa bàn xã được cung cấp bởi cán bộ địa phương, tiến hành chọn 10% tổng số bò cái đẻ để khảo sát, việc lựa chọn bò mẹ cũng được chia đều cho các thôn trong xã. Tổng cộng có 255 con bò cái đã đẻ nuôi trong các nông hộ ở xã Tây Giang được tiến hành thu thập các số liệu về các chỉ tiêu sinh sản như tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, thời gian đẻ của lứa đẻ gần nhất, thời gian từ khi đẻ đến động dục lại, thời gian từ khi đẻ đến phối giống thành công. Các chỉ tiêu này được khảo sát thông qua phỏng vấn hộ. Các chỉ tiêu sinh sản được thu thập ở lứa đẻ gần nhất. Khoảng cách lứa đẻ của bò được xác định bởi thời gian của hai lứa đẻ gần nhất, những bò không xác định được thời gian hai lứa đẻ gần nhất thì được xác định thông qua công thức (1).

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) = Thời gian mang thai (ngày) + Thời gian từ khi đẻ đến phối giống thành công (ngày) (1).

Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh sản, điểm thể trạng của bò cũng được đánh giá thông qua chấm điểm bằng mắt thường. Thang cho điểm đối với điểm thể trạng bò từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất gầy và 5 là rất béo, điểm thể trạng cho điểm lẻ đến 0,25 [24]. Việc đánh giá điểm thể trạng của bò được đánh giá tại hai thời điểm trong năm là thời điểm cuối mùa thiếu thức ăn vào tháng 3 và thời điểm cuối mùa nhiều (đủ) thức ăn là tháng 8.

Về đánh giá khả năng sinh trưởng của bê từ 0-6 tháng tuổi. Tổng cộng 163 con bê được cân xác định khối lượng. Khối lượng bê được xác định thông qua cân ở các độ tuổi khác nhau, bê được cân bằng cân đồng hồ 100 kg, những bê có khối lượng lớn hơn được cân bằng cân điện tử chuyên dùng cho đại gia súc của hãng RudWeight (Newzealand) có độ chính xác đến 0,5kg. Song song với xác định khối lượng, vòng ngực của bê cũng được xác định bằng thước dây. Trên cơ sở khối lượng và ngày tuổi của bê, tiến hàng đánh giá mối quan hệ tuyến tính giữa ngày tuổi và khối lượng bê. Từ phương trình tuyến tính giữa ngày tuổi và khối lượng bê dưới dạng Y= aX + b (trong đó a là hệ số hồi quy, b là hằng số, X ngày tuổi và Y là khối lượng bê tại ngày thứ X), tiến hành ước tính khối lượng của bê lúc sơ sinh (X=0), 30 (X=30), 60 (X=60), 90 (X=90), 120 (X=120), 150 (X=150) và 180 (X=180) ngày tuổi. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành đánh giá khoảng tin cậy tại các thời điểm sơ sinh, 30, 60, 90, 120, 150 và 180 ngày tuổi nhằm xác định độ lệch chuẩn của khối lượng tại các thời điểm tương ứng.

Số lượng và tuổi bán bê được khảo sát thông qua phỏng vấn hộ trong một năm tính từ thời điểm phỏng vấn trở về trước.

2.3.3. Thử nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò cái giai đoạn sau khi đẻ trong điều kiện nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định kiện nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Thí nghiệm được thực hiện trên 12 bò mẹ ở 12 hộ trên địa bàn xã. Các bò mẹ có thời gian đẻ cách nhau 1-5 ngày, giống bò lai Brahman, lứa đẻ từ 2 đến lứa thứ 3. Mười hai bò mẹ được chia thành hai nghiệm thức, một nghiệm thức đối chứng (bổ sung theo hiện trạng của nông hộ - 0,18% khối lượng cơ thể) và một nghiệm thức thí nghiệm (bổ sung hỗn hợp thức ăn tinh cao hơn hiện trạng với mức 0,33% khối lượng cơ thể), một nghiệm thức 6 con. Mức thức ăn tinh cho bò mẹ ở nghiệm thức đối chứng là dựa trên kết quả điều tra hiện trạng về thức ăn, qua đó thấy rằng thức ăn tinh mà bò mẹ được cung cấp khoảng 0,18% khối lượng cơ thể. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau đẻ

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Đối chứng Thí nghiệm

Số bò cái, con 6 6

Số bê con, con 6 6

Giống bò cái Lai Brahman Lai Brahman

Lứa đẻ 2-3 2-3

Khối lượng bò mẹ, kg 280,2±26,0 284,5±25,2

Khối lượng bê sơ sinh, kg 25,7±4,07 22,7±2,94

Thức ăn tinh, % KL1 bò Hiện trạng (0,18)2 0,33

Thức ăn xơ thô Hiện trạng Hiện trạng

Phương thức nuôi Bán chăn thả3 Bán chăn thả3

1khối lượng; 2theo mức nuôi dưỡng của nông hộ căn cứ vào kết quả đánh giá hiện

trạng (Nội dung 3.3.1); 3trung bình bò mẹ chăn thả 3-4 giờ/ngày

Thức ăn cho bò ở cả hai nghiệm thức là hỗn hợp tự phối trộn từ các loại thức ăn sẵn có ở địa phương, thức ăn đậm đặc như là nguồn thức ăn giàu đạm. Thành phần và tỷ lệ phối trộn được trình bày ở bảng 2.2. Thức ăn tinh cho ăn vào 2 lần là sáng sớm trước khi chăn thả và sau khi bò chăn thả về, thức ăn tinh cho ăn trước khi cho ăn thức ăn thô. Thời gian theo dõi 4 tháng tính từ lúc bò đẻ.

Bảng 2.2. Thành phần và tỷ lệ phối trộn hỗn hợp thức ăn tinh Loại thức ăn Tỉ lệ, % Thành phần thức ăn Cám gạo 35 Bột ngô 24 Bột sắn 25 Cám đậm đặc1 15 Urê 0,5 Premix khoáng 0,5 Thành phần hóa học Vật chất khô, % 87,9 Protein, % vật chất khô 15,9

Năng lượng trao đổi, MJ/kg vật chất khô 11,8

1cám đậm đặc, sản phẩm của công ty thức ăn chăn nuôi Khánh Hòa, vật chất khô

86%, protein thô 48%, năng lượng trao đổi 2800 kcal/kg vật chất khô.

Tuần đầu sau khi đẻ bò được cung cấp thức ăn xanh là cỏ voi và rơm khô tại chuồng. Từ tuần thứ 2 trở đi, bò mẹ thường được chăn thả từ 8 đến 10 giờ vào buổi sáng và từ 15 đến 17 giờ buổi chiều hàng ngày, bổ sung thức ăn tinh vaod buổi sáng và buổi chiều vào thời điểm trước và sau khi chăn thả. Bê con được cho ra bãi chăn cùng mẹ khi thời tiết tốt.

Bò được nuôi trong từng ô chuồng riêng ở các hộ và bê được nhốt chung theo mẹ nhưng bò mẹ và bê đều có dây buộc ở cổ để khi cho ăn thức ăn tinh thì tách riêng ra. Chuồng nuôi được xây kiên cố, có máng ăn và máng uống, luôn có sẵn nước để bò được uống tự do khi về chuồng.

Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu:

Lượng thức ăn ăn vào: Tất cả các loại thức ăn sử dụng cho bò, gồm cả nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thí nghiệm được ghi chép hàng ngày, gồm cả lượng cho ăn và lượng thức ăn dư thừa. Lượng thức ăn ăn vào cho bò được tính toán hàng ngày, từ đó tính toán cho cả giai đoạn thí nghiệm.

Khối lượng bò mẹ: bò mẹ được cân bằng cân điện tử chuyên dụng (ICONIX FX15) có sai số 0,5kg (lần thứ nhất cân lúc mới đẻ, lần hai lúc 15 ngày, lần ba lúc 30 ngày, lần bốn lúc 60 ngày, lần 5 lúc 90 và lần 6 lúc 120 ngày sau khi đẻ), điểm thể trạng được chấm lúc đẻ và lúc 120 ngày sau khi đẻ. Lượng thức ăn tinh cho ăn ở nghiệm thức thí nghiệm cũng được điều chỉnh theo khối lượng của bò, đảm bảo đạt 0,18% khối lượng cơ thể bò ở nghiệm thức đối chứng và 0,33% ở nghiệm thức thí nghiệm.

Khối lượng bê: bê được cân vào các thời điểm tương ứng với lúc cân bò mẹ. Khối lượng bê sơ sinh, sau 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày tuổi được cân bằng cân đồng hồ có sai số 0,2 kg, khối lượng bê lúc 90 và 120 ngày tuổi cân bằng cân điện tử chuyên dụng (ICONIX FX15) có sai số 0,5 kg. Tăng khối lượng của bê được tính toán từng giai đoạn từ 0-15; 15-30, 30-60, 60-90 và 90-120 ngày, và cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 120 ngày. Tăng khối lượng bê được tính theo công thức (2).

Tăng khối lượng (kg/ngày) = (Khối lượng cuối kỳ (kg)- Khối lượng đầu kỳ

(kg))/số ngày nuôi (ngày). (2)

2.4. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Excel (2010). Số liệu đánh giá hiện trạng hệ thống chăn nuôi, các chỉ tiêu sinh sản của bò cái và sinh trưởng của bê được xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm Excel (2010).

Trong thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh, số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm excel (2010) và được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. So sánh các giá trị trung bình giữa hai nghiệm thức của thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau đẻ được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0, theo phương pháp so sánh sai khác nhỏ nhất (LSD). Hai giá trị trung bình có sai khác thống kê khi giá trị P <0,05.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản trong nông hộ ở Tây Giang, tỉnh Bình Định

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu và diện tích đất ở các nông hộ khảo sát

Nguồn lực của nông hộ là rất quan trọng trong việc giúp cho nông hộ lựa chọn đối tượng, phương thức và chiến lược phát triển chăn nuôi (Nelson và Cram 1998 [31]; Savadogo và cộng sự, 1998[36]) . Đối với chăn nuôi gia súc nhai lại, lao động sẵn có và diện tích đất, đặc biệt là đất nông nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chăn nuôi nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình tổng số nhân khẩu trong một hộ ở Tây Giang là 4,79 người (bảng 4.1). Trong đó, số lao động là hơn 60% trong tổng số nhân khẩu của mỗi hộ.

Bảng 3.1. Nhân khẩu và diện tích đất ở các hộ điều tra (n=66)

Chỉ tiêu Trug bình Độ lệch tiêu chuẩn

Tổng số nhân khẩu (người/hộ) 4,79 1,71

Tổng số lao động (người/hộ) 2,88 1,44

Lao động nam (người/hộ) 1,48 0,90

Lao động nữ (người/hộ) 1,39 0,72

Tổng diện tích đất (sào)1 10,80 7,72

Diện tích đất nông nghiệp (sào) 9,80 7,95

Diện tích đất trồng cỏ (sào) 1,38 0,66

1 Một sào = 500 m2

Diện tích đất ở các nông hộ ở Tây Giang trung bình là 10,8 sào/hộ. Hầu hết các hộ (88%) đều sử dụng một diện tích đất nhất định để trồng cỏ nuôi bò, điều đó cho thấy các nông hộ đã có những quan tâm nhất định trong việc phát triển ngành chăn nuôi bò của gia đình. Bình quân diện tích đất trồng cỏ ở Tây Giang là 1,38 sào, chiếm 14% diện tích đất nông nghiệp của nông hộ. So với xã An Chấn (tỉnh Phú Yên) cũng như huyện Cát Trinh (tỉnh Bình Định) trong nghiên cứu của Parson và cộng sự (2013) [32] thì diện tích đất trong các hộ ở Tây Giang là cao hơn. Đồng thời cũng cao hơn diện tích đất của các nông hộ nuôi bò ở đồng bằng sông Hồng chỉ với khoảng 6 sào/hộ [14] .

Tuy vậy, trung bình diện tích đất của các hộ trong vùng không phải lớn (10,8 sào/hộ), đây là điểm hạn chế lớn của nông hộ nhỏ khi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2014) [21] cho biết hạn chế của các nông hộ chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Trị là diện tích đất canh tác và đã chỉ ra rằng các hộ muốn chuyển đổi chăn nuôi theo hướng thâm canh thì phải chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cỏ nuôi bò.

3.1.2. Quy mô và cơ cấu tuổi, giống của đàn bò

Quy mô đàn bò/hộ là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng chăn nuôi và vai trò của chúng đối với đời sống nông hộ. Kết quả khảo sát quy mô và cơ cấu tuổi của bò ở các hộ được thể hiện ở bảng 4.2. Số bò trung bình/hộ ở Tây Giang là 4,53 con. Số liệu này cho thấy chăn nuôi bò ở Bình Định là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẽ. Tuy vậy, so với các tỉnh trong khu vực và các vùng khác trong nước thì số bò/hộ ở xã điều tra trong nghiên cứu này có cao hơn chút ít. Số bò trung bình/hộ ở Quảng Ngãi chỉ 2,5-3,0 con [13], ở Quảng Trị chỉ có 2,8 con [21]; ở vùng Đông Anh, Hà Nội có 3,7 con/hộ [14], ở Tiền Giang có 3 con/hộ [17].

Bảng 3.2. Qui mô (con/hộ) và cơ cấu tuổi của đàn bò ở các hộ điều tra (n=66)

Loại bò (con/hộ) Trung bình

Tổng số bò điều tra ở 66 hộ 299 Trung bình số bò/hộ (con) 4,53±1,82 Cơ cấu đàn bò, % Bò đã đẻ 49,8 Bê <6 tháng 14,7 Bê 6-12 tháng 12,0 Bò 12-24 tháng 15,1 Bò tơ >24 tháng 8,36 Ơ

Trong cơ cấu đàn bò, bò cái sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đàn bò với 49,8%. Điều này cho thấy bò sinh sản là đối tượng quan trọng trong hệ thống chăn nuôi bò của các nông hộ. So với nghiên cứu trước đây của Parson và cộng sự (2013) [32] thì tỷ lệ bò cái sinh sản trong tổng đàn ở nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn.

Điều đó có thể cho thấy rằng, chăn nuôi bò cái sinh sản đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăn nuôi bò của các nông hộ.

Trong chăn nuôi bò, giống ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, đồng thời tỷ lệ bò lai trong tổng đàn là chỉ số nói lên mức độ thâm canh trong chăn nuôi [27]. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bò lai trong tổng đàn ở các hộ là rất cao, chiếm 93,6% và tỷ lệ bò lai ở đàn cái sinh sản là 89,9% (Hình 3.1).

Hình 3.1. Cơ cấu giống trong tổng đàn đàn và trong đàn bò cái sinh sản ở các nông hộ

Trong những năm qua, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trong đó có Bình Định, là tỉnh đã triển khai nhiều chương trình giống Quốc gia và cấp tỉnh (Chương trình cải tạo đàn bò, dự án VIE 86/008…). Thông qua các hoạt động của chương trình nhận thức của người dân về con giống đã thay đổi căn bản, các hộ đã có sự đầu tư cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)