Đặc điểm nhân khẩu và diện tích đất ở các nông hộ khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 44 - 45)

Nguồn lực của nông hộ là rất quan trọng trong việc giúp cho nông hộ lựa chọn đối tượng, phương thức và chiến lược phát triển chăn nuôi (Nelson và Cram 1998 [31]; Savadogo và cộng sự, 1998[36]) . Đối với chăn nuôi gia súc nhai lại, lao động sẵn có và diện tích đất, đặc biệt là đất nông nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chăn nuôi nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình tổng số nhân khẩu trong một hộ ở Tây Giang là 4,79 người (bảng 4.1). Trong đó, số lao động là hơn 60% trong tổng số nhân khẩu của mỗi hộ.

Bảng 3.1. Nhân khẩu và diện tích đất ở các hộ điều tra (n=66)

Chỉ tiêu Trug bình Độ lệch tiêu chuẩn

Tổng số nhân khẩu (người/hộ) 4,79 1,71

Tổng số lao động (người/hộ) 2,88 1,44

Lao động nam (người/hộ) 1,48 0,90

Lao động nữ (người/hộ) 1,39 0,72

Tổng diện tích đất (sào)1 10,80 7,72

Diện tích đất nông nghiệp (sào) 9,80 7,95

Diện tích đất trồng cỏ (sào) 1,38 0,66

1 Một sào = 500 m2

Diện tích đất ở các nông hộ ở Tây Giang trung bình là 10,8 sào/hộ. Hầu hết các hộ (88%) đều sử dụng một diện tích đất nhất định để trồng cỏ nuôi bò, điều đó cho thấy các nông hộ đã có những quan tâm nhất định trong việc phát triển ngành chăn nuôi bò của gia đình. Bình quân diện tích đất trồng cỏ ở Tây Giang là 1,38 sào, chiếm 14% diện tích đất nông nghiệp của nông hộ. So với xã An Chấn (tỉnh Phú Yên) cũng như huyện Cát Trinh (tỉnh Bình Định) trong nghiên cứu của Parson và cộng sự (2013) [32] thì diện tích đất trong các hộ ở Tây Giang là cao hơn. Đồng thời cũng cao hơn diện tích đất của các nông hộ nuôi bò ở đồng bằng sông Hồng chỉ với khoảng 6 sào/hộ [14] .

Tuy vậy, trung bình diện tích đất của các hộ trong vùng không phải lớn (10,8 sào/hộ), đây là điểm hạn chế lớn của nông hộ nhỏ khi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2014) [21] cho biết hạn chế của các nông hộ chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Trị là diện tích đất canh tác và đã chỉ ra rằng các hộ muốn chuyển đổi chăn nuôi theo hướng thâm canh thì phải chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cỏ nuôi bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 44 - 45)