Quản lý, chăm sóc, phương thức nuôi dưỡng và kinh nghiệm chăn nuôi bò cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 46 - 48)

đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăn nuôi bò của các nông hộ.

Trong chăn nuôi bò, giống ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, đồng thời tỷ lệ bò lai trong tổng đàn là chỉ số nói lên mức độ thâm canh trong chăn nuôi [27]. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bò lai trong tổng đàn ở các hộ là rất cao, chiếm 93,6% và tỷ lệ bò lai ở đàn cái sinh sản là 89,9% (Hình 3.1).

Hình 3.1. Cơ cấu giống trong tổng đàn đàn và trong đàn bò cái sinh sản ở các nông hộ

Trong những năm qua, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trong đó có Bình Định, là tỉnh đã triển khai nhiều chương trình giống Quốc gia và cấp tỉnh (Chương trình cải tạo đàn bò, dự án VIE 86/008…). Thông qua các hoạt động của chương trình nhận thức của người dân về con giống đã thay đổi căn bản, các hộ đã có sự đầu tư cao vào công tác chọn giống. Đây là thế mạnh của khu vực khi thực hiện các hoạt động chuyển dịch chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, chất lượng cao. Qua khảo sát về con giống thấy rằng, ở Bình Định bò lai Brahman trắng là giống bò được người dân lựa chọn để nuôi.

3.1.3. Quản lý, chăm sóc, phương thức nuôi dưỡng và kinh nghiệm chăn nuôi bò cái sinh sản cái sinh sản

Chăn nuôi bò có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như thả rông, chăn thả có quản lý, chăn dắt, nhốt hoàn toàn, hoặc kết hợp giữa các cách trên. Phương thức chăn nuôi vừa phản ánh tiềm năng, vừa phản ánh trình độ thâm canh của nông dân. Vì thế, đây là một khía cạnh quan trọng dùng để đánh giá hiện trạng chăn nuôi ở một địa phương cụ thể. Kết quả chi tiết mô tả các hoạt động chăm sóc, quản lý đàn bò được trình bày trên bảng 3.3. Kết quả bảng 3.3 cho thấy các biện pháp kỹ thuật như tiêm phòng, bổ sung muối ăn, phát hiện động dục, ghi chép thời gian phối giống, xác định ngày sinh bê, tách bò mẹ ra khỏi đàn khi sinh và đỡ đẻ cho bò đã được thực hành hầu hết các nông hộ (khoảng 95% số hộ áp dụng). Điều này cho thấy sự quan

tâm của người dân đến con bò sinh sản và trình độ chăn nuôi khá cao ở các hộ. Tuy vậy, còn một số biện pháp kỹ thuật quan trọng khác như tẩy giun sán cho bò hay cai sữa sớm cho bê có rất ít hộ áp dụng.

Bảng 3.3. Quản lý chăm sóc và phương thức nuôi dưỡng bò cái sinh sản

Chỉ tiêu % hộ áp dụng

(N=66)

Quản lý chăm sóc (% hộ áp dụng)

Tẩy giun sán cho bò 37,90

Bổ sung vitamin 10,60

Cung cấp nước tại chuồng 97,00

Bổ sung muối 95,50

Tiêm phòng 87,90

Phát hiện động dục 97,00

Ghi chép thời gian phối giống 86,40

Xác định ngày sinh bê 98,50

Tách bò ra khỏi đàn khi sinh bê 90,90

Đỡ đẻ cho bò 98,50

Cai sữa sớm cho bê 12,10

Phương thức nuôi dưỡng (% hộ áp dụng)

Chăn thả không bổ sung 3,03

Chăn thả có bổ sung 47,00

Nuôi nhốt 50,00

Về phương thức chăn nuôi bò cái sinh sản, hiện tại nông dân ở xã Tây Giang vẫn áp dụng cả chăn thả không bổ sung (3,03%), chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng (47%) và nuôi nhốt (50%). Nuôi kết hợp là điển hình của lối chăn nuôi tận dụng và có thể nói đây là phương thức tối ưu trong hệ thống sản xuất nông nghiệp hỗn canh đặc thù ở Việt Nam. Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như nhiều địa

Song nguồn cỏ tự nhiên có thể thu cắt hoặc cho gia súc gặm từ các vùng đất trống chưa sử dụng, bờ ruộng, đường đi và đặc biệt là một diện tích lớn đất canh tác sau thu hoạch hoặc giữa các mùa trồng cấy. Khai thác tốt nguồn thức ăn này cũng là chiến lược để phát triển chăn nuôi bò trong các nông hộ nhỏ. Parsons và cộng sự (2013) ) [32] khảo sát về phương thức chăn nuôi bò tại một số địa phương khác của Bình Định và Phú Yên cũng có kết quả tương tự. Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2014) [21] cho biết đã có 86,7% nông dân nuôi kết hợp và 13,3% nuôi nhốt, không còn phương thức chăn thả hoàn toàn ở một số địa phương vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị.

Có thể thấy rằng, các nông hộ ở vùng nghiên cứu đã có sự quan tâm cũng như trình độ chăn nuôi bò sinh sản là khá tốt. Có thể do con bò đã gắn bó với các nông hộ từ lâu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có tới 91% số hộ khảo sát đã nuôi bò trên 3 năm, 79% nuôi bò trên 5 năm, và 70% số hộ nuôi bò trên 10 năm (hình 4.2).

Hình 3.2. Kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản của nông hộ

Như vậy, có thể thấy con bò đã gắn bó với người dân đã từ lâu, đây cũng là điều dễ hiểu khi đất nước ta là nước nông nghiệp, hình ảnh con trâu con bò đã là quen thuộc với mọi con người Việt Nam. Qua đó cũng cho thấy rằng con bò có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, có vậy các nông hộ mới duy trì và phát triển nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)