Loại và lượng thức ăn cho bò sinh sản trước và sau khi đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 48 - 51)

Loại thức ăn, quản lý nuôi dưỡng đàn bò cái sinh sản là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản và đồng thời là chỉ số đánh giá trình độ chăn nuôi của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thức ăn cho bò ở các nông hộ là rất đa dạng và phong phú (bảng 4.4). Hai nguồn thức ăn quan trọng được các hộ sử dụng là thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Đối với thức ăn tinh thì gạo và bột sắn là những loại thức ăn được nhiều hộ ở Tây Giang lựa chọn sử dụng nhất (71% tổng số hộ sử dụng), ngoài ra các hộ còn sử dụng thêm thóc nghiền, cám gạo và bột ngô. Nguồn thức ăn xơ

thô chủ lực vẫn là rơm lúa và cỏ trồng với hơn 80% tổng số hộ lựa chọn sử dụng cho bò. Ngoài ra các hộ còn sử dụng thêm cỏ tự nhiên và một số phụ phẩm khác như ngọn lá ngô, ngọn lá mía và ngọn lá sắn...

Bảng 3.4. Loại thức ăn dùng cho bò sinh sản (n=66)

Loại thức ăn Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Thóc nghiền 31 47,0 Cám gạo 17 25,8 Gạo 54 81,8 Bột sắn 47 71,2 Bột ngô 7 10,6

Thức ăn công nghiệp 4 6,06

Muối 61 92,4

Rơm lúa 63 95,5

Cỏ trồng 54 81,8

Cỏ tự nhiên 36 54,5

Phụ phẩm khác 13 19,7

Trong chăn nuôi bò sinh sản, việc nuôi dưỡng bò cái theo các giai đoạn mang thai và đẻ, nhất là trước khi đẻ ba tháng và sau khi đẻ là rất quan trọng, có ý nghĩa nâng cao khối lượng bê sơ sinh, sinh trưởng của bê trong giai đoạn bú sữa và rút ngắn thời gian động dục lại sau khi đẻ. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi bò sinh sản ở Tây Giang đều chưa hiểu và thực hiện tốt kỹ thuật này. Điều này được phản ánh ở lượng thức ăn cho ăn hàng ngày cho bò sinh sản không có sự khác biệt lớn giữa giai đoạn trước khi đẻ 3 tháng và sau khi đẻ ở các hộ (bảng 4.5). Trung bình ngoài chăn thả, bò mẹ được các hộ cho ăn thêm khoảng 4,17 đến 4,50 kg vật chất khô/con/ngày. Trong đó thức ăn tinh cho ăn với mức 0,45-0,48 kg/con/ngày theo vật chất khô, chiếm 10-14% trong khẩu phần bổ sung cho bò, tương ứng với 0,16-0.18% khối lượng cơ thể bò. Không có sự khác biệt về lượng thức ăn cho ăn giữa trước và sau khi đẻ. Hàm lượng protein trong khẩu phần bổ sung cho bò là 8,55-8,64%. Đinh Văn Cải (2007b) ) [8] khuyến cáo rằng, bò mẹ nuôi con cần nhiều protein hơn so với bò cạn sữa, trung bình nhu cầu protein thô từ 13-15% chất khô khẩu phần. Như vậy có thể

quả cũng cho thấy lượng thức ăn tinh mà các nông hộ sử dụng cho bò là cũng rất thấp, đây chính là một vấn đề cần phải cải thiện đối với chăn nuôi bò ở các nông hộ. Qua khảo sát của chúng tôi cũng thấy rằng, hầu hết các hộ dân được điều tra đều thực hành nuôi dưỡng theo đàn (group feeding), rất ít hộ áp dụng cho ăn theo cá thể bò (Preferential feeding) nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn.

Bảng 3.5. Lượng vật chất khô cho ăn, cơ cấu khẩu phầnbổ sung

Chỉ tiêu Kỳ chữa cuối Sau đẻ

Vật chất khô cho ăn

kg/ngày 4,50±1,431 4,17±1,93

% khối lượng bò 1,54±0,54 1,50±0,72

Lượng thức ăn tinh

kg vật chất khô/ngày 0,45±0,28 0,48±0,29

% trong khẩu phần 10,39±6,00 13,8±10,16

% khối lượng bò 0,16±0,10 0,18±0,12

Protein thô trong khẩu phần bổ sung, % 8,55±1,33 8,64±1,59

Protein đóng góp từ thức ăn tinh, % 9,08±5,54 11,9±8,44

ME2 trong khẩu phần, kcal/kg vật chất khô 2162,7±48,31 2212,6±70,06

ME đóng góp từ thức ăn tinh, % 12,96±7,22 17,39±12,42

Kết quả tại hình 3.3 cho thấy rằng, thời điểm thiếu thức ăn bắt đầu từ tháng 8 âm lịch đến tháng 1 năm sau với hơn 15% số hộ thiếu thức ăn, đặc biệt có tới hơn 35% số hộ điều tra cho rằng họ thiếu thức ăn cho bò từ tháng 11 và tháng 12. Điều này là do từ tháng 9 đến tháng 12 ở Bình Định là bắt đầu mùa mưa rét, thông thường tổng lượng mưa chiếm 80 - 85% và thường gây ra lũ lụt. Đối với các huyện miền núi mùa mưa đến sớm hơn (bắt đầu tháng 8) với lượng mưa và cường độ mưa lớn hơn vùng đồng bằng ven biển rất nhiều nên cỏ không có điều kiện tốt để phát triển, phụ phẩm nông nghiệp chính là rơm lúa lại không có. Sau tháng 1 âm lịch, thời tiết bắt đầu ấm lên, cỏ bắt đầu phát triển lại, hơn nữa đây lại là thời điểm chuẩn bị thu hoạch mía và lúa. Do đó thức ăn cho bò dồi dào lên, vì vậy giai đoạn sau tháng 1 âm lịch số hộ thiếu thức ăn giảm hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)