Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến khối lượng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 57)

và điểm thể trạng của bò mẹ

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi để đến khối lượng của bò được thể hiện ở bảng 4.8. Qua bảng 4.8 cho thấy, việc bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ với mức 0,33% khối lượng cơ thể bò đã không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể bò so với nghiệm thức đối chứng (P>0,05). Cũng qua bảng 4.8 cho thấy rằng, khối lượng của bò mẹ ở cả hai nghiệm thức sau khi đẻ có xu hướng giảm/tăng giống nhau. Trong vòng một tháng sau khi đẻ, khối lượng bò mẹ có xu hướng giảm rõ, sau một tháng khối lượng bò có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tại thời điểm 2 tháng và 3 tháng sau khi đẻ khối lượng bò vẫn thấp hơn so với lúc đẻ. So với lúc đẻ, khối lượng bò tại thời điểm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng giảm lần lượt là 6,84; 4,05 và 0,89% đối với bò mẹ ở nghiệm thức đối chứng, và lần lượt 6,15; 4,22 và 0,64% đối với bò mẹ ở nghiệm thức thí nghiệm. Sự sụt giảm về khối lượng của bò mẹ ở hai nghiệm thức là không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Đến 4 tháng sau khi đẻ, khối lượng của bò đã tăng cao hơn chút ít so với lúc mới đẻ.

Bảng 3.8. Khối lượng, điểm thể trạng của bò mẹ sau đẻ và khối lượng bê

Chỉ tiêu Đối chứng Thí nghiệm P

Khối lượng bò mẹ, kg Lúc đẻ 280,2±26,0 284,5±25,2 0,775 15 ngày sau đẻ 271,2±25,6 276,0±21,6 0,731 30 ngày sau đẻ 261,0±25,5 267,0±21,7 0,670 60 ngày sau đẻ 268,8±25,4 272,5±31,8 0,830 90 ngày sau đẻ 277,7±24,7 282,7±27,6 0,748 120 ngày sau đẻ 286,8±25,3 290,0±27,8 0,840 Điểm thể trạng Lúc đẻ 3,54±0,25 3,58±0,26 0.780 120 ngày sau đẻ 3,17±0,30 3,29±0,10 0,36

Điểm thể trạng của bò cũng không ảnh hưởng bởi việc bổ sung thức ăn tinh cho bò (P>0,05). Trung bình điểm thể trạng của bò lúc đẻ là 3,54 ở nghiệm thức đối chứng, trong khi đó ở nghiệm thức thí nghiệm là 3,58. Sau khi đẻ 4 tháng, điểm thể trạng của bò mẹ có xu hướng giảm xuống, ở nghiệm thức đối chứng đạt 3,17 và ở nghiệm thức thí nghiệm là 3,29 (bảng 3.8). Như vậy, điểm thể trạng của bò mẹ ở cả hai nghiệm thức là khá tốt, điểm thể trạng của bò ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn chút ít so với bò ở nghiệm thức đối chứng, tuy vậy sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

3.4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến khối lượng và tăng khối lượng ở bê và tăng khối lượng ở bê

Sự sinh trưởng của bê phụ thuộc rất lớn bởi lượng sữa bò mẹ tiết ra, do vậy để cho bê sinh trưởng tốt thì bò mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng đảm bảo. Hay nói cách khác việc bổ sung thức ăn cho bò mẹ sau đẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bò mẹ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của bê. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau đẻ đến khối lượng của bê cho thấy, trong hai tháng sau khi đẻ khối lượng của bê không ảnh hưởng bởi bổ sung thức ăn tinh (P>0,05) (hình 4.9). Đến 3 tháng sau khi đẻ, khối lượng của bê ở nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng cao hơn so với bê ở nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Đến 4 tháng tuổi, khối lượng bê

ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn rõ rệt so với bê ở nghiệm thức đối chứng (P<0,001). Sự sai khác này có thể do bò mẹ ở nghiệm thức thí nghiệm có lượng sữa cao hơn, và do vậy bê được bú nhiều sữa hơn. Sở dĩ có thể nói điều này vì chúng ta thấy, bò ở nghiệm thức thí nghiệm có lượng thức ăn tinh ăn vào cao hơn, nhưng khối lượng của bò mẹ có xu hướng giảm sau khi đẻ giống với bò mẹ ở nghiệm thức đối chứng, tức là thức ăn ăn vào cao hơn nhưng tăng khối lượng không cao hơn, điều này có thể do bò mẹ giai đoạn này đã ưu tiên dinh dưỡng cho tiết sữa.

Hình 3.10. Diễn biến khối lượng của bê qua các ngày tuổi (NS: không sai khác,

*P<0,05; ***P<0,005)

Điều này cho thấy rằng, việc bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ cao hơn so với hiện trạng ở các nông hộ đã có tác động tích cực đối với tăng khối lượng của bê. Trong một nghiên cứu của Radunz và cộng sự (2010) [34] về việc bổ sung thức ăn cho bò mẹ trước hoặc sau khi đẻ cho thấy, khối lượng sơ sinh của bê cũng như khối lượng của bê theo các tháng sau khi đẻ cao hơn ở những bò mẹ được cho ăn khẩu phần giàu năng lượng. Mức nuôi dưỡng của bò mẹ ảnh hưởng lâu dài đến khối lượng của bê (kể từ lúc sơ sinh trở về sau) cũng đã được kết luận bởi Smeaton và cộng sự(1996) [38].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng, tăng khối lượng của bò từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi không có sai khác thống kê giữa hai nghiệm thức (P>0,05). Giai đoạn từ 2 tháng đến 3 tháng tuổi cũng như từ 3 tháng đến 4 tháng tuổi tăng khối lượng của bê ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05) (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Tăng khối lượng của bê

Tăng khối lượng, kg/con/ngày Đối chứng Thí nghiệm P

Từ 0-30 ngày 0,61±0,19 0,72±0,06 0,215 30-60 ngày 0,60±0,15 0,75±0,08 0,066 60-90 ngày 0,66±0,29 0,77±0,08 0,384 90-120 ngày 0,59±0,13 0,75±0,07 0,038 0-120 ngày 0,62±0,05 0,75±0,05 0,001 ơ

Mặt khác tăng khối lượng của bê qua từng gia đoạn ở nghiệm thức đối chứng là không đồng đều so với nghiệm thức thí nghiệm (bảng 4.9). Tăng khối lượng của bê cao nhất là giai đoạn từ 2 tháng đến 3 tháng tuổi, với 0,66 kg/con/ngày ở nghiệm thức đối chứng và 0,77 kg/con/ngày ở nghiệm thức thí nghiệm. Các giai đoạn khác ở nghiệm thức thí nghiệm, tăng khối lượng của bê là khá đồng đều xoay quanh 0,75 kg/con/ngày. Như vậy, bước đầu có thể kết luận rằng, việc bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ đã có ảnh hưởng tích cực đến khối lượng của bê, bê sinh trưởng nhanh hơn và đồng đều hơn.

3.4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến thời gian động dục lại sau đẻ của bò mẹ

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ là giúp cho bò mẹ động dục trở lại sau đẻ nhanh hơn. Kết quả đánh giá ở thí nghiệm của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.10. Qua bảng 3.10 cho thấy, trong 6 con bò ở nghiệm thức đối chứng thì trong vòng 120 ngày sau đẻ chỉ có 1 con động dục trở lại và phối giống thành công, chiếm 16,67%. Trong khi đó ở nghiệm thức thí nghiệm cả 6 con bò mẹ đều động dục và phối giống thành công trong 120 ngày sau khi đẻ, đạt tỷ lệ 100%. Trung bình thời gian động dục lại sau đẻ ở bò mẹ nghiệm thức thí nghiệm là 72,8 ngày, trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng là 115 ngày.

Bảng 3.10. Thời gian động dục lại sau đẻ của bò mẹ

Chỉ tiêu Đối chứng Thí nghiệm

Số bò mẹ thí nghiệm (con) 6 6

Số bò mẹ động dục trong 120 ngày sau đẻ (con) 1 6

Tỷ lệ (%) 16,67 100

Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày) 115 72,8±13,5

Thời gian sau đẻ đến phối giống thành công (ngày) 115 72,8±13,5

Như vậy, bước đầu thấy rằng việc bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ đã có tín hiệu tích cực trong việc rút ngắn thời gian động dục trở lại của bò mẹ sau khi đẻ. Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003), trong chăn nuôi bò sinh sản, nuôi dưỡng thấp với bò cái sẽ kìm hãm sinh trưởng nên chậm đưa vào sử dụng và giảm khả năng sinh sản về sau. Thiếu dinh dưỡng đối với bò trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục sau khi đẻ. Hơn nữa, dinh dưỡng thiếu gia súc sẽ gầy yếu, dễ bị mắc bệnh nên sẽ giảm khả năng sinh sản. Trong tình hình hiện nay, chăn nuôi bò sinh sản của các nông hộ trong cả nước nói chung và Tây Giang nói riêng, bò mẹ thường cung cấp dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu sau khi đẻ bê. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2014) [20] tại Quảng Trị, bò cái sinh sản hiện được nuôi ở đây thường xuyên thiếu đến 27,3% năng lượng so với nhu cầu. Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho thời gian động dục trở lại sau đẻ của bò mẹ dài, dẫn tới khoảng cách lứa đẻ dài đối với đàn bò cái nuôi trong nông hộ trong cả nước nói chung và ở Tây Giang nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Trung bình mỗi nông hộ nuôi bò sinh sản ở Tây Giang có 4,79 người, trong đó 60% là số người trong độ tuổi lao động. Tổng diện tích đất là 10,8 sào/hộ với 12,8% diện tích được dùng cho trồng cỏ nuôi bò. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò ở Tây Giang.

Mỗi hộ chăn nuôi ở Tây Giang trung bình có 4,53 con bò/hộ, trong đó bò đẻ là đối tượng chính chiếm 49,8% trong tổng đàn. Tỷ lệ bò lai là rất cao với 93,6% trong tổng đàn, riêng đàn bò đẻ tỷ lệ bò lai đạt 90%.

Hiện tại chăn nuôi bò ở Tây Giang vẫn áp dụng cả chăn thả không bổ sung (3,03%), chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng (47%) và nuôi nhốt (50%). Đa số các nông hộ (95%) đã áp dụng các kỹ thuật quản lý chăm sóc cơ bản cho đàn bò. Tuy nhiên chỉ có 12,1% số hộ có cai sữa sớm cho bê.

Nguồn thức ăn cho bò ở các nông hộ là đa dạng và phong phú, gồm thức ăn tinh và thức ăn thô. Thức ăn tinh chủ yếu là thóc nghiền, gạo và bột sắn, trong khi đó thức ăn thô là rơm lúa và cỏ.

Lượng thức ăn tinh các nông hộ sử dụng bổ sung cho bò mẹ trước và sau khi đẻ là 0,45-0,48 kg/con/ngày, tương đương 0,16 đến 0,18% khối lượng cơ thể bò. Mức protein trong khẩu phần bổ sung cho bò sau khi chăn thả khoảng 8,55-8,64%, năng lượng trao đổi khoảng 2162,7-2212 kcal/kg vật chất khô.

Trung bình điểm thể trạng của đàn bò đẻ trong nông hộ đạt 2,99 ở mùa nhiều thức ăn và 2,68 ở mùa thiếu thức ăn. Điểm thể trạng có sự biến động lớn giữa các cá thể bò mẹ.

Khoảng cách lứa đẻ của đàn bò đẻ nuôi trong nông hộ ở Tây Giang là khá dài với trung bình 15,9 tháng, nguyên nhân chính là do thời gian từ khi đẻ đến phối giống thành công dài, trung bình 6,2 tháng. Có 8,63% tổng số bò khảo sát có khoảng cách lứa đẻ rất tốt chỉ từ 10-12 tháng. Tuy nhiên số bò có khoảng cách lứa đẻ trên 15 tháng chiếm tỷ lệ cao với 48% tổng số bò khảo sát. Trong một năm, có đến 71% số bò thường đẻ bê từ tháng 1 đến tháng 7, chỉ có 29% số bò đẻ trong 5 tháng cuối năm (từ tháng 8 đến tháng 12).

Trung bình khối lượng bê sơ sinh đạt 24,4 kg, đến 3 tháng đạt 80 kg và đến 6 tháng đạt 136 kg/con. Bê chủ yếu được bán dưới 12 tháng tuổi với 86%, trong đó 53,5% bê được bán từ 4 đến 8 tháng tuổi.

Nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh bò mẹ sau khi đẻ cho thấy, khi bổ sung thức ăn tinh ở mức 0,33% khối lượng cơ thể bò mẹ đã có tác động tích cực đến năng suất sinh

sản và khối lượng bê, thời gian động dục trở lại sau đẻ trung bình 72,8 ngày, thấp hơn nhiều so với 115 ngày ở bò nuôi theo nông hộ (0,18% khối lượng cơ thể thức ăn tinh). Khối lượng bê sau 3 tháng ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn so với bê ở nghiệm thức đối chứng (P<0,05).

Đề nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ giai đoạn trước và sau khi đẻ đến năng suất sinh sản của bò mẹ và khối lượng của bê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn (2009), Nghiên cứu khả năng tiết sữa của bò nội và ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn cho bê bú sữa đến tăng trọng của bê từ 0-12 tuần tuổi, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10, tr 59-62. 2. Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ bổ

sung thức ăn khác nhau đến sự phát triển dạ cỏ của bê địa phương trong giai đoạn bú sữa từ 0-12 tuần tuổi.II. Sự phát triển của nhú lông niêm mạc dạ cỏ, Tạp chí

Nông nghiệp và phát triển nông thôn 4, tr, 63-67.

3. Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn khác nhau đến sự phát triển dạ cỏ của bê địa phương trong giai đoạn bú sữa từ 0-12 tuần tuổi: I. Sự phát triển của khối lượng, dung tích, tầng cơ và độ dày thành dạ cỏ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1, tr, 75-89.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015).

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, thống kê chăn nuôi đến ngày 1/10/2014. Cập nhật ngày 30 tháng 1 năm 2015.

6. Đinh Văn Cải (2005), Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao sức sản xuất bò thịt ở Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam.

7. Đinh Văn Cải (2007), Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam,

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam.

8. Đinh Văn Cải (2007), Nuôi bò thịt, Kỹ thuật-Kinh nghiệm-Hiệu Quả, Nhà xuất

bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

9. Cục Chăn nuôi (2007).

10. Cục Chăn nuôi (2007), Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2007 – 2020, Hà Nội.

11. Trần Mạnh (2014), Nuôi bò, nhà đầu tư còn thận trọng, Báo tuổi trẻ online, http://www.tuoitre.vn/tin/kinh-te/20140322/nuoi-bo-nha-dau-tu-con-than-

trong/599232.html.

12. Lê Đức Ngoan, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Vũ Chí Cương, Lê Thị Hoa Sen (2015), Hiện trạng và một số kịch bản giảm phát thải khí methane từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở đồng bằng sông Hồng: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Đông Anh – Hà Nội, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển

13. Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Phượng (2008), Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và miền núi) của Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Đại học Huế 46, tr, 3-9.

14. Niên giám thống kê Bình Định (2013). 15. Niên giám thống kê Bình Định (2014).

16. Phạm Lệ Quyên (2015), Kinh nghiệm chăn nuôi bò cái sinh sản cho thu nhập cao (23/04/2015),http://www.quangngai.gov.vn/vi/sonn/Pages/qnp-

kinhnghiemchannuoibocai-qnpnd-926-qnpnc-13-qnpsite-1.html.

17. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Trung Trực (2013), Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở nông hộ tại xã Đồng Thạnh và Thạnh Trị huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa

học và Giáo dục 3, tr, 113-119.

19. Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui, Hoàng Công Nhiên (2010), Sinh trưởng của bê ½ Red Angus và bê lai Sind nuôi tập trung bán chăn thả tại ĐăkLăk, Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi 22(5), tr, 5-12.

20. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Xuân Bả (2014), Khảo sát phương thúc chăn nuôi bò hiện tại ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại

học Huế 89(1), tr, 187-199.

21. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Xuân Bả, Tạ Nhân Ái (2009), Đánh giá khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến trưởng thành của đàn bò địa phương và lai Sind hiện nuôi ở tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế

55, tr, 133-140.

Tài liệu tiếng Anh

22. Brauner CC, Marcelo AP, Leonardo dMM, Jean PMM, José CFM (2011), Effect of short period feed supplementation during early lactation on performance of cows and calves raised in extensive system, Revista Brasileira de Zootecnia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)