Quá trình đô thị hóa trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới

1.2.1.1. Thực trạng đô thị hóa trên thế giới

Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát được xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 dân số thế giới sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ.

Phần lớn nguyên nhân của đô thị hoá nảy sinh do khát vọng phát triển cấu trúc không gian của đô thị. Cùng với sự xuất hiện các khu đô thị mới, khu công nghiệp và những thành phố chính là sự thay đổi của các đô thị có sẵn về lượng một cách rõ ràng nhất. Đó là một hiện tượng tất yếu trên con đường phát triển của loài người nhưng nếu chúng ta không đi đúng hướng sẽ rất có hại cho môi trường và cho sức khỏe của con người [4].

Khi thành phố ngày càng được mở rộng thì những vấn đề liên quan đến đi lại, nghỉ ngơi, tiếp xúc với thiên nhiên... của cư dân trong các đô thị ngày càng cao. Đô thị càng phát triển và càng lớn thì cường độ di chuyển của người dân càng nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra những khó khăn trong các đô thị hiện đại (ô nhiễm môi trường do các chất thải từ các phương tiện giao thông cơ giới, tai nạn giao thông…). Ngoài ra còn có những “kẻ thù” hết sức nguy hiểm cho xã hội và cho sức khoẻ của con người (cho cả cư dân bản địa và những người di cư hay vãng lai) do sự tập trung một khối lượng lớn người trên một diện tích có hạn của thành phố. Đó chính là các loại tệ nạn xã hội (nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, lừa đảo…) và những loại bệnh tật vô phương cứu chữa của nền văn minh hiện đại (ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp...) [6].

Sức “hấp dẫn” của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chính lôi cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền “đất hứa”. Mặt khác những thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùng nông thôn nên càng làm cho tình hình thêm phức tạp (hạ tầng kỹ thuật quá tải; cây xanh, mặt nước, không gian trống hiếm hoi…).

Sự phát triển không được kiểm soát của các đô thị sẽ dẫn đến những vấn đề không thể sửa chữa được lợi ích chỉ rơi vào một nhóm rất ít người trong xã hội còn thực tế dành cho đại đa số quần chúng lao động là đô thị hóa phát triển không bền vững: chất lượng nhà ở kém (không có chỗ ở và nơi cư trú không còn đủ không gian để có thể tự tổ chức các hoạt động văn hoá và đời sống), cuộc sống bấp bênh do giá cả sinh hoạt ngày một cao, người dân không tiếp cận được đầy đủ nền giáo dục chung của xã hội…

Chất lượng môi trường và cuộc sống của cư dân đô thị ngày càng xấu đi không phải chỉ vì hậu quả của đô thị hoá không bài bản mà còn do nhiều lý do khác nữa, trong đó việc quản lý là nguyên nhân cơ bản và có nhiều bất cập nhất. Nhiều chuyên gia trên thế giới đã nhận xét rằng: có một số lượng đáng kể quốc gia trên thế giới không thành công do chính quyền các cấp của họ không đủ khả năng phục vụ nhân dân vì cán bộ không được đào tạo bài bản, kỷ cương lỏng lẻo và thiếu tinh thần trách nhiệm…Ở nước ta, quản lý xã hội, vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đô thị.

Trong đô thị còn những nguồn ô nhiễm khác mà con người ít để ý đến. Đó là sự ô nhiễm do các yếu tố vật lý, cụ thể là do các yếu tố từ trường với tần suất và cường độ khác nhau (các trạm thu - phát sóng, các đường dây truyền tải điện năng…). Hơn nữa, cho đến bây giờ chúng ta cũng chưa lường hết được về những tác động của các loại vật liệu xây dựng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là những loại vật liệu có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ. Đô thị càng phát triển thì các nguy cơ ô nhiễm từ các yếu tố đó càng lớn.

Thành phố không những bị ô nhiễm mà khí hậu của nó cũng bị thay đổi. Những thành phần cơ bản của khí hậu như bức xạ, chế độ nhiệt - ẩm, áp suất không khí, chế độ gió…luôn bị tác động bởi quá trình đô thị hoá. Nhà càng cao thì mặt đất càng bị nhiễm khuẩn vì ánh sáng mặt trời bị che khuất không đủ khả năng để tiêu diệt các loại vi trùng có hại. Do quá trình đô thị hoá và phát triển dân số diễn ra quá nhanh và quá hỗn độn nên những quy tắc quy hoạch không được tôn trọng - ví dụ như vi phạm về mật độ xây dựng, về hướng của các con đường và của các công trình…sẽ làm tăng mất mát những tia nắng tự nhiên có lợi cho sức khoẻ con người và hơn thế nữa cần phải tiêu tốn thêm một phần năng lượng đáng kể để duy trì chế độ vi khí hậu trong các không gian sống của con người,… [12].

Rõ ràng quá trình đô thị hoá đang tồn tại rất nhiều vấn đề có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và sự phát triển của xã hội. Để giải quyết tận gốc những vấn đề này thì chỉ có một cách duy nhất là cần phải làm trong sạch môi trường. Nguyên tắc xây dựng đô thị dựa trên các quy luật của sinh học có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người. Ngày nay, việc ứng dụng các quan niệm sinh thái hướng đến các đô thị phát triển bền vững cũng được xem trọng Điều quan trọng nhất là phải tạo ra môi trường thuận lợi để thế giới tự nhiên được hoạt động theo quy luật riêng của mình. Quá trình đô thị hoá của thế giới đã có kinh nghiệm thành công và không thành công. Từ những kinh nghiệm đó, chúng ta phải tự rút ra các bài học để có thể góp phần cho sự nghiệp đô thị hoá ở nước ta trong thời gian tới.

1.2.1.2. Các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển trong một thời gian dài là thuộc địa hoặc bán thuộc địa của các nước phát triển, cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế gặp phải nhiều hạn chế và giật lùi, do đó cản trở quá trình đô thị hoá của các nước này. Đồng thời với việc tăng trưởng với tốc độ cao dân số đô thị của các nước phát triển do công nghiệp hoá hay do dân số nông thôn nhập cư vào đô thị gây ra, dân số đô thị của các nước đang phát triển dựa vào tăng trưởng tự nhiên mà gia tăng chậm chạp [4].

Từ sau Thế chiến II tới nay, các nước đang phát triển lần lượt thoát khỏi hệ thống chính trị của các nước thực dân, đấu tranh giành độc lập dân tộc, làm cho đô thị hoá phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi to lớn trong một thời gian ngắn. Đô thị hoá của các nước đang phát triển ở thời kỳ sau chiến tranh có các đặc điểm [4]:

- Dân số đô thị tăng trưởng nhanh chóng. Trong thời gian từ năm 1950 đến năm 1975, dân số đô thị khu vực phát triển của thế giới từ 460 triệu người tăng lên 790 triệu người, còn dân số đô thị khu vực đang phát triển từ 259 triệu người tăng lên 771 triệu người.

- Tính tập trung của dân số đô thị mạnh, ngôi thứ của đô thị lớn cao. Cũng từ năm 1950 đến năm 1975, ở khu vực phát triển, năm 1950 có 43 đô thị, năm 1975 là 91 đô thị, tốc độ tăng bình quân mỗi nãm là 1,7 đô thị; ở khu vực đang phát triển, năm 1950 có 23 đô thị, năm 1975 là 90 đô thị, bình quân mỗi năm tăng 2,7 đô thị. Ta thấy, sự tăng trưởng dân số đô thị của khu vực đang phát triển chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.

- Đồng thời với sự phát triển đô thị hoá, sản xuất nông nghiệp có sự biến đổi không lớn, làm nghiêm trọng sự nghèo khổ tương đối về kinh tế của nông thôn, gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng công nghệ.

- Kết cấu hạ tầng đô thị và cơ hội tìm được việc làm không theo kịp sự gia tăng của dân số đô thị, xuất hiện một mảng lớn các khu nghèo khổ trong đô thị.

1.2.1.3. Ở các nước Châu Á

Ở Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện đường lối “cải cách mở cửa” từ năm 1978, nhưng 10 năm sau, đến 1988 tỷ lệ đô thị hóa mới bắt đầu nhích khỏi cái mốc nhiều năm là 20% để tăng nhanh đến 30% năm 1996, rồi đạt 40 % năm 2003 và 50% năm 2012. Bộ Kiến thiết nước này dự báo tỷ lệ đó sẽ cán mốc 60% vào năm 2020 và 70% (với 900 triệu dân đô thị) vào năm 2025 . Theo đánh giá đô thị hóa ở Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua là một quá trình chuyển đổi vừa phức tạp vừa tế nhị, đang tiếp tục diễn ra với nhiều cách tiếp cận khác nhau của các đô thị đối với các chủ đề môi trường, tốc độ phát triển và kết nối toàn cầu. Hiển nhiên những gì diễn ra trong đô thị đều tác động tới phát triển kinh tế và tình trạng môi trường của quốc gia. Đô thị đặt ra nhiều vấn đề về môi trường và xã

hội, và cũng đưa ra giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao nhiều mặt chất lượng cuộc sống…

Ở Thái Lan

Trung tâm giải trí của thế giới các nước Đông Nam Á tỷ lệ dân số đô thị 31% thấp hơn mức trung bình của thế giới, tập trung chủ yếu vào thủ đô Băng Cốc

Ở Nhật Bản

Là nước có trình độ phát triển cao, đô thị hóa mạnh mẽ, tập trung ở nhiều thành phố lớn bậc nhất của thế giới.

Nhật Bản là nước tư bản duy nhất ở châu Á có trình độ phát triển kinh tế cao. Đô thị hóa ở Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, các thành phố mọc lên nhanh chóng, đặc biệt là các thành phố có mật độ dày đặc ở đảo Honsu, trong đó thành phố lớn nhất Nhật Bản cũng là thành phố lớn nhất thế giới là Tokyo đã đạt 25 triệu dân năm 1990. Ngay từ năm 1960, Tokyo đã trở thành trung tâm kinh tế của Nhật Bản và thế giới. Trước đây, theo dự báo của cơ quan thống kê Nhật Bản về dân số thành phố, thành phố Tokyo đến năm 1990 có 18 triệu dân và đến năm 2000 là 19 triệu dân và năm 2020 là 28 triệu dân, nhưng thực tế Tokyo đã đạt 29,8 triệu dân ngay từ đầu năm 1995, đang là thành phố đứng đầu về dân số thế giới và còn giữ vị trí đến năm 2010. Ở Tokyo tập trung 25% dân số đô thị của Nhật Bản [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)