Khái quát về tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Khái quát về tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất:

Quận 9 có 5 nhóm đất với 8 đơn vị bản đồ tương đương loại phát sinh, trong đó: Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất 4.282 ha chiếm 37,60% DTTN; kế đến là nhóm đất phèn có diện tích 2.695 ha chiếm 23,66% DTTN; nhóm đất đỏ vàng trên phù sa cổ có diện tích 1.966 ha chiếm 17,26%; nhóm đất xám có diện tích 617 ha chiếm 5,42% DTTN; đất xói mòn trơ sỏi đá 25 ha chiếm 0,22% DTTN.

Diện tích, cơ cấu của các đơn vị chú dẫn bản đồ đất Quận 9 như sau:

Bảng 3.1. Phân loại và quy mô diện tích các loại đất trên địa bàn Quận 9

STT

Nhóm và loại đất

hiệu

Diện tích Tên Việt Nam

(Bộ NNPTNT, 1984)

Tên quốc tế Theo WRB

(1998) (*) (ha) (%)

TỔNG DTTN 11.390 100,00

I Đất phèn 2.695 23,66

1 Đất phèn tiềm tàng sâu Endoproto-Thionic Fluvisols Sp2 2.695 23,66

II Đất phù sa 4.282 37,60

2 Đất phù sa chưa phân hoá phẫu diện

Dystric/ Eutric Fluvisols/

Fluvic ambisols P 104 0,91 3 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Umbric Gleysols/Fluvic/ Gleyic ambisols Pf 4.137 36,32

4 Đất phù sa gley Umbric Gleysols/ Gleyic Fluvisols

Pg 41 0,36

III Đất đỏ vàng 1.966 17,26

5 Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Arenic/ Skeletic/ Ferric/

Chromic crisols Fp 1.966 17,26

IV Đất xám 617 5,42

6 Đất xám trên phù sa cổ Plinthic/ Frric/ Haplic AC/

Dystric Plinthosols X 481 4,22

7 Đất xám gley Gleyic Acrisols/ Gleyic Lixisols Xg 136 1,19

V Đất xói mòn trơ sỏi đá 25 0,22

8 Đất xói món trơ sỏi đá Lithic/ Hyperskeletic Leptosols E 25 0,22

XI Sông suối 1.805 15,84

b) Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên và lưulượng do thủy triều của các sông Sài Gòn, Đồng Nai. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng nước thải của thành phố theo các kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, rạch Ông Buông,… đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất luợng nước mặt, gây ô nhiễm, tác động xấu đến đời sống người dân.

Nguồn nước ngầm: Tuy chịu ảnh hưởng của nước mặn thủy triều nhưng trên địa bàn quận lại có trữ lượng nước ngầm ngọt khá lớn, được phân bố rộng khắp. Nhìn chung trữ lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố nói chung khá phong phú, trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 1,6-1,7 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá, nên cần phải thận trọng trong quá trình sử dụng và quản lý khai thác nhằm đạt hiệu quả cao, bền vững.

- Kênh rạch: Địa bàn Quận 9 có khá nhiều kênh rạch, như rạch Bến Trâu, rạch Ruột Ngựa và rạch Nhảy. Tổng diện tích của lưu vực là 14,8 km2, trong đó Quận 9 chiếm 6,6 km2. Hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải này gồm một mạng lưới kênh hở và hệ thống cống ngầm thu gom, vận chuyển nước thải và nước mưa..

c) Tài nguyên rừng:

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, trên địa bàn quận còn 22,02 ha đất rừng sản xuất, do công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh Hoa Việt quản lý tại phường Long Thạnh Mỹ.

d) Tài nguyên khoáng sản:

Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Quận 9 khá đa dạng, nhưng trữ lượng và chất lượng đạt yêu cầu khai thác công nghiệp không nhiều. Phần lớn vùng phân bố khoáng sản đều nằm trong khu vực đã quy hoạch phát phát triển đô thị, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)