Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận 9, TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận 9, TP Hồ Chí Minh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận 9 nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền địa bàn kinh tế trọng điểm của khu vực, tiếp giáp ranh giới tỉnh Đồng Nai và được bao bọc toàn bộ bởi sông Đồng Nai. Toạ độ địa lý được xác định từ 10045’15” đến 11054’17” vĩ độ Bắc và 106043’12” đến 106058’15” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được giới hạn như sau: Phía Đông giáp Thành phố Biên Hoà và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp quận 2 qua sông Rạch Chiếc, rạch Bà Cua và đường Nguyễn Duy Trinh; Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai; Phía Bắc giáp quận Thủ Đức qua xa lộ Hà Nội.

Diện tích diện tích tự nhiên 11.389,62 ha, có 13 phường. Quận 9 vốn là quận ngoại thành, cách xa trung tâm thành phố. Tuy nhiên, Quận 9 có ưu thế về mặt tự nhiên, nằm 2 phía giáp sông Đồng Nai, có đường giao thông chạy suốt chiều dài Quận để nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Biên Hòa, là xa lộ Hà Nội. Với hạt nhân là khu công nghệ cao Thành phố, khu văn hoá giải trí suối Tiên, Lâm viên Thủ Đức và khu lịch sử văn hoá dân tộc cấp khu vực. Quận 9 có triển vọng sẽ phát triển mạnh về thương mại- dịch vụ, du lịch sinh thái, giáo dục- đào tạo,... là một phần đô thị khoa học công nghệ của Thành phố trong tương lai.

b) Địa hình- địa mạo:

Khu vực Quận 9 chịu sự chia cắt đan xen của các hệ thống sông rạch, làm thành nhiều cụm cù lao riêng biệt. Địa hình Quận 9 được chia làm hai vùng rõ rệt: vùng đồi gò và Vùng bưng địa hình thấp trũng: Vùng đồi gò chiếm khoảng 25% DTTN, có cao độ trung bình 20 – 30m, khu vực cao nhất là 35m (khu đồi Long Bình), tập trung ở phía Tây Bắc tại các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A; Vùng bưng địa hình thấp trũng chiếm khoảng 75% DTTN, có cao độ trung bình 1– 5m có nhiều sông rạch, tập trung nhiều ở phía Đông Nam và ven các sông rạch tại các phường Long Bình, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu.

c) Khí hậu:

Quận 9 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

- Nhiệt độ: Địa bàn Quận 9 quanh năm nóng, kể cả trong mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 27oC, cao nhất năm 32,1oC và thấp nhất năm là 23,3oC; nhiệt độ tuyệt đối (13,8o – 40oC) nhìn chung tương đối điều hòa trong năm.

- Ẩm độ: Bình quân năm: 79,5%

+ Trị số cao tuyệt đối vào mùa mưa: 100% + Trị số thấp nhất tuyệt đối vào mùa khô: 25%

- Mây mù và sương: Ít mây, sương có quanh năm, sương mù hầu nhưkhông có.

- Mưa:

Mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác hầu như không có mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.949mm (2.318mm -1.39mm). Ngày mưa bình quân: 159 ngày. Mức vũ lượng trung bình là 333mm vào tháng 9. Mùa nắng vào tháng 2, vũ lượng trung bình 5mm.

- Gió: Hướng gió thay đổi nhiều trong năm, chủ yếu là gió Tây Nam và Đông – Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, mạnh nhất là 22,6 m/s. Gió bão ít xảy ra.

- Bão lụt: Quận 9 hàng năm ít bị lũ lụt tàn phá. Suốt 100 năm qua, chỉ có một trận bão Giáp Thìn (1940) là có đi qua Quận 9 và có gây thiệt hại về người và tài sản.

- Bức xạ: Tổng bức xạ mặt trời tương đối lớn là: 368 Kcal/cm2.

- Độ bốc hơi: Trung bình: 3,7 mm/ngày, cao tuyệt đối: 13,8 mm/ngày.

d) Chế độ thủy văn:

Quận 9 nằm trong lưu vực sông Đồng Nai, chế độ thuỷ văn của Quận 9 chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Các sông rạch bên trong khu vực bao gồm: Sông Tắc, Rạch Trau Trảu, Rạch Ông Nhiêu, Rạch Chiếc, Rạch Bà Cua,... Ngoài ra, còn có các rạch nhỏ nối với nhau và nối vào các rạch chính tạo nên một mạng kênh rạch khá chằng chịt trên lãnh thổ Quận 9.

e. Đặc điểm địa chất công trình

Cấu trúc địa chất: Địa bàn Quận 9 thuộc địa chất Phù sa mới, sét pha bùn, cát mịn lẫn nhiều chất hữu cơ, có màu sậm. Đất mịn pha đất sét, vô cơ, có tính đàn hồi trung bình. Nói chung, đất đai ở Quận 9 ngoại trừ một phần nhỏ có cao độ +2,0 m tương đối thuận lợi cho phát triển xây dựng nhờ lợi thế cao trình; còn lại hầu hết những khu vực khác trên địa bàn quận có cao độ thấp, mức độ thuận lợi thấp hơn. Bên cạnh đó, ở khu vực phía Tây Nam của quận là khu vực có nền móng yếu, địa hình thấp, dễ ngập nước khi có triều cường nên lưu ý trong việc xây dựng công trình về nền móng, cao độ, thoát nước,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)