Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 97)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.6.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tổ chức công bố công khai kế hoạch sử dụng đất được duyệt để cho các tổ chức, cá nhân được biết; phổ biến công khai, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến đất đai, phục vụ có hiệu quả các đối tượng sử dụng đất theo đúng tinh thần của pháp luật hiện hành.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quản lý Nhà nước về đất đai. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất. Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực thực hiện dự án của nhà đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và khả thi.

- Tiếp tục rà soát việc quản lý, sử dụng đất của tất cả các cơ quan, đơn vị, đất của các dự án được Nhà nước giao hoặc cho thuê. Kịp thời xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với những dự án được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, trái mục đích sử dụng được giao, gây lãng phí đất, tránh tình trạng lấn chiếm, sang nhượng đất trái phép.

- Bổ sung nhân sự có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cho các cấp để thực hiện công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luâ ̣t về đất đai để các tổ chức và nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vu ̣ của người sử du ̣ng đất, để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Quận 9 có vị trí địa lý rất thuận lợi, các đặc điểm tự nhiên, khí hậu thời tiết, thủy văn, địa hình, địa chất công trình,... không có những trở ngại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, Quận nằm trên trục cửa ngõ phía Tây của thành phố, có nhiều lợi thế trong việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ.

- Trong cơ cấu kinh tế của toàn Quận thì ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (giá trị sản xuất năm 2016 đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng), tiếp theo là ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp. Tổng giá trị xuất khẩu trên toàn địa bàn Quận 9 năm 2016 đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn Quận phát triển tương đối mạnh từ năm 2012 đến năm 2016, phục vụ tích cực cho quá trình đô thị hóa. Tỷ lệ đô thị hóa trên toàn Quận đạt tương đối cao và không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2016 tỷ lệ độ thị hóa đạt gần 90% so với khoảng 82% năm 2012. Đi kèm với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh thì mật độ dân số ngày càng tăng, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm phần lớn (trung bình khoảng 80%).

- Về tình hình quản lý nhà nước về đất đai:

+ Trên toàn địa bàn Quận có 13 Phường và địa giới hành chính của các phường được đo đạc, cắm mốc giới rõ ràng. Công tác khảo sát đo đạt được thực hiện thường xuyên, hiện nay toàn Quận có 17 tờ bản đồ với tỷ lệ 1/25.000 và rất nhiều bản đồ cấp phường với tỉ lệ nhỏ như 1/5000, 1/2000, 1/1000, 1/500, 1/200.

+ Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và liên tục. Năm 2016, diện tích đất nông nghiệp cần chuyển đổi trong năm là 630,63 ha và diện tích đất nông nghiệp cần phải thu hồi trên địa bàn Quận 9 năm 2016 là gần 600 ha, phân bố đều ở các phường. Gần 80 ha đất phi nông nghiệp cũng cần được thu hồi trong khoản thời gian trên.

+ Tỷ lệ hồ sơ đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không ngừng tăng qua các năm. Hồ sơ xin cấp GCN năm 2016 đạt gần 15000 bộ hồ sơ, lớn hơn rất nhiều lần so với các năm khác. Hồ sơ xin chuyển đổi, cấp lại cũng rất phong phú (đạt hơn 12500 bộ).

+ Trong năm 2016 đã tiếp nhận 574 vụ khiếu nại, trong đó 18 vụ khiếu nại đất đai, 270 vụ khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Từng vụ việc được giải quyết nhanh, hiệu quả.

- Về tình hình sử dụng và biến động đất đai dưới tác động của đô thị hóa tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2012-2016:

+ Tổng diện tích tự nhiên toàn Quận năm 2016 là 11389,6 ha trong đó phường Long Phước có diện tích tự nhiên lớn nhất 2440 ha, chiếm 21,68%. Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 33% tổng diện tích tự nhiên của toàn Quận.

+ Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của Quận có nhiều biến động. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp chỉ đạt 5,76% so chỉ tiêu kế hoạch được duyệt, đất phi nông nghiệp chỉ đạt 5,74% so chỉ tiêu kế hoạch được duyệt.

+ Theo chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 thì đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng 63,90% tổn diện tích tự nhiên, còn lại là đất nông nghiệp và một ít đất chưa sử dụng.

+ Trong giai đoạn 05 năm từ 2012 đến 2016 đất nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh diện tích do đô thị hóa đồng thời với đó là sự tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn toàn Quận. Trong đất nông nghiệp thì giảm mạnh nhất là đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm.

+ Đô thị hóa đã tác động rõ rệt đến cơ cấu sử dụng đất tại địa phương, diện tích đất nông nghiệp đang có khuynh hướng giảm do sử dụng vào mục đích đất ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và sử dụng vào mục đích công cộng.

+ Quá trình đô thị hóa có tác động rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp của thành phố. Trong vòng 5 năm, diện tích đất nông nghiệp đã hơn 600 ha. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giảm từ 46% năm 2012 xuống còn 35% năm 2016. Kéo theo đó diện tích đất nông nghiệp bình quân giảm từ 250m2/người xuống khoảng 150m2/người.

- Đô thị hóa trên địa bàn Quận 9 cũng tác động sâu sắc đến tình hình quản lý và sử dụng đất cũng như điều kiện kinh tế, việc làm của người dân. Diện tích đất nông nghiệp bình quân bị thu hồi lớn hơn rất nhiều lần so với diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi (khoảng 5 lần).

- Đô thị hóa cũng tác động sâu sắc đến nguồn thu nhập của người dân. Các ngành Công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ là những ngành nghề chính mang lại thu nhập cho người dân với hơn 80% ở tất cả các phường điều tra. Mức độ đáp ứng nhu cầu việc làm tại địa phương trong những năm gần đây tương đối cao (từ 50 đến 70%).

- Nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa tại Quận 9, chính quyền địa phương cần chú trọng vào vấn đề nâng cao vai trò của quản lý nhà nước về đất đai, các phương án kế hoạch sử dụng đất

phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, cần có chính sách tạo nguồn vốn từ đất và có các giải pháp thực hiện đồng bộ.

4.2. Kiến nghị

- Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi: bồi thường sát với giá thị trường; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; nơi tái định cư,.... Song song đó, chính sách này phải được thực hiện một cách công khai để người dân có thể giám sát nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện hệ thống Luật pháp về đất đai: Luật Đất Đai 2013 đã đem lại ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế xã hội, cũng như thúc đẩy đầu tư, phát triển trong tiến trình mở cửa hội nhập thì cần hoàn thiện, bổ sung pháp luật. Nhà nước cần tiến hành lấy ý kiến của nhân dân đối các nội dung quản lý hiện đang được xem là bức xúc như: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủ tục giao đất và cho thuê đất, thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tài chính về đất đai...

- Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, đề tài chỉ mới tập trung điều tra, nghiên cứu ở một số phường cụ thể. Do vậy để có cái nhìn khách quan về tác động của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương, rất cần các nghiên cứu toàn diện trên toàn địa bàn Quận 9. Đồng thời cần tập trung nghiên cứu các tác động tích hợp do sự phát triển công nghiệp hóa ở các khu vực lận cận như các khu công nghiệp tập trung để có những kết luận chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thúc Bảo. Sơ lược tình hình lịch sử địa chính và địa chính Việt Nam. Tổng cục Quản lý ruộng đất, số 1/1985, tr. 11.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai 1993, 2003.

[3]. Bộ Xây dựng. Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị, 2009

[4]. Nguyễn Ngọc Châu. Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, 527 trang, 2010. [5]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày

07/5/2009 về phân loại đất thị, 2009.

[6]. Vương Cường. Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. H. 2007.

[7]. Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, 4 tập, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 1994

[8]. Nguyễn Thị Hải, Huỳnh Văn Chương. Tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 108, 2015.

[9]. Nguyễn Minh Hòa. Thành phố Hồ Chí Minh với chiến lược phát triển nông thôn trong đô thị, 01/8/2007.

[10]. Trần Thanh Hùng. Các cơ chế điều chỉnh quan hệ đất đai ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Luận án tiến sĩ , Maxcova, 2010.

[11]. Nguyễn Đức Khả. Lịch sử quản lý đất đai. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 255 trang, 2010.

[12]. Trần Thị Thu Lương. Quản lý và sử dụng đất đô thị ở TP. Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp. NXB ĐH quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 301 trang, 2010. [13]. Trần Thị Thu Lương. Đô thị hoá và an ninh cuộc sống của cư dân vùng chuyển

dịch sang đô thị nhìn từ thực tiễn đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh. Science & Technology Development, vol 12, no.15 – 2009.

[14]. Vũ Đình Nhân. Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng. Trường Đại học Khoa học tự nhiên (2012). Luận văn thạc sỹ.

[15]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1993. Luật Đất đai, NXB Chính trị quốc gia [16]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật Đất đai, NXB Chính trị quốc gia [17]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật Đất đai, NXB Chính trị quốc gia [18]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2009. Luật Quy hoạch đô thị. NXB Chính

trị quốc gia. 16

[19]. Phạm Đỗ Nhất Trung, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 35, 2012.

[20]. Nguyễn Khắc Thái Sơn, Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2007.

[21]. Nguyễn Văn Sửu. Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế

nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội. Tạp chí Việt Nam học số 3 năm 2014.

[22]. UBND Quận 9. Báo báo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016.

[23]. UBND Quận 9. Báo báo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2010-2015) và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 Quận 9 , TP.Hồ Chí Minh.

[24]. UBND Quận 9. Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

[25]. UBND TP. Hồ Chí Minh. Báo báo Tổng kết thi hành Luật đất năm 2013.

[26]. Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc. Tác động của đô thị hóa đến kinh tế

hộ nông dân tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

PHIẾU PHỎNG VẤN NHANH NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Phục vụ Luận văn Thạc sỹ: “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” .

Họ và tên: ...

Năm sinh: ...

Địa chỉ: phường……… Quận 9 Nghề nghiệp chính:………..Nghề phụ:……….

Tổng số nhân khẩu:………..Số lao động:………..

Trong đó, số lao động nông nghiệp: ...

Số lao động công nghiệp, xây dựng: ...

Số lao động thương mại dịch vụ: ...

Hiện trạng nhà ở: ... I. THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT 1. Tình hình sử dụng đất Mục đích sử dụng Diện tích (m2) Được cấp GCN Bị thu hồi Để đất trống I. Đất nông nghiệp

1. Đất trồng cây lâu năm

2. Đất trồng cây hàng năm

2.1. Đất lúa

2.2. Đất màu

- Bắp

Mục đích sử dụng Diện tích (m2) Được cấp GCN Bị thu hồi Để đất trống - Rau - Đậu - Màu - Khoai, mì 2.3. Đất trồng cỏ

3. Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày

4. Đất nông nghiệp khác

II. Đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

2. Đất xây nhà trọ

3. Đất cho thuê làm nhà xưởng

2. Đối với chủ sử dụng có đất trồng lúa

2.1.Tình trạng sử dụng đất trồng lúa hiện nay của gia đình

Để trống Trồng cây lâu năm chờ bồi thường

Cho thuê  Vẫn trồng lúa

2.2.Nếu không còn trồng lúa, xin ông (bà) cho biết nguyên nhân tại sao?

Làm lúa không hiệu quả Không có lao động

3. Một số vấn đề về thực hiện quyền sử dụng đất

3.1.Ông (bà) có định chuyển mục đích sử dụng của diện tích đất hiện tại không?

 Có Không

Nếu có, ông bà dự định chuyển sang mục đích nào: ... ...

3.2.Ông (bà) có muốn tách thửa không?

Có Không

Mục đích chuyển nhượng để làm gì? ... ... 3.3.Đất của ông (bà) có nằm trong khu quy hoạch không?

Có Không

Nếu có, thì nằm trong khu quy hoạch nào? ... ...

3.4.Ông (bà) có mong muốn Nhà nước hỗ trợ như thế nào khi thu hồi đất? ... ... 3.5.Hiện nay, ông (bà) có gặp những khó khăn gì trong quá trình sử dụng đất? ... .... ... 4. Ông (bà) có kiến nghị gì đối với Nhà nước để quản lý và sử dụng đất được tốt hơn? ... ... ... Xin cảm ơn ông (bà).

Ngày…….tháng…….năm 2017

Phụ lục 2.

Bảng: Thông tin người được điều tra

STT Mã phiếu Họ và tên Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 97)