Tổng quan quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tổng quan quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hóa của Việt Nam. Đặc biệt sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2014), Luật Đất đai (năm 2013), Luật Đầu tư ( năm 2014) … nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hóa đã lan tỏa, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân [1].

Tính đến giữa năm 2010, trên phạm vi cả nước đã có gần 300 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 7000 dự án đầu tư trong và ngoài nước, thu hút hơn 1.500.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.

Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Đến cuối năm 2010, cả nước có trên 800 điểm dân cư. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng tỏa rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn [21].

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng nông thôn xưa và nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể. Các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần làm sôi động quá trình đô thị hóa ở nông thôn.

Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng thu nhâp quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng có hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng [13].

Phát triển công nghiệp góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại hóa và kéo theo sự phát triển của các khu đô thị mới. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ được nâng cấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của công nghiệp, đã đồng thời tạo điều kiện cho đô thị hóa phát triển. Các khu công nghiệp được quy hoạch gắn liền với các khu đô thị mới để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ và phụ trợ xung quanh khu công nghiệp, nhà ở cho nhân viên, tận dụng được tài nguyên cũng như lực lượng lao động tại chỗ [6], [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)