Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đô thị hóa, những tác động của đô thị hóa tới các lĩnh vực như kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là những tác động của đô thị hóa tới tài nguyên đất nói chung và hiện trạng sử dụng đất nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và thảo luận. Theo Nguyễn Thị Hải và cs (2015) khi nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiến Huế đã chỉ ra rằng: Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, đất đai của thị xã biến động theo hướng tăng nhanh diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chưa sử dụng và một số loại đất nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển đô thị; Quá trình đô thị hóa đã làm cho quỹ đất của thị xã được khai thác đưa vào sử dụng theo hướng hiệu quả với tỷ lệ sử dụng đất đạt 99,01% vào năm 2013 đồng thời tỷ lệ đất phi nông nghiệp đã tăng thêm 11,66% trong giai đoạn 2005-2013 và chiếm 25,05% trong cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của thị xã; Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác quản lý các dịch vụ công về đất đai và quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản... Quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng áp lực đối với công tác quy hoạch sử dụng đất, công tác quản lý tài chính về đất đai cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai... trên địa bàn thị xã [8].

Khi nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến 2012, Vũ Đình Nhân đã chỉ ra rằng: Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh phục vụ cho việc mở rộng thành phố, phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới cũng như sự mở rộng của đất thổ cư nông thôn; Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng mở rộng do nhu cầu phát triển loại hình kinh tế này. Đô thị hóa đã gây nên những áp lực rất lớn tới biến động sử dụng đất thể hiện trên các khía cạnh: di cư và áp lực của dân số tới các loại hình sử dụng đất, thay đổi hệ thống nông nghiệp. Đô thị hóa tập trung phát triển cả về chiều sâu (phát triển chất lượng đô thị) và cả chiều rộng (mở rộng không gian đô thị). Đô thị hóa góp phần thu hút vốn đầu tư phát triển xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ lao động, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tăng thu nhập cho người dân. Mặt khác, quá trình đô thị hóa cũng có những mặt trái của nó: làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo, vấn đề việc làm trở nên bức thiết, môi trường sống bị ảnh hưởng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ về an ninh lương thực [14].

Theo Phạm Thị Thanh Xuân và cs (2012) khi nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng: 100% các hộ nông dân đều chịu tác động từ quá trình đô thị hóa ở các mức độ và phương diện khác nhau. Nguồn thu nhập và việc làm của hộ nông dân có sự thay đổi mạnh. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp đã trở thành nguồn thu nhập chính trong khi thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Bên cạnh đó, một số hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập [26].

Khi đánh giá tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam, Nguyễn Văn Sửu (2014) đã nhận xét: công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam trong 20 năm qua đã ‘lấn chiếm’ một diện tích lớn đất nông nghiệp. Các tài liệu cho thấy ở cấp độ quốc gia từ năm 1990 đến 2003 có 697.417 ha đất đã bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong thời gian năm năm, từ 2001 đến 2005, có 366.000 ha đất nông nghiệp đã được chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Con số này chiếm bốn phần trăm tổng diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, có 16 tỉnh và thành phố thu hồi diện tích lớn, chẳng hạn như Tiền Giang: 20,380 ha; Đồng Nai: 19,752 ha; Vĩnh Phúc: 5,573 ha; Hanoi: 7,776 ha. Tính theo khu vực, đồng bằng sông Hồng dẫn đầu với con số 4,4 phần trăm diện tích đất nông nghiệp của khu vực được chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp, trong khi đó khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2,1 phần trăm. Từ năm 2005, tốc độ thu hồi đất tiếp tục gia tăng, song chưa có các số liệu chính xác ở cấp độ quốc gia và đặc biệt là ở cấp độ địa phương về diện tích đất các loại bị thu hồi. Tiếp cận thực trạng những người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp từ góc độ sinh kế đòi hỏi phải có chính sách có hiệu quả hơn để trợ giúp nông dân bị ảnh hưởng. Trong một nghiên cứu về đô thị hóa và chính trị về đất đai ở khu vực Manila trong những năm 1990, trên cơ sở tài liệu điền dã, Philip F. Kelly lập luận rằng cả việc hoạch định chính sách và thực hiện chính sách ở cấp độ địa phương ở khu vực này đều hậu thuẫn cho việc thu hồi đất phục vụ đô thị hóa. Những người nông dân tá điền phải chấp nhận qúa trình chuyển đổi này vì họ không có quyền sở hữu đất đai. Thêm vào đó, họ cũng do dự không dám chống lại việc những người địa chủ quyết định bán đất họ đang thuê. Cuối cùng, chính họ là thực thể phải chịu thiệt thòi trong qúa trình chuyển đổi đất để phục vụ đô thị hóa vì họ không có quyền sở hữu đất đai để nhận được tiền đền bù song cuộc sống của họ lại phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và họ không có đủ vốn xã hội để tìm kiếm các cơ hội việc làm thay thế trong một nền kinh tế công nghiệp ở đô thị. Từ giữa những năm 1990 mỗi năm Việt Nam có thêm 830.000 người tham gia vào lực lượng lao động, 1 trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng gấp hai lần, từ 12,5 phần trăm năm 1996 lên 25,2 phần trăm năm 2005. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp và phân bố không đều giữa các khu vực nông thôn và đô thị. Cụ thể hơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ năm 1996 đến năm 2005 ở khu vực đô thị chiếm 51,4 phần trăm tổng số lao

động, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 16,8 phần trăm. Trong khu vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, năm 2007, một nguồn khác cho biết Việt Nam có hơn 12 triệu hộ gia đình, với gần 33 triệu lao động, chiếm 72 phần trăm tổng số lực lượng lao động của cả nước, nhưng chỉ có ba phần trăm trong số họ đã qua đào tạo. Thực tế này cho thấy nhiều lao động nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội dưới các hình thức trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp bên ngoài những tri thức sản xuất nông nghiệp truyền thống của họ [21].

Khi đánh giá tác động của đô thị hóa và an ninh cuộc sống của cư dân vùng chuyển dịch sang đô thị nhìn từ thực tiễn đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thu Lương (2009) đã chỉ ra rằng: Khi không còn đất để canh tác (do đất bị chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp hoặc không thể canh tác được vì ô nhiễm) nông dân vùng đô thị hóa không còn là nông dân nữa nhưng họ không được chuẩn bị để trở thành lực lượng lao động trong cơ cấu kinh tế đô thị đẫn đến những bế tắc và mất an ninh cả về kinh tế, xã hội, văn hóa. Hệ quả này còn tác động sâu sắc đến thế hệ trẻ con cái của họ và đó thực sự là dây cháy chậm của một nguy cơ mất an ninh xã hội đang tích nén do những bất cập diễn ra trong quá trình đô thị hóa ở Tp. HCM nói riêng, Việt Nam nói chung. Kết quả điều tra xã hội học tại 5 quận mới năm 2005 cho biết 64,3% số hộ được điều tra cho rằng đã có nhiều việc làm hơn do có nhiều ngành nghề mới mở ra nhưng không phải là ngành nghề trong các khu công nghiệp. Hay nói khác đi công nghiệp hoá ở đây không thu hút lao động tại chỗ, 48,2% số hộ được khảo sát rơi vào tình trạng thất nghiệp và lý do thất nghiệp chủ yếu là do không đủ trình độ 1. Kết quả điều tra này phù hợp này phù hợp với nghiên cứu của Viện kinh tế thành phố về mặt bằng học vấn bình quân của thanh niên tại quận mới và ngoại thành chỉ đạt lớp 7 trong khi tiêu chuẩn tuyển chọn công nhân đòi hỏi trình độ lớp 9 trở lên. Những điều kiện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở các khu vực này sang cơ cấu kinh tế nông thôn đô thị chưa được chuẩn bị trong đó bao gồm cả việc chuẩn bị cho lực lượng lao động nông thôn trở thành người công nhân nông nghiệp. Báo cáo Tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 lập kế hoạch sử dụng đất 5 kỳ cuối 2006-2010 của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố 5-2006 cũng xác nhận “đất nông nghiệp đang chịu sự tác động của quá trình đô thị hoá nhanh trong khi đó thành phố chưa có chiến lược và giải pháp đồng bộ, toàn diện về phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp ngoại thành”. Các huyện Nhà Bè, Cần Giờ và một số vùng Nam Bình Chánh quận 9, quận 2 đa số nông thôn còn sản xuất độc canh, độc vụ vì chưa có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi rất khó khăn, năng suất cây lúa thấp nhưng chưa có cây khác thay thế, chăn nuôi thuỷ sản chưa có điều kiện và mô hình hợp lý để phát triển nhanh và vững chắc. Đô thị hoá không bền vững đã làm suy thoái môi trường. Hệ quả của sự suy thoái này ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng không chỉ môi trường sống của người dân mà còn cả đời sống kinh tế

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)