Cơ cấu sử dụng đất chung của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 90)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.1. Cơ cấu sử dụng đất chung của địa phương

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách nhanh chóng như hiện nay thì đô thị hóa là một quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với Quận 9 nói riêng mà còn đối với các Quận khác trong thành phố. Đô thị hóa càng phát triển thì quỹ đất của xã hội dành cho nông nghiệp càng có xu hướng giảm, trong khi đó đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng.

Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn Quận được thể hiện ở bảng 3.18. Tuy diện tích đất nông nghiệp đang có khuynh hướng giảm trong những năm gần đây nhưng nó vẫn đang còn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất (35,7%). Trong nhóm đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp biến động lớn nhất, còn đất lâm nghiệp, đất nuôi trông thủy sản và đất nông nghiệp khác hầu như không biến động. Diện tích đất nông nghiệp giảm sút chủ yếu sử dụng vào mục đích đất ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và sử dụng vào mục đích công cộng.

Chuyển dịch cơ cấu đất phi nông nghiệp

Trong khi đó đất phi nông nghiệp lại tăng. Đất phi nông nghiệp tăng là đi theo đúng quá trình tác động của đô thị hóa. Đô thị hóa cần nhiều đất để phát triển các công trình thương mại, các cơ sở hạ tầng phục vụ người dân, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều cùng với đó dân số tăng nhanh nên việc đất phi nông nghiệp tăng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nguyên nhân đất sử dụng vào mục đích công cộng tăng lên nhiều như vậy là do trước kia Quận không chú ý đến việc vui chơi giải trí của người dân, các sân bóng, công viên, khu nghỉ mát không được đầu tư, chỉ có tự phát không có bố trí rõ ràng. Sau này cùng với quá trình đô thị hóa, dân số tăng lên cùng với nhu cầu giải trí nghỉ mát của người dân ngày càng cao nên theo đó diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng cũng tăng theo. Đất ở tại đô thị tăng trong nhóm đất ở cũng tăng nhanh. Quận ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại mọc lên ngày càng nhiều thu hút nguồn lao động từ nhiều địa phương khác trong tỉnh đổ về làm cho nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo. Trong loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp thì đất ở đô thị chiếm tỷ trọng lớn nhất (20%), tỷ lệ đất giành cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng là tương đương nhau (khoảng 12%).

Khi so sánh cơ cấu sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu với cơ cấu sử dụng đất chung của thành phố chúng tôi nhận thấy rằng: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thấp hơn nhiều so với toàn thành phố (35,7% so với 56,3%) (Bảng

3.17). Đồng nghĩa với nó là tỷ lệ đất phi nông nghiệp trên tổng diện tích tự nhiên của Quận 9 cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thành phố (63,9 % so với 43,4%). Tỷ lệ phần trăm của loại hình đất chưa sử dung của Quận 9 và của toàn thành phố không có nhiều biến động.

Bảng 3.16. Cơ cấu sử dụng đất của Quận 9 và của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

STT Loại sử dụng Quận 9 TP Hồ Chí Minh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 11390,6 100,0 209.554,9 100,0 1 Đất nông nghiệp 4.069,2 35,7 118.051,9 56,3

2 Đất phi nông nghiệp 7.278,2 63,9 90.867,9 43,4

3 Đất chưa sử dụng 42,2 0,4 653,5 0,3

(Nguồn: Kiểm kê đất đai 2016 Quận 9 và TP.HCM)

Bảng 3.17. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 của Quận 9

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 11.389,6 100,0

1 Đất nông nghiệp NNP 4.069,2 35,7

1.1 Đất trồng lúa LUA 1.138,4 10,0

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 41,2 0,4

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.700,1 23,7

1.4 Đất rừng sản xuất RSX 22,0 0,2

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 167,6 1,5

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.278,2 63,9

2.1 Đất quốc phòng CQP 81,0 0,7

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2.3 Đất cơ sở sản xuất phi

nông nghiệp SKC 1.364,9 12,0

2.4 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.463,4 12,8

2.5 Đất ở tại đô thị ODT 2.287,4 20,1

2.6 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,3 0,1

2.7 Đất cơ sở tôn giáo TON 42,8 0,4

2.8 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 86,1 0,8

2.9 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 78,1 0,7

2.10 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 11,1 0,1

2.11 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.800,7 15,8

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 4,1 0,04

3 Đất chưa sử dụng CSD 42,2 0,4

(Nguồn: Kiểm kê đất đai 2016 Quận 9)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)