3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất và sinh kế của người dân
Đô thị hóa trên địa bàn Quận 9 cũng tác động sâu sắc đến tình hình quản lý và sử dụng đất cũng như điều kiện kinh tế, việc làm của người dân. Nhằm đánh giá tác động của ĐTH đến người dân, chúng tôi tiến hành điều tra ở 90 hộ dân trên địa bàn 6 phường của Quận. Số liệu được trình bày ở các bảng 3.20, 3.21, 3.22 và 3.23.
a) Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất của người dân.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất của người dân được biểu thị ở bảng 3.20. Từ bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng ĐTH tác động đến cả tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp của người dân. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp bình quân bị thu hồi lớn hơn rất nhiều lần so với diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi (khoảng 5 lần). Diện tích đất NN lớn nhất bị thu hồi là gần 3756,6m2 và nhỏ nhất là 327,3m2. Sau khi thu hồi, có hộ mất hoàn toàn diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp bình quân giảm mạnh, từ 1493,3 ha xuống còn 883,5 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi của các hộ điều tra trung bình khoảng 278,5m2, dao động trong phạm vi từ 45,0 m2 đến 427,5m2.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất của các hộ dân điều tra
Chỉ tiêu ĐVT TB Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Tổng số hộ điều tra hộ 90,0 - - -
Diện tích đất nông nghiệp
(NN) trước thu hồi m2 1493,3 3756,6 327,3 586,5
Diện tích đất NN bị thu hồi m2 570,0 1511,2 327,3 290,6
Diện tích đất NN sau thu hồi m2 883,5 1578,3 0,0 277,3
Diện tích đất phi nông nghiệp
(PNN) trước thu hồi m2 278,5 427,5 45,0 78,4
Diện tích đất PNN bị thu hồi m2 155,8 326,5 0,0 86,8
Diện tích đất PNN sau thu hồi m2 177,5 289,6 45,0 53,7
b) Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của các hộ điều tra
Đô thị hóa cũng tác động sâu sắc đến nguồn thu nhập của người dân. Số liệu ở bảng 3.21 cho thấy các ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ là những ngành nghề chính mang lại thu nhập cho người dân với hơn 80% ở tất cả các phường điều tra. Điều này có thể được giải thích do quỹ đất giành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ĐTH đã mang nhiều cơ hội cải thiện thu nhập và kiếm việc làm của người dân.
Bảng 3.20. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2016
(Đơn vị tính: %)
Phường/xã Công nghiệp, xây dựng
Nông
nghiệp Dịch vụ Nguồn khác
Phường Hiệp Phú 44,4 6,3 49,3 16,7
Phường Long Bình 47,6 9,5 28,6 14,3
Phường Long Phước 52,5 12,7 31,3 3,6
Phường Long Thạnh Mỹ 46,7 16,7 26,7 9,9
Phường Long Trường 38,8 14,7 43,5 3,0
Phường Phú Hữu 41,8 15.40 45,0 13,2
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)
Mức độ đáp ứng nhu cầu việc làm tại địa phương trong những năm gần đây tương đối cao. Đô thị hóa làm địa phương càng phát triển thì các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng và các hoạt động dịch vụ mọc lên ngày càng nhiều đáp ứng được phần lớn nhu cầu việc làm tại địa phương. Theo điều tra của các hộ gia đình cho thấy phần lớn đều trả lời là tỷ lệ đáp ứng nhu cầu việc làm là khoảng 50% đến 70%. Đây là một con số tương đối cao so với một địa bàn phát triển từ nông nghiệp như Quận 9. Để có việc làm đáp ứng nhu cầu của người dân, Quận đã kêu gọi đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước (bảng 3.22).
Bảng 3.21. Tỷ lệ đáp ứng được nhu cầu lao động có việc làm tại địa phương
(Đơn vị tính: %)
Phường/xã 100% 70% <100% 50% <70% < 50%
Phường Hiệp Phú 0 30,3 60,3 10,4
Phường Long Bình 0 30,3 70,5 20,2
Phường Long Phước 10,2 40,5 50,3 0
Phường Long Thạnh Mỹ 0 70,5 20,2 10,3
Phường Long Trường 0 20,4 80,6 0
Phường Phú Hữu 0 70,5 30,5 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)
Theo kết quả điều tra tại các địa phương, hiện nay chính quyền các phường đã hoàn toàn xóa bỏ nhà tạm cho người dân, nhà cấp 4 còn lại với tỷ lệ nhỏ. Phần lớn nhà ở của người dân là nhà cấp 2 và cấp 3, tức là nhà làm bằng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch, mái bằng hoặc mái ngói. Nhìn chung trên địa bàn nghiên cứu, hiện tượng nhà tạm cơ bản đã được xóa bỏ, tỷ lệ nhà cấp 4 vẫn còn ở một số phường nhưng không nhiều (Bảng 3.23).
Bảng 3.22. Tỷ lệ nhà ở của hộ gia đình tại Quận 9
(Đơn vị tính: %)
Phường, xã Nhà tạm Nhà cấp 1 Nhà cấp 2 Nhà cấp 3 Nhà cấp 4
Phường Hiệp Phú 0 10,2 70,5 20,3 0 Phường Long Bình 0 10,2 50,3 30,3 10,2 Phường Long Phước 0 20,2 50,3 20,3 10,2 Phường Long Thạnh Mỹ 0 10,2 70,5 15,1 10,2 Phường Long Trường 0 30,3 40,4 30,3 0 Phường Phú Hữu 0 40,4 60,6 0 0
3.6. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa tại Quận 9