Các đặc trưng của đô thị hóa Quận 9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Các đặc trưng của đô thị hóa Quận 9

3.2.2.1. Về cơ sở hạ tầng

Các chỉ số về cơ sở hạ tầng là những đại lượng rất quan trọng nhằm đánh giá tốc độ cũng như tình hình đô thị hóa tại mỗi địa phương bất kỳ. Tìm hiểu về tình hình phát triển cơ sở hạ tầng tại vùng nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4.

Từ các số liệu trên cho thấy, qua từng năm các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao, nhất là đối với số trường học đạt chuẩn tăng từ 32 trường năm 2012 lên 43 trường năm 2016 và số phường có trạm y tế đạt chuẩn tăng từ 5 phường lên tất cả các phường trên địa bàn Quận. Điều này chứng tỏ thành phố đang ngày càng coi trọng đến chất lượng giáo dục và sức khỏe cho người dân, nâng chất lượng cuộc sống của người dân theo chiều sâu đảm bảo tiền đề để phát triển sau này. Quận 9 hàng năm cũng tập trung xây dựng mới, cải tạo đường giao thông, mương thoát bẩn cũng như nhà văn hóa phục vụ nhu cầu đi lại và hội họp của người dân (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng Quận 9 giai đoạn 2012-2016

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016

1 Số km đường nhựa,

bê tông đã thực hiện km 53,1 58,8 62,0 62,0 74,0

2 Số km mương thoát

bẩn được thực hiện km 33,9 37,1 38,8 39,2 46,2

3 Số km kênh mương

cứng được thực hiện km 16,9 18,2 17,0 17,0 16,6

4 Xây mới và sữa chữa

nhà văn hóa nhà 4,0 7,0 9,0 10,0 9,0

5 Số trường học học

đạt chuẩn quốc gia trường 32,0 32,0 35,0 40,0 43,0

6 Số xã/phường có trạm y tế

đạt chuẩn quốc gia trạm 5,0 7,0 11,0 13,0 13,0

3.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá đô thị hóa

Các chỉ tiêu đánh giá đô thị của Quận 9 được biểu thị qua bảng 3.5. Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, các chỉ tiêu về đánh giá đô thị hóa đều có sự biến đổi đáng kể. Đô thị hóa trong những năm gần đây tác động ngày càng mạnh vào địa bàn Quận 9. Tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng và đạt gần 90% vào năm 2016. Mật độ dân số đô thị tăng đều qua các năm dẫn đến tỷ lệ lao động PNN, quy mô dân số đô thị và tỷ lệ diện tích đất ĐTH lại ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động PNN tăng 8,895% trong vòng 5 năm từ 77,3% năm 2012 lên 86,1% năm 2016. Quy mô dân số đô thị tăng thêm 210590 người lên 2629314 người năm 2016, tỷ lệ diện tích đất đô thị tăng từ 0,73% năm 2012 lên 0,89% năm 2016. Tất cả các số liệu trên đều cho thấy đô thị hóa đã tác động ngày càng mạnh mẽ đến Quận 9. Quận đang phát triển đúng theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ kéo theo đó là lao động trong ngành nông nghiệp giảm và tăng trong ngành PNN. Các ngành PNN ngày càng nhiều nên việc làm cũng nhiều hơn thu hút nguồn lao động từ các địa phương khác về kiếm việc làm rồi định cư luôn làm cho quy mô dân số tăng. Diện tích đất tự nhiên không biến đổi trong khi đó diện tích xây dựng các công trình các khu thương mại ngày càng nhiều làm cho đất đô thị tăng chính vì vậy tỷ lệ diện tích đất đô thị tăng. Tuy nhiên, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết như việc làm, chỗ ở cũng như vấn đề môi trường cho người dân.

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu đánh giá đô thị hóa tại Quận 9 giai đoạn 2012-2016

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 81,8 83,1 87,9 88,3 89,9 2 Mật độ dân số đô thị (người/km2) 1847,3 2199,1 2234,3 2270,1 2306,4 3 Tỷ lệ lao động PNN (%) 77,3 79,6 82,2 84,2 86,1

4 Quy mô dân số đô thị

(người) 210590,0 250703,0 254715,0 258790,0 262931,0

5 Tốc độ đô thị hóa (%) 0,00 0,55 0,65 0,76 0,78

3.2.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do tác động của quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm xuống nên lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp giảm chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp. Các trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ cùng theo sự phát triển của các dịch vụ nghỉ duỡng, ăn uống… mọc lên thu hút nguồn lao động từ các địa phương khác đổ về làm việc. Trình độ học vấn, tay nghề trong lực lượng lao động của Quận đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh qua các năm.

Qua bảng 3.6 ta thấy cơ cấu các ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Đây là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Các ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, tiếp đến là công nghiệp xây dựng và cuối cùng là nông, lâm, thủy sản. Năm 2012, thương mại dịch vụ chiếm 47,71%, công nghiệp xây dựng chiếm 29,47%, nông, lâm, thủy sản chiếm 22,82%. Đến năm 2016 thương mại dịch vụ chiếm 52,95%, công nghiệp xây dựng chiếm 33,12%, nông, lâm, thủy sản chiếm 13,93%. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp qua từng năm bị thu hồi ngày càng nhiều để lấy đất phục vụ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ nên khiến cho tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm rõ rệt từ 22,82% năm 2012 xuống còn 13,93% năm 2016. Một nguyên nhân nữa là do giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản quá thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dụng hàng ngày của người dân nên họ không đầu tư nhiều vào nông, lâm, thủy sản mà chuyển hướng sang tìm việc làm mới. Trong khi đó tỷ trọng thương mại dịch vụ ngày càng tăng từ 47,71% năm 2012 lên 52,95% năm 2016 do được đầu tư mạnh.

Bảng 3.6. Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế tại Quận 9

giai đoạn 2012-2016

(Đơn vị tính: người)

TT Ngành kinh tế 2012 2013 2014 2015 2016

1 Nông – lâm – thủy sản 11.575 10.648 9.204 8.288 7.368 2 Công nghiệp, xây dựng 44.948 45.362 46.074 46.775 47.523 3 Thương mại, dịch vụ 54.196 55.227 56.435 57.325 58.012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)