TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DỊCHVỤ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

Ở Việt Nam, mặc dù ngành DL được hình thành và phát triển đã hơn 40 năm, song hoạt động DL chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập kỷ 90 gắn liền với chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước. Du lịch Việt Nam ngày càng tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách, vị thế của du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Những con số thống kê của ngành DL năm 2012 như sau: Năm 2012, với 6,8 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2013 số khách quốc tế đạt 6,12 triệu lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2012. Với tốc độ đó, ước tính năm 2013 Việt Nam sẽ đạt móc 7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ. Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần; tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ tiêu tổng thể đó thì mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã cán đích trước 2 năm; Có thế nói, đây là bước tăng trưởng ấn tượng ngoạn mục trong lịch sử ngành Du lịch Việt Nam.

Trên tất cả các lĩnh vực, Du lịch Việt Nam đều tăng trưởng, thể hiện ở quy mô mở rộng, tính chất đa dạng và từng bước nâng cao chất lượng:

- Kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đường không, thủy, bộ... liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lượng, thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế-xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trưởng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch không ngừng được đầu tư + Cơ sở lưu trú: Tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 9.343 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 184.831 buồng. Cùng với sự phát triển về số lượng, hệ thống khách sạn Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng; cả nước đã có 45 tỉnh, thành phố có 270 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao, gồm 29.098 buồng trong đó 25 khách sạn 5 sao với 7.167 buồng, 82 khách sạn 4 sao với 10.104 buồng, 163 khách sạn 3 sao với 16.973 buồng và 3.042 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiếu với 45.942

buồng. Việc phân bổ cơ sở lưu trú không đều ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động du lịch; số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn trong cả nước như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, chiếm trên 80% số lượng buồng khách sạn trong cả nước. Phần lớn cơ sở lưu trú du lịch đều có quy mô nhỏ, có gần 70% cơ sở lưu trú dưới 20 buồng trong đó 50% có quy mô dưới 10 buồng. Hầu hết những cơ sở này thuộc thành phần kinh tế tư nhân.Thực tế, những cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đón tiếp, phục vụ các đoàn khách lớn cũng như áp dụng công nghệ quản lý khách sạn tiên tiến hiện đại.Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đón tiếp, phục vụ các đoàn khách lớn cũng như áp dụng công nghệ quản lý khách sạn tiên tiến hiện đại. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú của nhà nước có 663 cơ sở chiếm 10,39%; liên doanh nước ngoài có 56 cơ sở chiếm 0,88; doanh nghiệp tư nhân có 2.23 cơ sở chiếm 35,07%; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 10 cơ sở chiếm 0,16%. Các cơ sở lưu trú du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác như: doanh nghiệp tập thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chiếm 53,50%. Cơ sở lưu trú liên doanh với nước ngoài và 100% vốn nước ngoài tuy nhiên số lượng ít nhưng đều có quy mô lớn và nằm ở những vị trí thuận lợi tại các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh vì có ưu thế lớn về vốn công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam. Nhìn chung, chất lượng khách sạn cao cấp (3-5 sao) của Việt Nam khá tốt so với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triễn lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ khách du lịch hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Ninh Bình... đã góp phần làm cho diện mạo ngành du lịch Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ; hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới.Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)