Đặc điểm hoạt động DVDL của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 57)

Mỗi loại hình dịch vụ khác nhau đều có nhứng đặc diểm hoạt động khác nhau về diện tích mặt bằng, giá trị tài sản cố định.. và mỗi loại hình dịch vụ khác nhau cũng có những phương thứuc hoạt động khác nhau cụ thể trong bảng 4.6 về các đặc điểm hoạt động của hộ dịch vụ du lịch:

Bng 3.8: Đặc điểm hoạt động của hộ DVDL

Chỉ tiêu ĐVT Lưu trú Ăn uống DV khác Toàn mẫu

Diện tích mặt bằng m2/hộ 585 183,5 56,5 275 Giá trị tài sản cố định Triệu đồng 1688,75 447 473,5 869,75 Số năm kinh nghiệm Năm 3,1 6,12 2,35 3,78 Tổng Số lao động Lao động 142 39 23 204 Số lao động trung bình Lao đông /hộ 7,1 61,35 1,15 3,4 Số lao động gia đình Lao động 35 27 21 83 Lao động gia đình/hộ Lao động/hộ 1,75 1,35 1,05 1,39 Số lao động thuê Lao động 107 12 2 121 Lao động thuê/hộ Lao động/hộ 5,35 0,6 0,05 2,01 Số ngày HĐ Ngày 176,65 163,45 145,75 161,95

Từ bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt lớn về đặc điểm hoạt động giữa ba nhóm dịch vụ du lịch, đặc điểm khác biệt đầu tiên là về diện tích mặt bằng. Nhóm dịch vụ lưu trú có đặc điểm nổi bật là sản phẩm của nó là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm, vì vậy cần có diện tích đất lớn để xây dựng cơ sở vật chất nhằm có thể cũng cấp được dịch vụ của mình tới khách hàng cụ thể trong nhóm dịch vụ lưu trú trung bình mỗi hộ có diện tích mặt bằng là 585 m2/hộ, trong đó có nhưng cơ sở dịch vụ lưu trú có diện tích rộng trên 1000m2 cung cấp đầy đủ các dịch vụ như ăn uống, vui chơi giải trí... cho khách tham quan du lịch , điều này cho thấy quy mô xây đựng của cá chộ dịch vụ lưu trú cao, chủ yếu tập trung vào loại hình du lịch cộng đồng Homestay, Farmstay.

Nhóm hộ dịch vụ ăn uống có diện tích mặt bằng thấp hơn, trung bình mỗi hộ có diện tích mặt bằng là 183,5 m2 chỉ bằng 1/3 lần so với nhóm dịch vu lưu trú. Dịch vụ ăn uống trên địa bàn bao gồm các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn thời vụ... phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, quy mô của các hộ làm dịch vụ phụ thuộc vào diện tích mặt bằng của hộ và có sự khác nhau giữa các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, các nhà hàng quán cà phê có diện tích lớn từ 150 -200 m2, các hộ quán ăn nhanh mùa vụ thì diện tích mặt bằng nhỏ, có hộ diện tích mặt bằng chỉ 40 m2. Nhóm hộ dịch vụ khác là nhóm có diện tích mặt bằng nhỏ nhát, đa số các hộ là kinh doanh dịch vụ vận chuyển, bến bãi thường được tận dụng các khoảnh đất trống trong gia đình, diện tích mặt bằng trung bình chỉ 56,5 m2, tập trung chủ yếu ở các hộ chụp ảnh, hộ buôn bán hàng lưu niệm và hộ vận chuyể với quy mô lớn.

Về giá trị tài sản cố định của dịch vụ du lịch, như đã phân tích ở phần tài sản và phương tiện kinh doanh của hộ thì nhóm dịch vụ lưu trú có giá trị cao nhất , trung bình giá trị tài sản cố định của hộ dịch vụ lưu trú là 1688,75 triệu/hộ, chiếm 64,72% tổng giá trị tài sản cố định của ba nhóm hộ, trong khi nhóm hộ dịch vụ ăn uống và nhóm hộ dịch vụ khác có giá trị tài sản cố định trung bình là 447 triệu/hộ và 473,58 triệu trên hộ chiếm lần lượt là 17,13% và 18,15% tổng giá trị tài sản cố định của ba nhóm.

Về số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm của ba loại hộ có sự khác biệt rõ rệt trong đó nổi bật nhất là dịch vụ ăn uống là 6,12 năm, do đặc thù loại hình ăn uống là trong những nhu cầu thiết yếu phục vụ khách du lịch từ sơ khai đến hiện đại; đối với dịch vụ lưu trú trong những năm trở lại đây với sự phát triển mạnh của du lịch khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó đã thu hút một lượng khách phương xa do đó để phục vụ lưu trú một bộ phận khách này thì hoạt động nhà nghỉ trong những năm trở lại đây bắt đầu phát triển với số năm kinh nghiệm trung bình 3,1 năm; còn dịch vụ khác do đáp ứng nhu cầu khác của khách du lịch trong những năm trở lại bắt đầu phát triển với số năm kinh nghiệm thấp nhất là 2,12 năm.

Về lao động, có sự khác biệt trong sử dụng lao động giữa các nhóm hộ dịch vụ khác nhau, nhóm hộ dịch vụ du lịch sử dụng nhiều lao động nhất với tổng số 142 lao động chiếm 69,6% tổng số lao động của ba nhóm hộ, như vậy trung bình mỗi hộ kinh doan dịch vụ lưu trú sử dụng 7,1 lao động, đây cũng là nhóm có tổng số lao động gia đình và lao động thuê ngoài cao nhất, trong 142 lao động có 35 lao động gia đình chiếm 24,65% và 107 lao động thuê chiếm 75,35% như vậy số lao động được thuê cao gấp 3 lần so vói lao động trong gia đình. Cụ thể mỗi hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú sử dụng trung bình 1,75 lao động gia đình và thuê 5,35 lao động khác.

Nhóm hộ sử dụng số lượng lao động lớn thứ hai là nhóm hộ dịch vụ ăn uống với tổng số lao động sử dụng là 39 lao động chiếm 19,11% tổng số lao động của cả ba nhóm hộ và bằng hơn 1/4 số lao động của nhóm dịch vụ lưu trú. Trong tổng số 39 lao động sử dụng có 27 lao động gia đình chiếm 69,23% và số lao động thuê là 12 lao động chiếm 30,77%. Trung bình mỗi hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống sử dụng 1,95 lao động trong đó có 1,35 lao động gia đình và 0,6 lao động thuê, như vậy nhóm hộ dịch vụ ăn uống sửa dụng lao động chủ yếu là lao động gia đình, số lao động thuê ngoài chỉ bằng 1/2 số lao động trong gia đình.

Nhóm sử dụng lao động ít nhất là nhóm hộ các dịch vụ khác, tổng số lao động được sử dụng trong nhóm này là 23 lao động chiếm 11,27% tổng số lao động của cả ba nhóm hộ, chỉ bằng 1/6 số lao động của nhóm dịch vụ lưu trú và ít hơn nhóm dịch vụ ăn uống 16 lao động. Đây là nhóm hộ dịch vụ sử dụng chủ yếu lao động gia đình hầu như không sử dụng lao động ngoài, trong tổng số 23 lao động có đến 21 lao động gia đình chiếm 91,3% và chỉ 2 lao động thuê chiếm 8,7%, 2 lao động thuê này thuộc hai hộ kinh doanh dịch vụ vận chuyển với quy mô lớn, ngoài ra các hộ khác chỉ sử dụng lao động trong gia đình, và trung bình mỗi hộ chỉ sử dụng 1,15 lao động với 1,05 lao động gia đình và 0,05 lao động ngoài. Về số ngày hoạt động , tính trong sáu tháng đầu năm 2018 nhóm hộ dịch vụ lưu trú hoạt động trung bình 176,65 ngày, hầu như các cơ sở dịch vụ lưu trú hoạt động vào tất cả các nagỳ trong năm nhất là các cơ sở dịch vụ lưu trú lớn có quy mô, uy tín lớn thì hoạt động liên tục 365 ngày/ năm. Đối với nhóm hộ dịch vụ ăn uống, trung bình mỗi hộ hoạt động 163,45 ngày trong sáu tháng đầu ănm 2018, do dịch vụ ăn uống của nhiều hộ hoạt động có tính mùa vụ, mỗi năm hoạt động trong một sô tháng nhất định dẫn đến số ngày hoạt động trung bình thấp, bên cạnh đó các hộ kinh doanh ăn uống cũng có nhiều ngày nghỉ trong năm hơn kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhóm hộ dịch vụ khác có số ngày hoạt động thấp nhất, trung bình mỗi hộ hoạt động 145,75 ngày / sáu tháng đầu năm 2018.

Tóm lại qua bảng 3.8 cho thấy có sự chênh lệch rõ rệt về các chỉ tiêu đặc điểm hoạt động của hộ giữa nhóm hộ dịch vụ lưu trú và hai nhóm hộ còn lại, nhóm dịch vụ ăn uống và nhóm dịch vụ khác cũng có sự chênh lệch nhưng không lớn. Nhìn chung hộ dịch vụ du lịch sử dụng diện tích mặt bằng lớn trung bình 275 m2 / hộ trong đó hộ

dịch vụ lưu trú có diện tích lớn nhất, nhóm dịch vụ kkác có diện tích mặt bằng thấp nhất. Về giá trị tài sản trung bình mỗi hộ dịch vụ du lịch có giá trị tài sản là 869,75 triệu/ hộ, số năm kinh nghiệm của hộ còn thấp trung bình 3,78 năm, tổng số lao động sử dụng là 204 lao động trên toàn mẫu trong đó có 83 lao động gia đình chiếm 40,67% và 121 lao động thuê chiếm 59,33% . Trung bình mỗi hộ sử dụng 3,4 lao động trong đó 1,39 lao động gia đình và 2,01 lao động thuê. Thời gian hoạt động của cả ba nhóm hộ tương đối ổn định, trong sáu tháng đầu năm 2018 trung bình các hộ hoạt động 161,95/181 ngày chiếm 89,46% tổng thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 57)