Thực trạng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 39)

Nhờ lượng du khách tham quan khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 1.000 dân khu vực Xuân Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền tham quan, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh…). Nhiều người trước đây là lâm tặc nhưng hiện đã chuyển sang bảo vệ rừng trong vườn quốc gia này. Trung tâm Văn hóa Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa phương, với mỗi thuyền bao gồm 2 người được huấn luyện các kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập khoảng 70.000 đồng mỗi ngày. Trong năm 2000, trung tâm này đã đào tạo cho những người sơn tràng địa phương để họ chuyển đổi nghề nghiệp từ phá rừng sang bảo vệ rừng và cung cấp dịch vụ du lịch.

Hiện nay, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã và đang tập trung khai thác các thế mạnh du lịch chủ yếu như du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch thăm lại chiến trường xưa. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc khai thác du lịch tại các hang động: Động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Hang Én.. các tuyến du lịch sinh thái kết hợp với tham quan hang động đang dần thu hút nhiều khách du lịch như: Tuyến du lịch Khám phá động Phong Nha chiều sâu bí ẩn 1.500m, Tuyến du lịch Sông Chày – Hang Tối, tuyến Du lịch Rào Thương – Hang Én, tuyến du lịch sinh thái

suối nước Moọc, tuyến du lịch sinh thái động Thiên Đường. Bên cạnh đó, các tuyến, điểm du lịch tâm linh, văn hoá – lịch sử, di tích cách mạng đang thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và tri ân.

Tuy nhiên, do công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%.

Việc bố trí đèn chiếu sáng trong các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, không làm nổi bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong hang động vẫn chưa bố trí hợp lý nhà vệ sinh dành cho du khách tham quan.

- Công tác bảo tồn phát triển…

Ý thức được vị thế của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nhất là vẻ đẹp hấp dẫn của động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng hơn 50km đường nhựa từ quốc lộ 1A đến bến Xuân Sơn. Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong hang động, mở đường lên động Tiên Sơn (động Phong Nha khô). Tỉnh cũng đã triển khai thêm một số dự án lớn đầu tư cho Khu du lịch Phong Nha như Công trình cáp treo; xây dựng khu dịch vụ; đầu tư đóng mới tàu để đưa khách tham quan động. Mở tuyến du lịch sinh thái lên động Tối, eo Gió, khu Nước Mọc, Xây dựng vùng rừng lâm viên. Đồng thời, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ nhân dân trong vùng tham gia các hoạt động kinh tế, dịch vụ, bảo vệ môi sinh, môi trường và phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của Phong Nha – Kẻ Bàng đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình luôn đặc biệt quan tâm và có sự chỉ đạo kịp thời. Đặc biệt, UBND tỉnh đã hợp tác với Tổ chức GTZ, Ngân hàng Phát triển Đức (KFW) và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển (DED) của Đức thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2025. Việc phê duyệt và ban hành Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo ra khuôn khổ quy hoạch phát triển du lịch toàn diện, tạo khung pháp lý cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư liên doanh, liên kết phát triển du lịch tại khu vực này.

Song song với Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngày 12/8/2011 UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã ký Quyết định số 1928/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trong đó xác định phát triển các sản phẩm du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, như: Du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch văn hoá tộc người... là các sản phẩm du lịch đặc thù và quan trọng của tỉnh.

Khi xác định vai trò quan trọng mang tầm chiến lược của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV đã định hướng: “phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các trung tâm du lịch: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Bảo Ninh,...đa dạng hoá các loại hình du lịch sinh thái – hang động...”. Điều này một lần nữa khẳng định, du lịch Quảng Bình đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy và phát triển các ngành nghề khác, tạo nhiều cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động, chia sẻ lợi ích, phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường. Tất nhiên, chìa khoá cho sự phát triển của du lịch Quảng Bình trong thời gian qua và thời gian tiếp theo chính là Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Đến năm 2015, Du lịch Quảng Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội; Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng Quảng Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách. Để đạt được các mục tiêu trên, việc tiếp tục phát triển du lịch ở khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng bao gồm phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch, các dịch vụ du lịch... là việc làm đặc biệt quan trọng.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản là tài nguyên quý báu, là lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng. Để phát triển hài hoà, bền vững, tôn trọng các giá trị tự nhiên, từ năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025; Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có Quyết định số 209/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến năm 2030. Bên cạnh đó, BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã xây dựng Kế hoạch chiến lược quản lý giai đoạn 2013 – 2020, Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2013 – 2020, Kế hoạch hành động tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ rừng và động vật hoang dã ở khu vực Phong Nha, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng bảo tồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hiện nay, Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2016 - 2025 tầm nhìn đến năm 2035; Sở Xây dựng đang tiến hành lập Quy hoạch phân khu Đô thị - du lịch Phong Nha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình đang tiến hành lập Quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là một trọng điểm về đa dạng sinh học, cần có các giải pháp quan trọng để bảo tồn và được thể hiện trong Quy hoạch.

Các tiêu chí quan trọng trong quy hoạch và phát huy gia trị di sản mà UNESCO khuyến cáo là không phá vỡ cảnh quan, bảo tồn tính toàn vẹn giá trị di sản, chia sẻ các lợi ích, duy trì các chức năng của hệ sinh thái.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 39)