Thay đổi thu nhập từ DVDL của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 61 - 63)

Phát triển du lịch là xu hướng chung của địa phương, ngành du lịch đang ngày được chú trọng và đầu tư phát triển, vì vậy dịch vụ du lịch ngày càng đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, nguồn thu từ dịch vụ du lịch có sự thay đổi qua các năm cụ thể trong bảng: Bng 3.12: Thay đổi thu nhập từ DVDL của hộ từ 2016 - 2018. ĐVT: Triệu đồng Nhóm hộ 2016 2017 Dựbáo năm 2018 Lưu trú 533,5 791,52 1161,5 Ăn uống 98,65 143,85 158,7 Dịch vụ Khác 54,45 77,25 98,6 Toàn mẫu 228,87 337,54 447,6 (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018)

Nhìn vào bảng có thể thấy thu nhập của cả ba nhóm hộ đều có sự gia tăng từ năm 2016 đến năm 2018. Nhóm hộ dịch vụ lưu có thu nhập năm 2016 là 533,5 triệu/hộ , năm 2017 là 791,52 triệu/hộ tăng 258,02 triệu so với năm 2016, thu nhập bình quân năm 2018 cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân năm 2016 điều này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về thu nhập của nhóm hộ dịch vụ lưu trú.

Nhóm hộ dịch vụ ăn uống có thu nhập bình quân năm 2018 là 158,7 triệu/hộ/ năm tăng lên 60.05 triệu/hộ so với năm 2016 và tăng lên hơn 50 triệu/hộ so với năm

2017, thu nhập từ dịch vụ ăn uống tăng nhanh qua các năm và có xu hướng tăng mạnh năm 2018.

Nhómh hộ dịch vụ khác có thu nhập năm 2016 là 54,45 triệu/ hộ/ năm đến năm 2017 tăng lên 77,25 triệu/hộ/năm tăng lên 41,87% so với năm 2016, và năm 2018 thu nhập của nhóm hộ này là 98,6 triệu/hộ cao gần gấp đôi thu nhập bình quân năm 2016 và tăng mạnh so với thu nhập bình quân năm 2017.

Như vậy, cả ba nhóm hộ đều có sự gia tăng về thu nhập bình quân, năm 2016 thu nhập bình quân tàon mẫu là 228,87 triệu/ hộ/ năm đến năm 2017 con số này là 337,54 triệu/hộ/năm tăng 47,48% so với năm 2016, năm 2018 thu nhập từ dịch vụ du lịch đạt 447,6triêu/ hộ, cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân năm 2016 và đạt và năm 2017. Nhìn chung thu nhập từ dịch vụ du lịch tăng đều qua các năm ở cả ba nhóm hộ, trong đó nhóm dịch vụ lưu trú có thu nhập cao nhất và tốc độ tăng trưởng của thu nhập mạnh nhất.

Biểu Đồ 3.1: Tình hình thu nhập từDVDL trên địa bàn giai đoạn 2016 -2018

Sự thay đổi về thu nhập từ dịch vụ không chỉ tăng lên giữa ba nhóm hộ, tổng thu nhập từ dịch vụ du lịch của các hộ nghiên cứu cũng có sự tăng lên ở cả hai xã nghiên cứu. Từ biểu đồ 3.1 có thể thấy: thu nhập từ dịch vụ du lịch của xã Hưng Trạch thấp hơn so với xã Cự Nẫm, do hoạt động dịch vụ du lịch ở xã Hưng Trạch phát triển sau, số lượng hộ tham gia thấp hơn do đó thu nhập của xã Hưng Trạch thấp hơn, năm 2018 thu nhập trung bình từ dịch vu du lịch của xã Hưng Trạch thấp hơn so với xã Cự Nẫm gần 100 triệu/hộ. Dù vậy, thu nhập từ dịch vụ du lịch ở cả hai xã đều tăng qua các năm, cụ thể ở xã Hưng Trạch năm 2016 thu nhập trung bình từ dịch vụ du lịch là 182,19 triệu/hộ/năm đã tăng lên 347,95 triệu/hộ/năm năm 2018, tương tự xã Cự Nẫm từ năm 2016 đến năm 2018 thu nhập trung bình từ dịch vụ du lịch tăng từ 358,62

triệu/hộ/năm lên 547,23 triệu/hộ/năm. Tóm lại, thu nhập từ dịch vụ du lịch cao, có xu hướng tăng mạnh qua các năm, phát triển dịch vụ du lịch đúng cách sẽ giúp phát triển mạnh kinh tế hộ cũng như nền kinh tế của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 61 - 63)