Kế hoạch phát triển DVDL của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

Một số chính sách của địa phương: Quan điểm phát triển du lịch của xã nghiên cứu là tập trung ưu tiên phát triển du lịch. Coi phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của xã từ đây đến năm 2020. Đầu tư phát triển du lịch phải hướng đến đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người dân địa phương và du khách.

Định hướng phát triển : Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của xã và xây dựng tour, tuyến du lịch :Các điểm kinh doanh Du lịch bao gồm các hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách như: Nghĩ dưỡng, điểm dừng chân cho khách, ăn uống, giải khát, cho thuê xe đạp, xe máy, chèo thuyền trên hồ, tập thể hình, tắm sông, sinh thái nông nghiệp (Chăn nuôi trâu, lợn, gà, trồng rừng, cây ăn quả, cây lương thực vvv…) ….. khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân trên địa bàn liên kết chặt chẽ với các tour để mở rộng thị trường du lịch trên địa bàn, liên hệ với các cơ quan cấp trên để tạo điều kiện cho bà con nhân dân, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, du khách muốn tìm đến với người dân và muốn trà trộn vào trong dân để họ hiểu thêm về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của người dân. Tạo điều kiện tốt nhất về các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến hoạt động du lịch, Hổ trợ 2 triệu đồng/ dự án khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Miễn 100% các loại thuế, phí trong 01 năm đầu kinh doanh tại các điểm.

- Kế hoạch phát triển DVDL của người dân :

Cùng với kế hoạch phát triển của địa phương , các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cũng có kế hoạch phát triển dịch vụ của hộ:

Bng 3.16 Kế hoạch phát triển DVDL của hộ ĐVT:% Nhóm hộ Mở rông Duy trì Khác Dịch vụ lưu trú 85 15 0 Dịch vụ ăn uống 75 20 5 Dịch vụ khác 50 35 15 Toàn mẫu 70 23,33 6,67 (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018)

Từ bảng 3.16 cho thấy, nhóm hộ dịch vụ lưu trú có 85% hộ có kế hoạch mở rộng quy mô phát triển dịch vụ, 15% hộ duy trì và không có hộ thay đổi khác, như vậy kinh doanh dịch vụ lưu trú của hộ sẽ được tiếp tục duy trì và phát triển thêm phục vụ

nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nhóm hộ dịch vụ ăn uống có tỷ lệ hộ mở rộng kinh doanh dịch vụ là khá cao 75%, trong khi đó số hộ chỉ duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại là 20% và có 5% hộ sẽ có kế hoạch khác cụ thẻ là sẽ chuyển hoạt động từ dịch vụ ăn uống sang dịch vụ du lịch khác để phù hợp với khả năng của lao động tỏng gia đình. Nhóm hộ dịch vụ khác ít có xu hường mở rộng quy mô hơn hai nhóm còn lại, tỷ lệ mở rộng ở nhóm dịch vụ này chỉ là 50%, tỷ lệ duy trì là 23,33% và tỷ lệ hộ có kế hoạch khác là 6,67%.

Như vậy, kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch của các hộ dân chủ yếu là ở rộng quy mô kinh doanh với tỷ lệ là 70% trên toàn mẫu, các hộ vừa muốn mở rộng về quy mô dịch vụ, vừa muốn mở rộng về laoị hình dịch vụ đặc biệt ở nhóm hộ dịch vụ lưu trú. Bên cạnh đó có 23,33% hộ muốn duy trì hoạt động dịch vụ như hiện tại và có 6,67% hộ có kế hoạch khác cho hoạt động dịch vụ du lịch trong đó chủ yếu là chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch khác phu hợp với điều kiện của hộ hơn hoặc chuyển nhượng hoạt động kinh doanh cho người khác.

PHN IV. KT LUN KIN NGH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)