NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 39)

2.3.1 Tình hình phát triển hoạt động ngành nghề dịch vụ tại các xã vùng đệm

vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng.

-Số hộ, số LĐ phân theo loại hình DV -Số hộ, số LĐ phân theo năm

- Các loại hình dịch vụ, tỷ trọng dịch vụ, cơ cấu lao động trong dịch vụ. - Số lượng lao động trong dịch vụ du lịch

2.3.2 Đặc điểm hoạt động dịch vụ du lịch của hộdân địa phương thực hiện

-Đặc điểm hộ

-Đặc điểm LĐ và LĐ DVDL -Đầu tư và chi phí đầu vào dịch vụ -Ý kiến về nhu cầu và đầu ra

2.3.3 Vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch

- Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh du lịch về vai trò của hoạt động dịch vụ du lịch:

+ Đóng góp cho kinh tế cộng đồng + Tạo việc làm cho gia đình và xã hội

+ Cải thiện cuộc sống tiến tới xóa đói giảm nghèo + Bảo vệ môi trường

+ Đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các vùng miền + Bảo tồn văn hóa

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chọn điểm: 2 xã vùng đệm: Hưng Trạch, Cự Nẫm là hai xã có hoạt động dịch vụ du lịch mới hình thành và phát triển.

Chọn mẫu: 60 hộ với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân loại theo công thức slovin nới N= 186.

- Là hộ có hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch.

- Hộ đại diện cho đầy đủ các loại hình dịch vụ du lịch khác nhau. Được xác định dựa vào nội dung nghiên cứu đã trình bày, gồm: + Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, chi Cục Thống kê, UBND các xã Hưng Trạch, Cự Nẫm.

+ Thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành điều tra các lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trên địa bàn : Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp PRA. Phỏng vấn và thu thập thông tin từ cán bộ chủ chốt, hỏi ý kiến chuyên gia. Phương pháp này để phân tích các thông tin định tính.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.

CHƯƠNG III : KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DVDL TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN

QUỐC GIA PHONG NHA -KẺ BÀNG.

3.1.1 Hiện trạng hoạt động DVDL ở các xã nghiên cứu

VQG Phong Nha Kẻ Bàng nằm phía tây huyện Bố Trạch, xã Hưng Trạch và xã Cự Nẫm là hai xã vùng đệm nằm phía đông VQG Phong Nha Kẻ Bàng, nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 15a đi về Đồng Hới và thị trấn Hoàn Lão:

Hình 3.1: Bản đồvườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng

Phát triển du lịch là xu hướng chung của huyện Bố Trạch nói chung và của các xã vùng đệm nói riêng, hiện nay du lịch là một trong những ngành tạo nhiều việc làm và mang lại thu nhập cao; là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, du lịch là ngành nhanh chóng tạo cơ hội giải quyết việc làm cho thanh niên và phụ nữ trẻ tham gia lực lượng lao động, đem đến cơ hội bảo vệ xã hội và bình đẳng giới. Hưng Trạch và Cự Nẫm là hai xã miền núi nằm phía đông VQG Phong Nha Kẻ Bàng, nằm dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh, là khu vực có địa hình chu yếu là đồi núi, trên địa bàn có sông Son chảy qua tạo thành những thung lũng và những gò đồi thấo có phong cảnh tự nhiên, hoang sơ thanh bình, đồng thời vị trí địa lý nằm ở gần trung tâm VQG, bãi biển Đá Nhảy và Đảo Yến, vì vậy tiềm năng du lịch của hai xã

Hưng Trạch và Cự Nẫm rất lớn, đồng thời xã cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình kinh tế này, cụ thể:

Bng 3.1: Một sốđặc điểm về dịch vụ du lịch trên địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT xã Hưng Trạch xã Cự Nẫm Diện Tích tự nhiên ha 9.512,02 3.282,18 Dân số Người 12.104 8.071 Lao động Lao động 6.967 4.755 Số hộ DVDL Hộ 86 100 Tỷ trọng ngành dịch vụ % 9,5 18,2 Tỷ trọng lao động trong DVDL % 6,45 15,14 Tỷ trọng lao động nữ trong DVDL % 57,23 52,18

(Nguồn: Báo cáo KTXH của xã tháng đầu năm 2017)

Các xã vùng đệm vườn quốc Gia Phong Nha Kẻ bàng là xã miền núi nằm về phía tây của huyện Bố Trạch địa hình rộng, đồi núi nhiều, bị chia cắt bởi Song Son và Song Bùng. Với diện tích đất tự nhiên tương đối rộng. Xã Hưng Trạch có diện tích tự nhiên là 9.512,02 ha trong đó: đất lâm nghiệp 8.217,20 ha; đất nông nghiệp 684,84 ha; đất trồng cây hàng năm 594,34 ha; đất trồng cây công nghiệp 90,50 ha; đất trồng lúa 261,5 ha; đất phi nông nghiệp 600,06 ha; thủy sản 0,28ha. Xã Cự Nẫm, hoạt động sinh kế chính của người dân ở đây vẫn là hoạt động nông nghiệp, diện tích tự nhiên là 3.282,18 ha. Những năm gần đây tỷ trọng ngành dịch vụ đang có xu hướng tăng mạnh, năm 2018 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 18,2% .

Về lao động: Đối với hai xã nghiên cứu thì nguồn nhân lực luôn luôn dồi dào, tỷ lệ thanh niên và bà con nhân dân trong độ tuổi lao động còn thiếu việc làm khá cao, hơn nữa xã nghiên cứu có vị trí địa lý nằm trong vùng đệm Phong nhà – Kẻ bàng đây là một điều rất thuận lợi. Bên cạnh đó sẽ còn gặp không ít khó khăn vì đây là một mô hình làm ăn mới nên về kinh nghiệm của bà con chưa có, cần phải học hỏi những người đi trước cho bước đầu, chính vì thế việc phát triển nguồn nhân lực chuyên môn là hướng đi lâu dài và trọng tâm, trong đó tập trung: Xây dựng chương trình, cập nhật nội dung đào tạo mới gắn với thực tiễn của địa phương để định hướng cho bà con nhân dân nâng cao kiến thức tiếng Anh, quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát về du lịch để phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung phát triển du lịch có hiệu quả.

Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ du lịch đang còn thấp, năm 2018 số lao động trong dịch vụ du lịch theo thống kê của xã Hưng trạch là 450 lao động chiếm 6,45% tổng số lao động trong toàn xã, ở xã Cự Nẫm tỷ lệ này cao hơn, có 720 lao động chiếm 15,14 % tổng số lao động trong toàn xã. Mặc dù con số chưa cao nhưng hiện nay xu hướng chuyển dịch lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ.

Tỷ lệ lao động nữ trong hoạt động DVDL cao, ở xã Hưng Trạch có 57,23% lao động là nữ và ở xã Cự Nẫm là 52,18%. So với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác khác thì tỷ lệ lao động nữ của hoạt động DVDL cao hơn hẳn và cao hơn tỷ lệ lao động nam giới, điều này cho thấy DVDL thu hút lao động nữ, công việc nhẹ nhàng, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trên địa bàn, nâng cao thu nhập , ổn định cuộc sống của lao động.

Đây là một ngành quan trọng để thúc đẩy các ngành khác của địa phương phát triển, đặc biệt là ngành nông nghiệp, ngư nghiệp vì nó góp phần tiêu thụ nông sản và thuỷ hải sản, thu hút lao động trong kỳ nông nhàn. Nhờ ngành này phát triển mà cuộc sống của người dân địa phương trong những năm gần đây đã có những thay đổi hết sức lớn lao, việc tiêu dùng và buôn bán dễ dàng hơn, bộ mặt thôn xóm khang trang đẹp đẽ hơn.

3.1.2 Các loại hình dịch vụ du lịch do người dân địa phương thực hiện

Các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn ngày càng có sự đa dạng. Hiện nay trên địa bàn có tương đối đầy đủ các loại hình dịch vụ như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, chụp ảnh lưu niệm, bán đồ lưu niệm .... tuy nhiên số lượng chủ yếu tập trung vào ba loại hình chính đó là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ vận chuyển. Trong nghiên cứu này được chia ra ba nhóm dịch vụ đó là dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyền và dịch vụ khác ( bao gồm dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ còn lại) cụ thể như bản :

Bng 3.2: Các loại hình DVDL và lao động trong DVDL Loại DVDL ĐVT xã Hưng Trạch xã Cự Nẫm Dịch vụ lưu trú hộ 18 15 Dịch vụ nhà nghĩ Lao động 132 105 Dịch vụ ăn uống hộ 28 35 Lao động nhà hàng Lao động 84 72 Dịch vụ khác hộ 40 50

Lao động dịch vụ khác LĐ 85 75

(Nguồn: Báo cáo KTXH của xã năm 2017)

Từ bảng có thể thấy, dịch vụ lưu trú có số hộ tham gia ít, tuy nhiên đây lại là loại hình dịch vụ có vai trò quan trọng hành đầu trong sự phát triển dịch vụ du lịch chung của địa phương. Trong dịch vụ lưu trú có thể chia ra hai loại hình nhỏ một là dạng khách sạn (hotell), nhà nghỉ thông thường, hai là dạng homestay (du lịch cộng đồng). Trên địa bàn nghiên cứu có tổng cộng 23 hộ hoạt động dịch vụ lưu trú, xã Hưng Trạch có 18 hộ trong đó có 8 nhà nghỉ, khách sạn thường và 10 homestay, ở Cự Nẫm có 15 hộ hoạt động dịch vụ lưu trú với 7 nhà nghỉ và 8 homestay. Homestay đang là loại hình lưu trú được ưa chuộng và có xu hướng phát triển mạnh, trong loại hình dịch vụ này bao gồm cả nhiều dịch vụ du lịch khác như ăn uống, hướng dẫn du lịch...trên địa bàn có hai cơ sở nổi trội là Lake House ở Hưng Trạch và Phong Nha Farmstay ở Cự Nẫm, đây là 2 cơ sở được hình thành sớm nhất trên địa bàn huyện, từ sự phát triển của hai mô hình này đã đẩy mạnh sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, hiện nay du lịch cộng đồng không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực để thu hút khách đến với các vùng nông thôn, mà còn tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, đây cũng là một hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân, gắn sản xuất với du lịch, dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Loại hình dịch vụ du lịch thứ 2 là dịch vụ ăn uống. Đây là dịch vụ không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách, do đó dịch vụ này có nhiều hộ tham gia hơn so với các dịch vụ khác, có 28 hộ cung cấp dịch vụ ăn uống chiếm 32,5% số hộ dịch vụ du lịch tại Hưng Trạch, con số này ở xã Cự Nẫm là 35% với 35 hộ. Số lượng hộ làm dịch vụ ăn uống cao hơn so với dịch vụ lưu trú nhưng số lao dộng hoạt động trong loại hình dịch vụ này lại thấp hơn, ở Hưng Trạch có 84 lao động làm việc ở các nhà hàng chiếm 28% số lao động dịch vụ du lịch trên địa bàn. Xã Cự Nẫm có 35 hộ dịch vụ ăn uống cao hơn ở xã Hưng Trạch 7 hộ, tuy nhiên lao động trong loại hình dịch vụ này ở Cự Nẫm chỉ có 72 lao động.

Ngoài dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống ra trên địa bàn nghiên cứu còn một số loại hình dịch vụ khác gồm: vận chuyển, cho thuê xe máy, xe đạp, hướng dẫn viên du lịch, bán đồ lưu niệm,... tuy nhiên đây đa số là loại hình dịch vụ mới trên địa bàn, chưa có nhiều hộ tham gia, từ bảng cho thấy có 40 hộ dịch vụ khác trên địa bàn xã Hưng Trạch và 50 hộ trên địa bàn xã Cự Nẫm, tỷ lệ hộ hoạt động dịch vụ khác trên địa bàn xã Hưng Trạch và Cự Nẫm lần lượt là 46,5% và 50%, trong đó loại hình dịch vụ chủ yếu vẫn là dịch vụ vận chuyển. Lực lượng lao động địa phương tham gia vào loại hình dịch vụ này xấp xỉ với lực lượng lao động trong dịch vụ ăn uống, cụ thể ở xã Hưng

Trạch có 85 lao động và ở xã Cự Nẫm có 75 lao động hoạt động trong các dịch vụ du lịch khác.

Hoạt động sinh kế này thu hút phần lớn là lao động nữ, họ được xem là nhân lực quan trọng trong lĩnh vực này. Với những kỳ nghỉ hè, các em học sinh cũng có thể tham gia để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Đây là một ngành mũi nhọn của địa phương tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển vị thế địa phương cần có kế hoạch để khai thác và phát triển ngành một cách có khoa học và hiệu qủa hơn nữa.

3.1.3 Tình hình phát triển dịch vụ du lịch tại các xã nghiên cứu

DVDL mặc dù không phải hoạt động sinh kế mới, nó đã xuất hiện trên địa bàn các xã vùng đệm vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng từ những năm 2012 tuy nhiên phải đến những năm gần đây hoạt động sinh kế này mới thực sự phát triển và lan rộng trên địa bàn. Năm 2012 chỉ mới xuất hiện một đến hai hộ hoạt động với lĩnh vực dịch vụ du lịch, và loại hình dịch vụ còn chưa đa dạng tuy nhiên trong ba năm trở lại đây từ năm 2016 đến nay số hộ đã tăng lên khá nhanh chóng.

Bng 3.3: Tình hình biến động doanh thu du lịch trong thời gian năm 2016-2018

2016 2017 6 tháng đầu năm 2018 Tỷđồng CC(%) Tỷđồng CC(%) Tỷđồng CC(%) Hưng Trạch 58,56 49,12 60,25 47,82 38,23 43,72 Cự Nẫm 60,67 50,88 65,72 52,18 49,21 56,28 Tổng cộng 119,23 100 125,97 100 87,44 100

(Nguồn: Phòng VHTT huyện Bố Trạch năm 2018)

Doanh thu du lịch trên địa bàn nghiên cứu có sự tăng trưởng khá đều qua các năm. Ở xã Hưng Trạch, doanh thu du lịch năm 2016 đạt 58,56 tỷ đồng năm đến năm 2017 tăng lên 1,69 tỷ đồng so với năm 2016, 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu du lịch đạt 43,72 tỷ đồng . Ở xã Cự Nẫm doanh thu du lịch năm 2017 là 65,72 tỷ đồng tăng 5,05 tỷ đồng so với năm 2016, doanh thu sáu tháng đầu ănm 2018 đạt 49,21 tỷ đồng, ước tính năm 2018 doanh thu 2018 sẽ tăng mạnh so với hai năm trước.

Như vậy, doanh thu dịch vụ du lịch của xã Cự Nẫm cao hơn xã Hưng Trạch, tuy nhiên mức chênh lệch không cao, nhìn chung doanh thu du lịch trên địa bàn nghiên cứu có sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2017, tổng doanh thu hai xã năm 2017 là 125,97 tỷ đồng tăng 6,74 tỷ so với năm 2016. 6 tháng đầu năm 2018 mặc dù chưa bước vào mùa cao điểm du lịch trên địa bàn nhưng doanh thu du lịch đã đạt 87,44 tỷ đồng cao gần bằng doanh thu cả năm 2016, ở khu vực Phong Nha du lịch phát

triển mạnh nhất vào các tháng hè nắng nóng vì vậy doanh thu năm 2018 sẽ tiếp tục tăng mạnh so với hai năm trước. Du lịch đang được quan tâm phát triển để trở thành một hoạt động sinh kế bền vững cho người dân, đưa nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Bng 3.4: Tình hình hộDVDL qua các năm tại các xã nghiên cứu

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Hưng Trạch Lưu trú 10 10 18 Ăn uống 20 22 28 Dịch vụ khác 25 30 40 Tổng 55 62 86 Cự Nẫm Lưu trú 7 10 15 Ăn uống 30 30 35 Dịch vụ khác 25 40 50 Tổng 62 80 100

(Nguồn: Báo cáo thực hiện du lịch xã 6 tháng đầu năm 2018 )

Từ năm 2016 đến năm 2018 số hộ hoạt động dịch vụ du lịch tăng lên 38 hộ từ 62 hộ lên 100 hộ ở xã Cự Nẫm và tăng 11 hộ từ 55 lên 86 hộ ở xã Hưng Trạch.

Điều này cho thấy sự tham gia của người dân dân địa phương vào các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch ngày càng cao, đặc biệt ở xã Cự Nẫm. Mặc dù xã Hưng Trạch có vị trí gần với khu du lịch Vường Quốc Gia hơn, tuy nhiên việc phát triển số lượng hộ hoạt động dịch vụ du lịch ở đây chậm hơn so với xã Cự Nẫm.

Về dịch vụlưu trú: loại hình dịch vụ lưu trú xã Hưng Trạch có sự thay đổi khá mạnh, trong năm 2018 có 18 cơ sở lưu trú trên địa bàn trong khi đó năm 2016 và 2017 chỉ có 10 cơ sở, số lượng cơ sở tăng lên gần gấp đôi trong năm 2018. Lưu trú là loai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 39)