VQG Phong Nha Kẻ Bàng nằm phía tây huyện Bố Trạch, xã Hưng Trạch và xã Cự Nẫm là hai xã vùng đệm nằm phía đông VQG Phong Nha Kẻ Bàng, nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 15a đi về Đồng Hới và thị trấn Hoàn Lão:
Hình 3.1: Bản đồvườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng
Phát triển du lịch là xu hướng chung của huyện Bố Trạch nói chung và của các xã vùng đệm nói riêng, hiện nay du lịch là một trong những ngành tạo nhiều việc làm và mang lại thu nhập cao; là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, du lịch là ngành nhanh chóng tạo cơ hội giải quyết việc làm cho thanh niên và phụ nữ trẻ tham gia lực lượng lao động, đem đến cơ hội bảo vệ xã hội và bình đẳng giới. Hưng Trạch và Cự Nẫm là hai xã miền núi nằm phía đông VQG Phong Nha Kẻ Bàng, nằm dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh, là khu vực có địa hình chu yếu là đồi núi, trên địa bàn có sông Son chảy qua tạo thành những thung lũng và những gò đồi thấo có phong cảnh tự nhiên, hoang sơ thanh bình, đồng thời vị trí địa lý nằm ở gần trung tâm VQG, bãi biển Đá Nhảy và Đảo Yến, vì vậy tiềm năng du lịch của hai xã
Hưng Trạch và Cự Nẫm rất lớn, đồng thời xã cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình kinh tế này, cụ thể:
Bảng 3.1: Một sốđặc điểm về dịch vụ du lịch trên địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT xã Hưng Trạch xã Cự Nẫm Diện Tích tự nhiên ha 9.512,02 3.282,18 Dân số Người 12.104 8.071 Lao động Lao động 6.967 4.755 Số hộ DVDL Hộ 86 100 Tỷ trọng ngành dịch vụ % 9,5 18,2 Tỷ trọng lao động trong DVDL % 6,45 15,14 Tỷ trọng lao động nữ trong DVDL % 57,23 52,18
(Nguồn: Báo cáo KTXH của xã tháng đầu năm 2017)
Các xã vùng đệm vườn quốc Gia Phong Nha Kẻ bàng là xã miền núi nằm về phía tây của huyện Bố Trạch địa hình rộng, đồi núi nhiều, bị chia cắt bởi Song Son và Song Bùng. Với diện tích đất tự nhiên tương đối rộng. Xã Hưng Trạch có diện tích tự nhiên là 9.512,02 ha trong đó: đất lâm nghiệp 8.217,20 ha; đất nông nghiệp 684,84 ha; đất trồng cây hàng năm 594,34 ha; đất trồng cây công nghiệp 90,50 ha; đất trồng lúa 261,5 ha; đất phi nông nghiệp 600,06 ha; thủy sản 0,28ha. Xã Cự Nẫm, hoạt động sinh kế chính của người dân ở đây vẫn là hoạt động nông nghiệp, diện tích tự nhiên là 3.282,18 ha. Những năm gần đây tỷ trọng ngành dịch vụ đang có xu hướng tăng mạnh, năm 2018 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 18,2% .
Về lao động: Đối với hai xã nghiên cứu thì nguồn nhân lực luôn luôn dồi dào, tỷ lệ thanh niên và bà con nhân dân trong độ tuổi lao động còn thiếu việc làm khá cao, hơn nữa xã nghiên cứu có vị trí địa lý nằm trong vùng đệm Phong nhà – Kẻ bàng đây là một điều rất thuận lợi. Bên cạnh đó sẽ còn gặp không ít khó khăn vì đây là một mô hình làm ăn mới nên về kinh nghiệm của bà con chưa có, cần phải học hỏi những người đi trước cho bước đầu, chính vì thế việc phát triển nguồn nhân lực chuyên môn là hướng đi lâu dài và trọng tâm, trong đó tập trung: Xây dựng chương trình, cập nhật nội dung đào tạo mới gắn với thực tiễn của địa phương để định hướng cho bà con nhân dân nâng cao kiến thức tiếng Anh, quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát về du lịch để phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung phát triển du lịch có hiệu quả.
Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ du lịch đang còn thấp, năm 2018 số lao động trong dịch vụ du lịch theo thống kê của xã Hưng trạch là 450 lao động chiếm 6,45% tổng số lao động trong toàn xã, ở xã Cự Nẫm tỷ lệ này cao hơn, có 720 lao động chiếm 15,14 % tổng số lao động trong toàn xã. Mặc dù con số chưa cao nhưng hiện nay xu hướng chuyển dịch lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ.
Tỷ lệ lao động nữ trong hoạt động DVDL cao, ở xã Hưng Trạch có 57,23% lao động là nữ và ở xã Cự Nẫm là 52,18%. So với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác khác thì tỷ lệ lao động nữ của hoạt động DVDL cao hơn hẳn và cao hơn tỷ lệ lao động nam giới, điều này cho thấy DVDL thu hút lao động nữ, công việc nhẹ nhàng, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trên địa bàn, nâng cao thu nhập , ổn định cuộc sống của lao động.
Đây là một ngành quan trọng để thúc đẩy các ngành khác của địa phương phát triển, đặc biệt là ngành nông nghiệp, ngư nghiệp vì nó góp phần tiêu thụ nông sản và thuỷ hải sản, thu hút lao động trong kỳ nông nhàn. Nhờ ngành này phát triển mà cuộc sống của người dân địa phương trong những năm gần đây đã có những thay đổi hết sức lớn lao, việc tiêu dùng và buôn bán dễ dàng hơn, bộ mặt thôn xóm khang trang đẹp đẽ hơn.