ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỘDỊCH VỤ DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 49)

3.2.1 Đặc điểm nhân khẩu và lao động hộ DVDL

Xã Hưng Trạch và Xã Cự Nẫm là hai có diện tích tự nhiên lớn và dân số đông, các diều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển, ở đây có lực lượng lao động dồi dào để đáp ứng cho cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Các đặc điểm chung của hộ được thể hiện cụ thể trong bảng :

Bng 3.6: Đặc điểm chung về nhân khẩu và lao động của hộ DVDL

Chỉ tiêu ĐVT Lưu trú Ăn uống DV khác Toàn mẫu

Tuổi chủ hộ Tuổi 45,7 43,35 44 44,35

Nhân khẩu Khẩu 4,4 4,3 4,05 4,25

Tổng lao động LĐ 57 48 54 159

Lao động trung bình LĐ/hộ 2,85 2,4 2,7 2,65

Lao động nữ LĐ 26 23 27 76

Văn hóa Lao động Lớp 11,24 11 11 11

Lao động có đào tạo nghề LĐ 22 17 31 70

Lao động DVDL LĐ 36 27 22 85

Lao động có đào tạo

nghề DVDL LĐ 10 6 17 33

(Nguồn: Phỏng vấn hộnăm 2018)

Về tuổi của chủ hộ: cả ba nhóm hộ dịch vụ chủ hộ đều có độ tuổi ngang nhau và tương đối trẻ, trung bình chủ hộ 44,35 tuổi, trong đó nhóm có tuổi chủ hộ thấp nhất là nhóm dịch vụ khác với tuổi chủ hộ trung bình là 44 tuổi và nhóm có tuổi chủ hộ cao nhất là nhóm dịch vụ lưu trú 45,7 tuổi. Hầu hết các hộ dịch vụ du lịch đều mới khởi nghiệp và bắt đầu từ độ tuổi khá trẻ.

Về nhân khấu: Trung bình hộ có 4,25 nhân khẩu và không có sự khác biệt lớn về nhân khẩu giữa các nhóm hộ hoạt động dịch vụ du lịch khác nhau cụ thể từ bảng có thể thấy số khẩu trung bình của các nhóm hộ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác lần lượt là 4,4 khẩu, 4,3 khẩu và 4,05 khẩu. Như vậy trung bình mỗi hộ có trên 4 nhân khẩu trong đó có trung bình là 2,65 lao động, tỉ lệ lao động là tương đối cao, tuy tỉ lệ phụ thuộc trung bình

Tỷ lệ lao động nữ trong các hộ tương đương với tỷ lệ lao động nam, trong tổng số 159 lao động của 60 hộ mẫu có 76 lao động nữ chiếm 47,7% tổng số lao động, trong đó số lao động nữ trong các nhóm hộ dao động từ 23 đến 27 lao động chiếm tỷ lệ trên 40% trong cả 3 nhóm hộ dịch vụ du lịch.

Trình độ văn hóa của lao động rất cao, trung bình lao động đã học hết lớp 11. Tỷ lệ lao động đã được đào tạo nghề ( Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học, Trên Đại học) là 53,4% với 70 lao động đã qua đào tạo. Trình độ văn hóa cao, người dân có nhận thức

tốt, biết thay đổi, chịu đầu tư, nắm bắt được xu thế phát triển. Nên đây là những hộ đi đầu trong mạnh dạn đầu tư để phát triển nghành du lịch của địa phương.

Về lao động, nhóm dịch vụ lưu trú là nhóm có số lượng lao động trong dịch vụ du lịch cao nhất với 36 lao động chiếm 42,3% tổng số lao động dịch vụ du lịch trên toàn mẫu, mỗi hộ làm dịch vụ lưu trú thường sử dụng nhiều lao động, có những cơ sở sử dụng hơn 30 lao động. Nhóm dịch vụ khác có số lượng lao động thấp nhất vì đây thường là các dịch vụ sử dụng ít lao động, trung bình mỗi cơ sở chỉ sử dụng 1- 3 lao động ngoài. Mặc dù sử dụng số lượng lao động thấp tuy nhiên nhóm dịch vụ khác là nhóm có số lượng lao động đã được đào tạo chuyên môn về dịch vụ du lịch cao nhất với 17 lao động trên 22 lao động chiếm 77,3%, trong khi đó nhóm dịch vụ ăn uống có 6 lao động trên 27 lao động đã qua đào tạo dịch vụ du lịch chỉ chiếm 22,2%, và nhóm dịch vụ lưu trú có 10 lao động đã qua đào tạo trên 36 lao động chiếm 27,7%. Như vậy, nhóm dịch vụ lưu trú có số lượng lao động đông nhưng chủ yếu là lao động thuê chưa qua đào tạo, nhóm dịch vụ khác tuy số lượng lao động ít nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lại lượng lao động qua đào tạo thấp nhất với 6 lao động chỉ chiếm 21,2% số lao động đã qua đào tạo của cả ba nhóm.

3.2.2 Tài sản và phương tiện sản xuất kinh doanh của hộ DVDL

Tài sản và phương tiện sản xuất kinh doanh của hộ dịch vụ du lịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự hình tahnfh và phát triển dịch vụ của hộ. Các hộ dịch vụ có sự khác nhau về tài sản và tùy từng loại hình dịch vụ du lịch khác nhau để có những phương tiện sản xuất kinh doanh khác nhau, cụ thể:

Bng 3.7: Giá trị tài sản và phương tiện sản xuất kinh doanh của hộ DVDL

Chỉ tiêu ĐVT Lưu trú Ăn uống DV khác Toàn mẫu

Nhà ở Triệu đồng 740 628,4 553,4 640,6 PT sinh hoạt Triệu đồng 346,55 219,65 229,25 265,15 Tổng giá trị DVDL Triệu đồng 3167,75 367,5 447,25 1327,5 Phương tiện SXKD khác Triệu đồng 40,8 135,7 177 117,83 Diện tích đất nông lầm thủy sản khác Ha 0,65 1,33 1,72 1,23 (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018)

Trên địa bàn nghiên cứu, 100% hộ dịch vụ du lịch đều đã có nhà ở được xây dựng kiên cố, với những giá trị khác nhau nhưng nhìn chung nhà ở là yếu tố được

người dân đặc biệt chú trọng, với phương châm “ an cư lạc nghiệp” chung của người dân miền Trung. Nhà ở của các hộ dịch vụ du lịch tính trung bình có giá trị 640,6 triệu một nhà ở, ở khu vực thường xảy ra thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt vì vậy người dân trong khu vực ngiên cứu chú trọng việc xây nhà kiên cố, giá trị nhà ở của các nhóm hộ có sự chênh lệch tuy nhiên giá trị chênh lệch không qua lớn.

Về phương tiện sinh hoạt, khác với nhà ở các hộ với điều kiện khác nhau có giá trị phương tiện sinh hoạt khác nhau. Tính trung bình thì ở cả ba nhóm hộ dịch vụ khác nhau giá trị phương tiện sinh hoạt có sự chênh lệch, cụ thể nhóm hộ dịch vụ lưu trú có giá trị phương tiện sinh hoạt cao hơn so với hai nhóm hộ dịch vụ còn lại, giá trị phương tiện sinh hoạt của nhóm hộ dich vụ lưu trú trung bình là 346,55 triệu/ hộ trong khi ở nhóm hộ dịch vụ ăn uống là 219,65 triệu/hộ và 229,25 triệu/hộ, con số tương đối lớn thể hiện điều kiện về mặt kinh tế của các hộ là khá cao và có sự chênh lệch không đáng kể giưã nhóm hộ dịch vụ ăn uống và nhóm dịch vụ khác. Tuy nhiên xét về khoảng cách giữa các hộ thì có sự chênh lệch rất lớn, trong số các hộ dịch vụ du lịch có những hộ có giá trị phương tiện sinh hoạt thấp, hộ thấp nhất chỉ 50 triệu .

Về phương tiện sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ có giá trị khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ khác nhau, trong dịch vụ du lịch có sự đa dạng về các loại hình và mỗi loaị hình lại có những loại phương tiện sản xuất kinh doanh khác nhau, ví dụ: đối với dịch vụ lưu trú thì phương tiện sản xuất kinh doanh bao gồm cả nhà nghỉ và cả các thiết bị bên trong phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống bao gồm nhà hàng, cơ sở vật chất, dịch vụ vận chuyển là xe,....cụ thể trong bảng cho thấy dịch vụ lưu trú có giá trị phương tiện sản xuất kinh doanh cao tới 3167,75 triệu đồng cao hơn gần gấp 10 lần so với hai loại hình dịch vụ còn lại. Khi phát triển dịch vụ du lịch các hộ đã không ngần ngại vay vốn để đầu tư mua sắm xây dựng các phương tiện sản xuất, hàng năm vẫn không ngừng nâng cấp, phát triển lên nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu cho du khách, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh; không ngừng nâng cao trình độ phục vụ của nhân viên, các trang thiết bị để làm hài lòng du khách. Qua hoạt động kinh doanh nhà nghỉ cho chúng ta có một cách nhìn về việc đầu tư các các phương tiện kinh doanh như điều hòa, tivi, vòi hoa sen, tủ lạnh, bình nóng lạnh... là khá căn bản và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ tốt cho khách du lịch.

Nhóm dịch vụ ăn uống có giá trị phương tiện sản xuất kinh doanh trung bình là 367,5 triệu/hộ, và con số này là 447,25 triệu/hộ đối với nhóm dịch vụ khác. Điều này cho thấy dịch vụ lưu trú là loại hình dịch vụ cần có sự đầu tư lớn từ ban đầu, phương tiện sản xuất của loại hình dịch vụ này có giá trị cao đòi hỏi người kinh doanh có nguồn vốn lớn, đồng thời cũng cho thấy sự đầu tư của người dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ lưu trú là rất lớn. Bên cạnh đó hai nhóm dịch vụ còn lại có phương tiện sản xuất kinh doanh có giá trị trên 360 triệu/hộ cũng là một con số lớn, như vậy đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch cần có nguồn vốn đầu vào tương đối lớn.

Dịch vụ du lịch không phải là hoạt dộng sinh kế duy nhất của hộ, nguồn thu nhập của hộ còn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, .cả ba nhóm hộ dịch vụ đều có các phương tiện sản xuất kinh doanh khác và với các giá trị trung bính khác nhau. Ở nhóm hộ dịch vụ lưu trú, đây là nhóm có giá trị phương tiện sản xuất kinh doanh khác thấp nhất chỉ với trung bình 40, 8 triệu/hộ thấp hơn giá trị phương tiện dịch vụ du lịch đến 77 lần . Hầu hết các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú đều tập trung chủ yếu vào hoạt động này, đây là nguồn thu chính của họ, kinh phí đầu tư cho hoạt động dịch vụ lưu trú như đã nói ở trên là rất lớn, vì vậy các hộ thường tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển dịch vụ lưu trú, đặc biệt đối với loại hình lưu trú Homestay, không những đầu tư nguồn vốn lớn mà loại hình dịch vụ này còn sử dụng hầu hết lao động trong gia đình vì vậy các lao động sản xuất kinh doanh khác dần được chuyển đổi qua hoạt động trong kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Khác với nhóm hộ dịch vụ lưu trú, nhóm hộ dịch vụ ăn uống và các dịch khác có giá trị phương tiện sản xuất kinh doanh khác cao hơn, với nhóm hộ dịch vụ ăn uống thì giá trị các phương tiện sản cuất kinh doanh khác trung bình là 135,7 triệu/hộ thấp hơn giá trị phương tiện dịch vụ du lịch 2,7 lần, nhóm dịch vụ khác có giá trị phương tiện sản xuất khác trung bình là 177 triệu đồng/ hộ thấp hơ giá trị phương tiện dịch vụ du lịch 2,5 lần. Trong hai nhóm dịch vụ này, mỗi hộ dịch vụ sử dụng ít lao động gia đình chỉ từ 1-2 lao động, những lao động khác tham gia vào các hoạt động sinh kế khác làm đa dạng nguồn thu nhập của hộ.

Ngoài hoạt động dịch vụ du lịch thì đa số lao động hoạt động sản xuấn nông nghiệp, hầu hết các hộ đều có diện tích đất nông nghiệp để sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp có sự khác nhau giữ ba nhóm hộ dịch vụ khác nhau, nhóm dịch vụ lưu trú có diện tích đất nôgn nghiệp thấp, trung bình chỉ 0.65 ha/ hộ, đa số là các diện tích trồng cây lâu năm, cây công nghiệp dài ngày ít cần sự chăm sóc, trong nhóm này có những hộ diện tích đất nông nghiệp hoàn toàn không có, đất đai chỉ tập trung cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Diện tích đất nông nghiệp của nhóm dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác lớn hơn, theo bảng 4.5 nhóm hộ dịch vụ ăn uống trung bình có 1,33 ha/hộ nhiều hơn diện tích đất nông nghiệp trung bình của nhóm hộ dịch vụ lưu trú 0,68 ha, diện tích đất nông nghiệp trung bình của nhóm hộ dịch vụ khác là 1,72 ha/ hộ cao nhất trong ba nhóm hộ và cao hơn diện tích đất nông nhgiệp trung bình của nhóm hộ dịch vụ lưu trú là 1,07 ha cao gấp 2,6 lần.

Như vậy, các nhóm hộ dịch vụ du lịch khác nhau có sự khác về giá trị tài sản cơ sở vật chất của hộ tuy nhiên nhìn chung cả ba nhóm hộ đều có các đặc điểm chung: có nhà ở kiên cố với giá trị cao trung bình toàn mẫu nhà ở của hộ có giá trị 640,6 triệu đồng/nhà; giá trị phương tiện sinh hoạt cao trung bình tổng giá trị phương tiện sinh hoạt của hộ là 265,15 triệu đồng/hộ. Phương tiện hoạt động dịch vụ du lịch của hộ có giá trị cao, tổng giá trị trung bình phương tiện dịch vụ du lịch là 1327,5 triệu đồng/hộ,

trong đó nhóm hộ cao nhất là nhóm hộ dịch vụ lưu trú với tổng giá trị trung bình phương tiện dịch vụ du lịch là 3167,75 triệu đồng/ hộ cao gấp hơn 7 lần so với giá trị phương tiện dịch vụ du lịch vủa hai nhóm dịch vụ còn lại; ngoài ra các hộ còn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác với tổng giá trị phương tiện sản xuất kinh doanh khác trung bình toàn mẫu là 117,83 triệu đồng/hộ, trong đó nhóm hộ dịch vụ lưu trú có giá trị trung bình phương tiện sản xuất kin doanh khác thấp nhất với 48,8 triệu đồng/hộ bằng 0,3 lần so với hai nhóm hộ dịch vụ còn lại; diện tích đất sản xuất nông nghiệp trung bình toàn mẫu là 1,23 ha/ hộ, trong đó nhóm hộ dịch vụ lưu trú có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất.

3.3 HOẠT ĐỘNG DVDL CỦA HỘ DÂN

3.3.1 Đặc điểm hoạt động DVDL của hộ

Mỗi loại hình dịch vụ khác nhau đều có nhứng đặc diểm hoạt động khác nhau về diện tích mặt bằng, giá trị tài sản cố định.. và mỗi loại hình dịch vụ khác nhau cũng có những phương thứuc hoạt động khác nhau cụ thể trong bảng 4.6 về các đặc điểm hoạt động của hộ dịch vụ du lịch:

Bng 3.8: Đặc điểm hoạt động của hộ DVDL

Chỉ tiêu ĐVT Lưu trú Ăn uống DV khác Toàn mẫu

Diện tích mặt bằng m2/hộ 585 183,5 56,5 275 Giá trị tài sản cố định Triệu đồng 1688,75 447 473,5 869,75 Số năm kinh nghiệm Năm 3,1 6,12 2,35 3,78 Tổng Số lao động Lao động 142 39 23 204 Số lao động trung bình Lao đông /hộ 7,1 61,35 1,15 3,4 Số lao động gia đình Lao động 35 27 21 83 Lao động gia đình/hộ Lao động/hộ 1,75 1,35 1,05 1,39 Số lao động thuê Lao động 107 12 2 121 Lao động thuê/hộ Lao động/hộ 5,35 0,6 0,05 2,01 Số ngày HĐ Ngày 176,65 163,45 145,75 161,95

Từ bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt lớn về đặc điểm hoạt động giữa ba nhóm dịch vụ du lịch, đặc điểm khác biệt đầu tiên là về diện tích mặt bằng. Nhóm dịch vụ lưu trú có đặc điểm nổi bật là sản phẩm của nó là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm, vì vậy cần có diện tích đất lớn để xây dựng cơ sở vật chất nhằm có thể cũng cấp được dịch vụ của mình tới khách hàng cụ thể trong nhóm dịch vụ lưu trú trung bình mỗi hộ có diện tích mặt bằng là 585 m2/hộ, trong đó có nhưng cơ sở dịch vụ lưu trú có diện tích rộng trên 1000m2 cung cấp đầy đủ các dịch vụ như ăn uống, vui chơi giải trí... cho khách tham quan du lịch , điều này cho thấy quy mô xây đựng của cá chộ dịch vụ lưu trú cao, chủ yếu tập trung vào loại hình du lịch cộng đồng Homestay, Farmstay.

Nhóm hộ dịch vụ ăn uống có diện tích mặt bằng thấp hơn, trung bình mỗi hộ có diện tích mặt bằng là 183,5 m2 chỉ bằng 1/3 lần so với nhóm dịch vu lưu trú. Dịch vụ ăn uống trên địa bàn bao gồm các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn thời vụ... phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, quy mô của các hộ làm dịch vụ phụ thuộc vào diện tích mặt bằng của hộ và có sự khác nhau giữa các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, các nhà hàng quán cà phê có diện tích lớn từ 150 -200 m2, các hộ quán ăn nhanh mùa vụ thì diện tích mặt bằng nhỏ, có hộ diện tích mặt bằng chỉ 40 m2. Nhóm hộ dịch vụ khác là nhóm có diện tích mặt bằng nhỏ nhát, đa số các hộ là kinh doanh dịch vụ vận chuyển, bến bãi thường được tận dụng các khoảnh đất trống trong gia đình, diện tích mặt bằng trung bình chỉ 56,5 m2, tập trung chủ yếu ở các hộ chụp ảnh, hộ buôn bán hàng lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 49)